Thursday, April 8, 2010

KINH TẾ VIỆT NAM ĐANG ĐI ĐẾN ĐIỂM "UỐN"

Việt Nam đang đi đến đim "un"

unknown, X-Cafe

08.04.2010

http://www.x-cafevn.org/node/121

Trích "...Trao đổi với PV Thanh Niên về mức lương hiện tại của CN, ông Wen Shih Hung (người Đài Loan), Giám đốc nhân sự Công ty Pouchen (Đồng Nai), thẳng thắn: “DN chúng tôi đến đây hơn 15 năm nay, đều thực hiện đầy đủ quy định, chính sách của Nhà nước đề ra đối với người lao động. Ở đây, ngoài mức lương cơ bản Nhà nước quy định, người CN còn có thêm tiền thưởng sản xuất (tùy theo tay nghề, vị trí công việc), tiền thưởng năng suất chuyên cần, tiền hỗ trợ sinh hoạt... Còn mức lương bao nhiêu cho đủ sống ư? Vô chừng lắm. Nhưng nói thiệt, với thu nhập khoảng 1,7-1,8 triệu đồng/tháng, sinh hoạt một người rất khó. Do đó, CN phải rủ vài người ở chung để chia sẻ tiền nhà trọ, tổ chức nấu ăn chung... thì mới hy vọng có chút dư dả”..." Báo Thanh Niên.

Trích "...Chuyện tưởng như đùa, nhưng là sự thật hiển nhiên ở nhiều đô thị lớn và tồn tại từ nhiều năm nay.

Nguyễn Thị L. (26 tuổi, quê Quảng Trị) được nhận vào làm công nhân (CN) may mặc của một công ty nằm trên đường Kha Vạn Cân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) từ đầu năm nay, với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng. “Thấy phía trước công ty treo bảng thông báo mức lương khởi điểm trên 2 triệu đồng nên em nộp đơn xin vào làm. Ai ngờ, vào rồi họ “khoán” cứ mỗi giờ làm việc được 5 ngàn đồng, sau 3 tháng kiểm tra tay nghề nếu đạt thì lên 7 ngàn đồng”, L. kể và tâm sự: “Thấp anh nhỉ? Bọn em con gái đứa nào chả thích ăn vặt, nhưng từ khi vào làm công nhân sở thích này bỏ hẳn, vì chỉ mua cây kem là mất đứt 1 giờ làm rồi. Em tính làm tạm vài tháng, rồi kiếm chỗ nào có mức lương đỡ hơn một chút, chứ mỗi tháng 1,2 triệu đồng thì làm sao sống nổi ở đất này vì còn tiền nhà trọ, tiền ăn uống, chi phí hằng ngày...”

Mức lương như của L. đúng là khó có thể sống được ở những khu đô thị như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương hay Đồng Nai... Làm CN Công ty may TL (KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM) 9 năm, đến nay mức lương của H. đạt hơn 1,6 triệu đồng/tháng (tháng nào tăng ca thì được hơn 1,7 triệu đồng). “Với số tiền này, mỗi tháng em phải trả 275.000 đồng tiền thuê nhà (H. ở chung với một người khác - PV), tiền ăn sáng mất 8.000 đồng, cơm trưa ăn ở công ty, bữa tối phải góp 12.000 đồng mới đủ, rồi nào là tiền điện nước, tiền gas, tiền đám cưới, sinh nhật... Tháng nào lãnh lương ra cũng chỉ vừa đủ sở hụi. Gần đây, giá cả sinh hoạt tăng chóng mặt, chủ nhà lại thông báo tăng giá điện, nước..., không biết sẽ chi tiêu ra sao nữa”, H. than thở..." Báo Thanh Niên.

Trích "...Giờ ăn trưa của Công ty YK bắt đầu lúc 10 giờ 20 phút (chia thành 3 ca). Hàng ngàn CN kéo về nhà ăn. Chúng tôi cũng chọn một hộp cơm đóng hộp sẵn. Thức ăn bên trong gồm: 1 trứng vịt + một con cá hường to hơn 2 ngón tay trỏ + 1 ít đồ xào và hộp canh bí đỏ lều phều nước. Đề cập chất lượng suất cơm, CN Nguyễn Thị Phương D., ngồi chung bàn nói: “Anh ăn đi rồi biết. Nhưng nói thiệt, hôm nay anh hên đó, chứ nhiều hôm chỉ có vài miếng đậu hũ kho là hết à. Nhìn khẩu phần này, em đoán chỉ khoảng 5-6 ngàn đồng là cùng. Do suất cơm phải qua “thầu” nên khẩu phần bị hụt hết gần 1 nửa. Tụi em cũng đã nhiều lần có ý kiến với công đoàn, nhưng sau đó đâu lại vào đấy”. Ngồi cùng bàn còn có 3 CN đang hì hụp húp tô bún bò. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, họ trả lời: “Do tụi em không ăn được cá nên phải ăn bún thay cho bữa trưa”. Hỏi: “Ăn uống vậy làm sao đủ sức làm việc?”, các CN này cười, bảo: “Ăn uống kham khổ riết cũng quen rồi”. Chúng tôi nếm thử, cảm thấy món ăn nào cũng nhạt nhẽo.

Bà Nguyễn Thị Yến, quản lý suất ăn của Công ty T.H (cung cấp suất ăn cho Công ty YK) than: “Giá cả sinh hoạt dạo này tăng nên suất ăn có phần giảm sút. Chẳng hạn như cá hường, trước đây chỉ có 20 ngàn đồng/kg, nay lên đến 28 ngàn đồng”.

Đến Công ty giày da TD (100% vốn Đài Loan) đóng tại cụm công nghiệp An Phú (H.Dĩ An, Bình Dương) đúng vào giờ cơm trưa (11 giờ 30 phút), Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết: “Nhà máy hiện có gần 6 ngàn CN, suất ăn ở đây nhà máy tự nấu trị giá... 6 ngàn đồng/suất”..." Báo Thanh Niên.

Những bài trích ở trên nhằm nêu lên tình trạng khái quát của kinh tế VN và hoàn cảnh sống của những người làm công nhân, là một phần của nền kinh tế.

Cách đây vài hôm, trên trang mạng của yahoo.com, có đăng tải về tình trạng thiếu hụt nhân công tại các khu kinh tế lớn gần biển (coastal area) tại Trung Quốc, vì một số lớn công nhân vốn đã bị sa thải năm ngoái vì khủng hoảng kinh tế thế giới, nay đã từ bỏ giấc mộng đổi đời tại những khu công nghiệp vùng này. Thêm vào đó, một số công nhân hiện đang có việc tại những thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh...cũng từ bỏ những thành phố đắt đỏ này để về quê quán của họ, nơi mà những người lao động này có thể tìm kiếm những công việc tuy ít lương hơn chút đỉnh, nhưng giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với Thượng Hải, Quảng Đông, hay Bắc Kinh.

Việt Nam đang gặp vấn đề tương tự, khi các tờ báo trong nước đăng tải những công ty FDI than phiền về việc không đủ lực lượng nhân công để gia công hàng hóa, khiến một số công ty dọa sẻ "nhập khẩu nhân công từ Phi Luật Tân, Lào..." để làm việc.

Điều khác biệt là ở TQ, những người công nhân trở lại quê quán để tìm việc, cho dù họ có thể kiếm được đến $350/tháng, thì ở VN những người công nhân trở về quê vì họ chỉ kiếm được tròm trèm khoảng $100/tháng ở những khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương, Sài Gòn...

Một điều nghịch lý là nếu trong những năm cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, làm việc cho các công ty FDI, cho dù là của Đài Loan vốn mang tiếng "keo kiệt", là niềm mơ ước của nhiều người ở những thành phố miền Trung, miền Bắc xa xôi...vì giúp họ có một cuộc sống dễ thở hơn, thì bây giờ một phần lớn khi nghe đến làm việc trong những KCN thì đều chạy làng.

Một số báo chí cho rằng, việc di dân ngược là do những khu công nghiệp được mở ra ở những tỉnh thành hẻo lánh, khiến những công nhân có thể tìm việc ở quê quán của họ với giá cả dễ thở hơn.

Thật ra, đó chỉ lý giải được một phần nhỏ của cuộc di dân ngược về quê đang xảy ra tại SG. Sự thật là những khu công nghiệp ở những tỉnh thành miền Trung, miền Bắc, hay miền Nam (các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) vẫn rất ít ỏi. Đa phần những công nhân trở về quê thì đa phần thất nghiệp, làm công việc lặt vặt phụ gia đình. Ít ra thì ở quê, họ không tốn tiền nhà và miếng gạo san sẻ từ gia đình cũng đủ cho họ không phải tốn 400.000-500.000/tháng như ở SG hay Bình Dương.

Tuy nhiên, cái mà những người công nhân này khi từ bỏ vùng thành phố về lại quê quán, là niềm hy vọng đổi đời khi họ ráng bám trụ tại những khu công nghiệp trong nhiều năm vừa qua. Kể từ 2003 cho đến nay, lạm phát kinh niên tại những thành phố lớn đã làm tan biến đi giấc mơ đổi đời của hàng triệu công nhân làm việc miệt mài tại những khu Chế Xuất hay khu Công Nghiệp tập trung ở SG và những tỉnh thành lân cận. Với mức lương trung bình chỉ với $100/tháng, trong khi mọi thứ như nhà cửa thì phải thuê, điện nước thì bị tính giá cắt cổ, lương thực thì đắt đỏ khủng khiếp thì việc tồn tại đã là khó, chứ nói gì đến việc tích lũy của cải và hy vọng đổi đời.

Tôi nhớ cách đây 5 năm (2005) khi lúc tôi mới về SG làm việc, thì lương công nhân trung bình nơi hãng tôi làm việc là vào khoảng 1.7 triệu (chưa tăng ca) và 2.2 triệu (tăng ca), hay tương đương với khoảng $110-$130/tháng. Là một công ty của Mỹ, với phúc lợi khá tốt, nhưng đa phần công nhân đã than phiền là khó sống. Mà sự thật là như thế, chứ không phải là họ "được voi đòi tiên." Những công nhân làm cho các hãng xưởng của Đài Loan, Đại Hàn, thậm chí Nhật Bản...còn khó sống hơn nữa. Lúc đó, một tô phở bình dân ở những vùng ven đô bèo nhất đã là 6.000-8.000 VND, còn ở SG là 18.000-20.000 VND. Nếu hai vợ chồng làm công nhân, nếu ăn sáng khoảng 7.000/người thì hai vợ chồng đã mất hết 400.000 VND.

Tôi nhớ lúc đó, mỗi phần ăn cho công nhân đã là 7.500VND. Vậy mà tôi đã cảm thấy không chấp nhận được. Sau đó dần dà, mỗi phần ăn được tăng dần lên thành 10.000 VND và sau đó là 12.500 VND theo như con số sau cùng tôi biết cách đây một vài năm. Nhưng thực ra, giá một bữa ăn 12.500VND cách đây một năm thì cũng chỉ bằng giá bữa ăn 7.500 VND vào thời điểm cuối năm 2005 mà thôi (do đồng tiền VN trượt giá 40% trong khoảng thời gian này.)

Nhưng đọc những bài báo mới nhất gần đây, thì mới thấy cuộc sống của đa số công nhân trong những khu công nghiệp mới thật sự là hãi hùng. Với giá một bữa ăn mà các bài báo nói chỉ từ 6.000-9.000VND, thì tôi không hiểu một bữa ăn như thế sẻ có được món gì để tạm ăn cho khả dĩ.

Nhưng bi đát hơn cả là mức lương trung bình hiện tại chỉ khoảng 1,7-1,8 triệu, hay dưới $100/tháng, là quá thê thảm so với cuộc sống đắt đỏ hiện nay. Tại SG, một ly cà phê đen ở quán cà phê sang trọng (Rita tại Nguyễn Văn Cừ, Q5) đã là VND 26.000/ly, cam vắt VND 40.000/ly thì thử hỏi làm sao người công nhân ở những khu công nghiệp có thể sống sót, cho dù vật giá ở những vùng này chỉ bằng 1/2 tại SG?

Và đó là lý do tại sao công nhân ở những khu công nghiệp ở SG, Bình Dương, Đồng Nai...đang dần dà bỏ về quê sinh sống, thay vì ráng bám víu vào một tương lai vô vọng ở đây.

Những cán bộ trong bộ máy công quyền ở VN thì luôn hả miệng chỉ trích rằng những nhà đầu tư FDI luôn chèn ép và bóc lột công nhân VN hết cỡ. Nhưng sự thực là như thế nào? Những nhà đầu tư nước ngoài (cho dù là Đài Loan mang tiếng kẹo kéo) bỏ ra rất nhiều tiền của để xây dựng nhà xưởng, mua sắp thiệt bị máy móc để sản xuất. Họ không ngu đến nỗi dồn ép trả lương thấp đến nỗi không đủ nhân công để sản xuất hàng hóa, để họ phải bị trễ hàng và lỗ lã. Sự thật là hệ thống công quyền bóc lột những chủ nhân của những nhà máy này qua nhiều hình thức, chính thức qua chính sách thuế má cao, cho đến nhũng nhiễu để ăn tiền hối lộ. Sự thật là khi một nhà máy không đủ nhân công để vận hành sản xuất, thì chính bản thân doanh nghiệp nước ngoài (bất kể là Đài Loan, Mỹ, hay Nhật) là những người thiệt hại nhiều nhất, còn các quan chức trong hệ thống nhà nước chẳng lỗ lã gì.

Ở VN, một doanh nghiệp bất kể trong nước hay FDI, phải chịu không biết bao nhiêu là nhũng nhiễu thủ đoạn của những cơ quan công quyền trong nước để họ phải chi tiền. Nếu những công ty Tây Phương hay Nhật lớn không chi tiền, thì hiệu quả kinh doanh của họ sẽ bị trì trệ bởi hệ thống không ăn được thì quậy...cho bõ tức. Còn với những công ty của Đài Loan, Hàn Quốc...thì việc chi tiền cho quan chức (hải quan, thuế vụ, môi trường, phòng cháy chữa cháy, sở lao động,...) quá lớn đến nỗi họ không thể trả lương cho người công nhân đáng với sức lao động họ phải bỏ ra, trong hoàn cảnh giá cả thị trường họ cần phải có để tồn tại, chưa kể là phải có một ít để tích lũy...

Trở lại với việc các công ty FDI đang thiếu hàng trăm ngàn công nhân ở SG, Bình Dương, hay Đồng Nai..., những người không trong cuộc sẽ dễ dàng nói rằng tại sao không tăng lương cao lên thì tức khắc sẽ có công nhân xin vào ùn ùn ngay. Nếu người ngoài cuộc còn nghĩ được một chuyện hết sức đơn giản như thế, lẽ nào người trong cuộc là những doanh nhân hàng chục năm kinh nghiệm lại không nhìn thấy? Hay chẳng lẽ, doanh nghiệp FDI lại kẹo đến mức chịu trễ đơn hàng và thậm chí thua lỗ chỉ vì muốn bóc lột công nhân VN đến mức tận cùng? Sự thật là những công ty FDI ở VN đang sử dụng những công nghệ sản xuất đã quá lạc hậu, sử dụng số lượng lớn lao động phổ thông (hay còn gọi là lao động tay chân) nên tạo ra giá trị gia tăng thấp, khiến họ dù muốn cũng không thể tăng lương vượt qua ngưỡng lương đang nằm ở vị trí cân bằng của thị trường (equilibrium point.)

Ở VN, chi phí cho lương nhân công thì rẻ, nhưng thuế thì vô cùng đắt đỏ. Một đồng lương tăng cho nhân công thì một công ty phải trả thêm ít nhất khoảng 20% cho thuế An Sinh Xã Hội (15% của mức lương,) thuế Bảo Hiểm Sức Khỏe...và hàng loạt phí khác. Một thực tế khác là nhiều khi chúng ta chỉ để ý đến lương được tính theo con số, mà quên mất rằng những chi phí khác như tiền ăn trưa cho công nhân cộng thêm chi phí đến 10-15% mức lương căn bản.

Ví dụ, một công ty trả lương cho công nhân hiện tại là 1,8 triệu và tiền ăn cho công nhân là 9.000VND/phần ăn, tức 225.000VND/tháng hay 12,5% thêm vào mức lương căn bản. Đó là chưa kể chi phí về việc quản lý văn phòng mà một số nhân viên phải tốn thời gian để lo liên hệ đến nhà bếp thầu (nếu khoán), hay với nhà cung cấp thức ăn (nếu nhà máy tự nấu.)

Chính những khoản phí, thuế lắt nhắt nhưng nhiều vô kể đã đẩy chi phí của những nhà máy công xưởng FDI, tăng cao hơn những gì được đăng tải trên báo.

Như vậy, có thể nói ngưỡng giới hạn $100/tháng đang là điểm "uốn" hay (inflection point) trong thị trường lao động quan trọng ở những khu công nghiệp và khu chế xuất. Đây là ngưỡng giới hạn các doanh nghiệp FDI không thể vượt qua và cũng là điểm mà người lao động chỉ có thể thoi thóp tồn tại. Và thay vì phải thoi thóp tồn tại nơi đất khách quê người, thì người lao động chọn con đường thoi thóp tồn tại nơi quê nhà bởi ít ra họ có được nơi an ủi tinh thần. Nếu so với TQ, thì điểm uốn của lương CNVN hiện chưa bằng 1/3 giá trị của công nhân TQ ($100/tháng so với $350/tháng), một con số đáng tủi hổ!!!

Một câu hỏi nhiều người đặt ra là, tại sao các doanh nghiệp FDI tại VN không đầu tư những máy móc hiện đại năng suất cao, để tạo ra giá trị gia tăng cao, từ đó các doanh nghiệp thu lợi lớn và trả lương cho công nhân cao hơn. Có những lý do về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa liên quan đi kèm với nhau:

1. Kinh tế: trị trường VN quá nhỏ, khiến những nhà sản xuất máy móc hiện đại không có những nhà đại diện, phân phối chính thức tại VN. Không có đại lý chính thức, có nghĩa là máy móc không có bảo hành, không có những người kỹ thuật sửa chữa khi máy móc bị hư. Chi phí phải trả cho nhà sản xuất gửi người bảo trì sang VN để sửa chữa vừa tốn kém, vừa tốn thời gian dài dẫn đến thiệt hại về kinh tế lớn. Do đó khi có thể được, thì những nhà đầu tư muốn sử dụng máy móc đơn giản (đơn giản vì ít bộ phận và ít hư. Nêế hư cũng dễ được sửa chữa bởi nhân viên kỹ thuật tại nhà máy.)

2. Chính trị: luật lệ bất cập, thay đổi liên tục tại VN khiến nhà đầu tư không dám đầu tư máy móc hiện đại. Một ví dụ điển hình là luật thuế đánh trên xe hơi nhập khẩu tại VN. Việc thay đổi mức thuế xoành soạch khiến những nhà máy sản xuất xe hơi tại VN, dù liều đến đâu cũng không dám nhập máy móc tối tân về để sản xuất. Ví dụ: đầu năm XX Toyota đang bán được 10,000 xe/tháng, và họ có ý định muốn nhập một máy ép nhựa sản xuất được một phụ tùng nào đó (đèn xe chẳng hạn) với sản lượng 12.000 sản phẩm/tháng. Chỉ 3 tháng sau, Đảng và Nhà Nước tăng thuế nhập khẩu phụ kiện rời lắp ráp, từ 30%---- 50%, khiến giá thành xe tăng cao, lượng xe tiêu thụ giảm chỉ còn 7.000 xe/tháng. Thế là kế hoạch nhập máy dập nhựa vỡ mộng, vì máy ép nhựa mắc tiền mà chỉ sản xuất được 60% công suất của nó (7.000/12.000 = 60%.)

3. Trình độ văn hóa kém: trình độ văn hóa của công nhân kém---->và tiếp thụ kiến thức vận hành những máy móc hiện đại kém. Thêm vào đó, những nhà doanh nghiệp tại VN than phiền là công nhân VN khéo tay, siêng năng cần mẫn (khi bị kiểm soát) nhưng cũng hay làm ẩu khiến máy móc bị hư dẫn đến thiệt hại cao do giá trị cao.

4. Văn hóa làm việc: tình trạng nhảy cóc, nhảy nhái của một số công nhân VN có tay nghề tương đối cao, và nằm trong những nghề có xu hướng hút hàng. Ví dụ, một người thợ tiện sau khi được một công ty Nhật Bản gửi đi học ở Nhật 6 tháng, khi quay về bị một công ty VN, Hàn Quốc hay Đài Loan nào đó dụ... thì nhảy hãng, khiến công ty NB bị thiệt hại. Mặc cho một số có contract ràng buộc, yêu cầu công nhân được gửi đi học phải làm cho công trong một thời gian nhất định nào đó, nhưng với tình trạng "trên răng dưới d...) thì liệu kiện những kẻ phá hợp đồng này được gì?

Tóm lại, những doanh nghiệp FDI với số lượng công nhân lớn rất nhức đầu khi đối phó lo lắng những vấn đề nhân sự, nhưng có những lý do khác với khả năng gây thiệt hại còn lớn hơn khiến họ không muốn hay không thể đầu tư máy móc hiện đại để nâng cao năng suất và lương cao hơn cho nhân công. Và chính vì thế, VN đang thiếu những việc làm với hàm lượng kỹ thuật cao, đòi hỏi chất xám và tay nghề cao do đó lương bổng cao hơn.

Điểm uốn này, hay "inflection point," mà nhiều nhà kinh tế học còn gọi là cái bẫy hay "trap" là điểm mà nền kinh tế của một nước không thể bức phá ra khỏi, do thiếu những điều kiện cần thiết hỗ trợ các doanh nghiệp của nền kinh tế đầu tư vào những nhà máy hiện đại, sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao để nâng cao lợi tức của người lao động.

Để bức phá, những giới hạn thuộc phạm trù chính trị, kinh tế, xã hội (giáo dục), và văn hóa phải được cải thiện, xóa bỏ hay giảm thểu ở mức tối đa, để tạo ra lợi nhuận cần thiết cho các hoạt động đầu tư và sản xuất trong nền kinh tế mang giá trị gia tăng cao...

Nhưng với hiện trạng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội VN như một mớ bòng bong đang rối bời và quyện lẫn vào nhau, ai có khả năng và ý chí để tháo gỡ những nút rối ấy ra và phải cần bao lâu?

Thảo luận

.

.

.

No comments: