Nam Bắc Phân Tranh Sau 1975 (Kết)
05:38:pm 10/04/10
http://www.danchimviet.com/archives/6089
(Con Đường Hoà Hợp)
Theo sự ghi nhận trong những bài trước, người ta có thể thấy tình trạng chia rẽ nam bắc tại hải ngoại không phải do tranh chấp quyền lợi mà là do khác biệt về trình độ chính trị và văn hoá và sự khích động của giới lãnh đạo đảng và chính quyền mọi cấp từ trong nước. Như vậy con đường đi tới hoà hợp phải là xóa bỏ sự khác biệt đó. Muốn vậy, người ta nghĩ ngay tới sự xóa bỏ chế độ cộng sản tại Việt
Cũng trong những bài trước, độc giả đã thấy tội phạm trồng cần sa và buôn người của người Việt miền bắc đang là tại hoạ cho Âu châu,
Hiện nay, chỉ tại những quốc gia nhỏ bé, ít dân số tại bắc Âu, người Việt hai miền mới có giao thiệp với nhau, nhưng chỉ ở mức độ cá nhân với cá nhân chứ không ở trong một tổ chức chung. Tại những quốc gia đông dân như Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc và Hoa Kỳ, hai cộng đồng người Việt bắc, nam hoàn toàn sống tách biệt nhau (chưa công khai đâm chém nhau là may rồi.) Việc cùng nhau hợp tác trong công tác tận diệt tội phạm trồng cần sa và buôn người cũng rất khó. Chỉ có một cách là mỗi cộng đồng thực hiện công tác đó theo phương cách riêng. Và rồi hy vọng theo thời gian hai cộng đồng dần dần tiến tới gần gũi nhau cùng với quá trình tiêu vong của đảng cộng sản cầm quyền trong nước. Dứt khoát không thể có hoà hợp giữa hai cộng đồng người Việt bắc, nam nếu cộng đồng miền bắc tiếp tục dung dưỡng, phát huy tội phạm trồng cần sa và buôn người từ Việt nam sang bất hợp pháp.
Để thực hiện công tác tiêu diệt bọn tội phạm trồng cần sa và buôn người, việc đầu tiên là phải phổ biến mạnh mẽ chủ trương đó. Mỗi ban đại diện cộng đồng cần phải ghi vào chương trình hành động chủ trương chống tệ nạn trồng cần sa và buôn người. Việc phổ biến chủ trương này hết sức quan trọng cho việc thành công của công tác bởi vì đó là một tuyên chiến, một bày tỏ ý chí quyết liệt của cộng đồng chống lại bọn mafia, đầu gấu. Một khi cộng đồng bày tỏ sự quyết liệt thì đầu gấu phải e-dè. Cũng tương tự trong chiến lược chống cộng mà ông Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter (1977-1981) chủ trương: Phải đánh gục ý chí và khả năng chống đối của đối phương (cộng sản). (1)
Việc phổ biến chủ trương tiêu diệt bọn tội phạm trồng cần sa và buôn người sẽ đưa tới 3 hậu quả hữu ích: 1-Cơ quan công lực địa phương có thêm một chỗ dựa vững chắc vào quần chúng trong khu vực. Đây là điều cơ quan công lực nào cũng mong muốn và là điều cơ bản mang lại an ninh, trật tự. Tại Hoa Kỳ, ở những khu vực an toàn, thường thấy có sự hiện diện của những tổ chức “an ninh khu xóm” (neighborhood watch) do cảnh sát giúp xây dựng. Những tổ chức này là tai mắt cho cảnh sát và cảnh sát quyết tâm bảo vệ những tổ chức này. Tại những khu vực tội phạm gia tăng, cảnh sát cũng vận động dân chúng xây dựng và tham gia các tổ chức này để làm nền tảng cho công tác tiễu trừ tội phạm. 2-Các thành viên tốt trong cộng đồng sẽ không cảm thấy đơn độc và sẵn sàng tham gia vào việc tiêu trừ tội phạm. 3-Các tên tội phạm trồng cần sa hay buôn người sẽ bị đẩy vào một trong ba tình huống thụ động: hoặc thu nhỏ hoạt động, hoặc di chuyển hoạt động ra khỏi khu vực, hoặc tập trung lực lượng đương đầu với chiến dịch chống tội phạm của nhân viên công lực. Cả ba tình huống đều đẩy bọn chúng vào con đường tiêu vong.
Việc phổ biến chủ trương chống tệ nạn trồng cần sa và buôn người cũng là thước đo khả năng phục vụ cộng đồng của thành phần đại diện, mà cũng là thước đo tầm mức mafia, đầu gấu không chế cộng đồng. Một ban đại diện không dám phổ biến chủ trương này chứng tỏ cộng đồng đang bị bị đám trùm mafia, đầu gấu không chế như trong tình trạng các trại tị nạn của người miền bắc ở Hồng Kông. Nếu tình trạng xấu này xảy ra thì cần có một vài cá nhân có tâm huyết bí mật thu thập tin tức cung cấp cho nhân viên công lực giúp nhân viên công lực tấn công vào thành trì của tội phạm.
Song song với việc phổ biến chủ trương chống tệ nạn trồng cần sa và buôn người, ban đại diện cần có bộ phận liên lạc với chính quyền, cơ quan công lực, để đề nghị hợp tác và đề nghị những kế hoạch thiết thực. Chỉ có cơ quan công lực mới có tư cách pháp lý và phương tiện tiêu diệt tội phạm. Nhưng công việc đó chỉ thành công nếu có đủ tin tức tình báo. Lãnh vực này cần sự cộng tác của
cộng đồng dân chúng liên hệ. Thiếu tin tức tình báo, thiếu sự hỗ trợ của dân chúng, nỗ lực chống tội phạm sẽ không thể thành công, cho dù đó chỉ là một việc đơn giản nhất, là xác định danh tánh một nạn nhân bị mafia sát hại, như trong những bài trước đã cho thấy.
Tuy nhiên ban đại diện cộng đồng không nên và không thể đi vào công việc cụ thể như đặt đường giây nóng thu thập các báo cáo của thành viên cộng đồng hay cung cấp thông dịch viên như ban đại diện cộng đồng tại Balan đang thực hiện. (2) Lý do là không có gì chứng tỏ người được ban đại diện cộng đồng giao phó nhiệm vụ là người tốt hay không bị mafia đe dọa không chế. Nhất là tình trạng hiện nay băng đảng gốc Việt đang chế ngự hoàn toàn kỹ nghệ trồng cần sa trên khắp Âu châu,
Bởi thế ban đại diện cộng đồng chỉ nên đóng vai trò tư vấn cho chính quyền với những phân tích, nhận định về hiện tượng và chiến thuật đối phó. Ví dụ hiện tượng các chủ của những căn nhà có trồng cần sa là thủ phạm chính nhưng chúng tránh né được luật pháp nhân đạo của các nước văn minh bằng cách viết những khế ước cho thuê nhà giả mạo với tên và lý lịch người thuê không thực để tới khi bị phát hiện thì nhà chức trách không bắt được người thuê (có người thuê thực sự đâu mà bắt!) mà chỉ bắt được người làm công là những di dân bất hợp pháp, nạn nhân của bọn buôn người. Trong bài “Wales Cảnh Báo Chủ Nhà Về Tội Phạm Cần Sa” của ban Việt Ngữ đài BBC ngày 19/8/2009 tác giả viết nguyên văn, “Một trong những người cho thuê nhà bị dùng trồng cần sa nói nhà ông bị hư hại và phải sửa chữa mất 3.000 bảng Anh.” Bài báo viết tiếp, “Một chủ nhà muốn ẩn danh nói: “Tôi tưởng tôi cho bốn sinh viên thuê nhà và họ đã trả tiền thuê trước ba tháng. Chỉ khi cảnh sát thông báo thì tôi mới biết chuyện.” Thực sự ra người Việt
Một điều quan trọng thứ nhì là người phiên dịch không được cho gặp người cung cấp tin tức. Làm sao tin được rằng người phiên dịch không đang bị mafia áp chế hay chính người phiên dịch không là mafia? Có nhiều cách để người phiên dịch không trông thấy người cung cấp tin tức mà vẫn phiên dịch được. Cho tới nay thì ít ra hai yếu tố quan trọng này trong chiến dịch chống tội phạm trồng cần sa và buôn người trong cộng đồng Việt chưa được ban đại diện giải thích cho nhà chức trách. Bởi thế trong vụ mới nhất tại London, Anh Quốc, bọn chủ nhà đã không bị bắt mà còn được công ty bảo hiểm nhà đất bồi thường tiền sửa chữa những căn nhà do chính chúng thiết kế bên trong để trồng cần sa. Bản tin “Wales cảnh báo chủ nhà về tội phạm cần sa” ở trên viết rằng, “Cảnh sát khuyến cáo người có nhà cho thuê đề phòng cảnh giác nhà của họ bị dùng để sản xuất ma túy.” Bản tin viết tiếp, “…Người phát ngôn cảnh sát nói thêm: “Giới kinh doanh bất động sản, chủ nhà phải đề phỏng rủi ro thiệt hại lớn về tài sản từ hoạt động sản xuất này.” Nội dung tin như thế chứng tỏ cảnh sát xứ Wales không được cộng đồng người Việt tại đây hỗ trợ, cung cấp thông tin cho biết rằng chính chủ nhà là kẻ chủ mưu trong tất cả mọi cơ sở trồng cần sa.
Chủ trương thì phải công khai nhưng kế hoạch thì cần bí mật. Chống tội phạm nhất là loại tội phạm có tổ chức (organized crime) cần phải hết sức bí mật như là chống mạng lưới khủng bố. Lực lượng tấn công bọn tội phạm phải là nhân viên công lực chứ không phải là quần chúng. Nhưng như trong mọi cuộc tấn công quân sự, tin tức tình báo là quan trọng hàng đầu. Trong binh pháp gọi đó là tình báo chiến. Tin tức tình báo chính xác quyết định sự thành công của chiến dịch. Chính trong lãnh vực này, các thành viên cộng đồng có thể đóng góp một cách hữu hiệu. Để có những tin tức tình báo tốt, nguồn tin tình báo cần được bảo vệ hoàn toàn bí mật. Bởi thế người cung cấp thông tin cần được hướng dẫn liên lạc trực tiếp với cảnh sát chứ không với một ai khác, cho dù đó là ông hội trưởng cộng đồng hay ông tổng lãnh sự. Tác giả Mạc Việt Hồng đã tỏ ra am tường tình trạng tội phạm trồng cần sa của người Việt tại Ba Lan khi bà viết, “Thiết nghĩ, việc hướng dẫn cộng đồng báo tin trực tiếp cho cơ quan cảnh sát có lẽ sẽ là giải pháp hiệu quả và an toàn hơn?”
Các thành viên tốt trong cộng đồng cần nhận thức rằng việc tham gia vào công tác tiêu trừ tội phạm trồng cần sa và buôn người là một công tác quan trọng mang lại an ninh cho chính gia đình mình. Như tôi đã trình bày, trong suốt 3 năm 8 tháng, tôi tích cực tham gia mọi sinh hoạt cộng đồng tại trại cấm Hồng Kông và Bataan ở Philippines là vì tôi ý thức được rằng, nếu mình không đóng góp vào việc duy trì an ninh trong trại thì không sớm thì muộn an ninh bản thân và gia đình sẽ bị đe dọa. Sự tích cực của cá nhân tôi và những người suy nghĩ, hành động như tôi đã chứng tỏ là một suy nghĩ và hành động đúng khi trong suốt gần bốn năm, tại những trại tị nạn tôi trải qua, không có một xung đột nào giữa hai cộng đồng thuyền nhân bắc, nam. Trong khi ở những trại khác thì bạo động gây thương vong tràn lan.
Tùy hoàn cảnh, mà hình thức và mức độ đóng góp của mỗi thành viên có thể khác nhau. Bản chất tin tức tình báo của quần chúng khác bản chất một tin tức tình báo chuyên nghiệp. Tin tức tình báo của quần chúng không phải luôn luôn cần đầy đủ. Mọi mảnh tin tức đều hữu ích cho nhân viên công lực. Có nghĩa là mọi cố gắng lớn nhỏ của tất cả mọi thành viên cộng đồng đều đóng góp vào việc xây dựng an ninh chung. Nỗ lực thu thập tin tức tình báo về bọn trồng cần sa và buôn người không cần sự kết hợp của nhiều người. Sự kết hợp của trên hai người nhiều khi mang lại sự nguy hiểm cho bản thân. Chỉ cần những cố gắng đơn độc, âm thầm cũng giúp tiêu diệt tận gốc rễ tội phạm. Nếu trong một cộng đồng có được hai hay ba cá nhân bí mật thu thập tin tức tội phạm một cách riêng biệt cũng đủ xóa sạch bọn tội phạm trong thời gian ngắn. Thậm chí chỉ cần có một người thực hiện cố gắng này cũng giúp truy quét bọn tội phạm. Câu chuyện một cá nhân thu thập tin tức giúp nhân viên công lực chống tệ nạn buôn người tại Kampuchia dưới đây là một ví dụ. Trong bản tin “Người đàn ông bí mật chống tệ nạn nô lệ tình dục trẻ em” (Man goes undercover to combat child sex slavery) của CNN ngày 9/2/2010, tác giả Leif Coorlim viết, “Phnom Penh, Cambodia (CNN) — Aaron Cohen hoạt động bí mật thu thập tin tức cần thiết cho nhân viên công lực thực hiện các cuộc đột kích và bắt giữ…Tôi hoạt động như là kẻ tội phạm tình dục bí mật…Tôi giả dạng làm một du khách tình dục, đi từ quán karaoke này tới quán karaoke khác, từ nhà đấm bóp này tới nhà đấm bóp khác, tìm các thiếu nữ phục vụ vị thành niên, để xem liệu có thể thu hình lúc họ gạ gẫm tôi chơi bời hay không.” Bài báo viết tiếp, “Cohen cho biết ông ta mời nhiều người bạn làm việc tại gần nơi ở của các nạn nhân tới tham gia. Họ cũng giả dạng là những người đi mua vui, cho tới khi Cohen cảm thấy thoải mái hỏi người quản lý quán bar một câu quan trọng. “Sau khi các cô gái này bắt đầu ca múa, tôi hỏi người chăn dắt gái là ngoài karaoke tôi có thể có thêm gì vui không thì bà ta trả lời ngay, “Ồ! chơi bời thì $50 đô Mỹ.” Cohen đã dùng đoạn phim thu hình cảnh gạ gẫm tối hôm đó, thu bằng máy điện thoại di động, để cung cấp cho cảnh sát những tin tức giúp họ thực hiện cuộc bố ráp nhà chứa gái giả nhà hát Karaoke đó. Ngay đêm đó hơn một chục cô gái được giải thoát…”
Công việc tiêu diệt tệ nạn trồng cần sa và buôn người của bọn mafia, đầu gấu cũng cần được cộng đồng thực hiện như trong đoạn báo vừa nêu. Đó là hoạt động vừa mang lại lợi ích cho chính gia đình mình, cho cộng đồng mình, và cho người Việt hải ngoại nói chung. Đó chính là con đường dần dần đi tới hòa hợp nam bắc tại hải ngoại.
© Nguyễn Tường Tâm
© Đàn Chim Việt Online 2010
__________________________
Ghi chú: danh từ “Người miền bắc” trong loạt bài này chỉ những người bắc còn ở lại Hà nội sau năm 1954 và những người vào miền nam sau ngày 30-4-1975, kể cả con cháu họ, cho dù sinh trưởng tại miền nam sau đó.
Phần trước:
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [1]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [2]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [3]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [4]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [5]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [6]
(1): tác giả đọc được chiến lược này của ông Brzezinski trong một bài báo của cộng sản chỉ trích ông ta khi tác giả còn ở trong tù cải tạo vào đầu thập niên 1980.
(2) “Nhức nhối vấn nạn trồng cần sa ở Ba Lan” đăng trên Đàn Chim Việt ngày 22/02/10, của chị Mạc Việt Hồng.
.
.
.
No comments:
Post a Comment