Thursday, April 8, 2010

SẼ ĐIỀU TRA KHOA HỌC Ở TRƯỜNG SA và HOÀNG SA

Điều tra khoa học ở Trường Sa và Hoàng Sa

08/04/2010 - 12:58 AM

http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.phapluattp.vn/Dieu-tra-khoa-hoc-o-Truong-Sa-va-Hoang-Sa/4098318.epi

Sẽ hợp tác với các nước có thế mạnh cả về khoa học lẫn quan hệ quốc tế như Nga, Nhật, Mỹ…

“Thông qua các hoạt động hợp tác về khoa học công nghệ ở những vùng biển có tranh chấp để tạo cơ sở khoa học cho việc đấu tranh khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển. Đặc biệt là đối với vùng thềm lục địa và hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đó là nội dung đáng chú ý trong dự thảo đề án Hợp tác quốc tế trong điều tra khảo sát khoa học trên thềm lục địa và hai khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì soạn thảo.

Theo đó, vùng quần đảo Trường Sa là vùng biển nhạy cảm, hiện đang có tranh chấp. Vùng biển này sẽ có sự hợp tác đa phương, song phương với các nước xung quanh biển Đông, cùng với các nước có thế mạnh cả về khoa học lẫn quan hệ quốc tế như Nga, Nhật, Mỹ…

Với vùng quần đảo Hoàng Sa, vùng biển này có rất ít số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường. Đây cũng là nơi đang có tranh chấp và là vùng biển đặc biệt nhạy cảm. Vùng này khó có thể tiến hành điều tra, khảo sát hiện trường. Vì vậy, tại đây có thể tiến hành hợp tác dưới hình thức thu thập thông tin tư liệu ở trong nước, nước ngoài và sử dụng công nghệ viễn thám.

Dự kiến Việt Nam sẽ hợp tác áp dụng công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc… để tìm kiếm, đánh giá triển vọng khoáng sản ở đáy biển và khoan thăm dò ở những vị trí có triển vọng trong vùng thềm lục địa đối với những khoáng sản có giá trị kinh tế cao như dầu khí…

Được biết, hiện Việt Nam mới chỉ tập trung điều tra, nghiên cứu khoáng sản ở vùng biển nông ven bờ, vùng có độ sâu nhỏ hơn 100 m. Do đó, các khoáng sản vùng đáy biển thuộc thềm lục địa chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, kể cả đối với dầu khí.

HOÀNG VÂN

.

.

.

No comments: