Kẻ thù của giới kiểm duyệt internet Trung Quốc xuất đầu lộ diện
Mike Swift – Ti Đa-Kao chuyển ngữ
03-04-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7288
Đối với giới kiểm soát internet Trung Quốc, ông là kẻ thù. Đối với thế giới, ông chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt.
(Nhưng), khi ông ngồi nhắp chuột trên mạng internet ở một quán cà phê nằm trong vùng Silicon Valley, tiểu bang California hôm thứ Năm rồi, bạn không thể nào ngờ ra được là cả nữa triệu người ở Trung Quốc, Iran, Việt Nam (DCVOnline chú thích) và những nước khác nhờ vào nhu liệu của ông nào mà “vượt” được tường lửa và tránh khỏi bị nhà nước dòm ngó, và ước chừng hiện nay nhà nước Trung Quốc tốn cơm nuôi một đạo quân 50.000 kỹ sư điện toán đang gắng sức chỉ để ngăn chận, vô hiệu hóa ông này và những người khác; và một tiểu ban của quốc hội Hoa Kỳ đã tranh luận không những giúp cho đại công ty Google đối đầu với sự kiểm duyệt của nhà nước Trung Quốc, mà còn bàn về công việc của ông kỹ sư điện toán này.
Ông đã từng điều trần trước đây, trước một tiểu ban của Quốc hội – nhưng ẩn danh – và khi người ta phỏng vấn ông trên hệ thống truyền hình được phát đi trên toàn quốc, người ta chỉ quây phim cho cuộc phỏng vấn này từ đằng sau lưng và giọng nói của ông được biến âm đi. Vì sợ nhà nước Trung Quốc, mà người kỹ sư điện toán kiêm chuyên viên tham vấn ở vùng
“Tôi nhận ra rằng nếu anh sợ,” Alan Huang nói trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho báo Mercury News, “nhà nước có thể lợi dụng điều đó.”
Hãng của ông Huang, UltraReach Internet, là một trong những hãng lập thành Nhóm Hỗ trợ Tự do Thông tin Mạng Toàn cầu (HTTDTTMHC) . Qua một nhu liệu đơn giản của nhóm này, thường có thể tải xuống qua e-mail, người nhận có thể tự do tung hoành trên mạng mà không bị ngăn chận hoặc bị theo dõi bởi nhà nước của họ và tự do tiếp cận bất cứ trang mạng nào trên mạng lưới Internet toàn cầu.
Như là một người thành viên của nhóm Falun Gong vốn bị nhà nước Trung Quốc cấm sinh hoạt, ông Huang giúp phát triển cái kỹ thuật này trong năm 2002 để giúp các thành viên của Falun Gong liên lạc với nhau. Nhưng liền lập tức ông nhận ra ngay, kỹ thuật này cũng giúp cho người sử dụng vào được những trang mạnh bị cấm, không bị nhà nước kiểm soát, chính là một nhu cầu căn bản, nó không nhất thiết phải là sản phẩm cho một nhóm hay riêng cho một đất nước nào. Ông Huang hoạt động ủng hộ tích cực cho phong trào đòi hỏi dân chủ ở Trung Quốc năm 1989 trước khi dời về Vùng Vịnh năm 1992.
Phần lớn người sử dụng nhu liệu này là từ Trung Quốc, nhưng hiện nay số người dùng từ Iran đang có khuynh hướng gia tăng – nơi mà năm rồi chính quyền trấn áp những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ dùng YouTube, Facebook và những phương tiện khác trong hệ thống thông tin xã hội để liên lạc nhau – và từ Việt Nam. Nhóm này cũng nhận được nhiều người sử dụng từ
“Nếu anh không có sự riêng tư và không cảm thấy an ninh cho chính anh, anh không có tự do,” ông Huang nói.
Ông Huang lấy làm mừng cho quyết định tuần rồi của Google khi công ty này chuyển qua dịch vụ tìm kiếm trên mạng không bị kiểm duyệt với hệ thống máy chủ nằm ở Hồng Kông. Ông đã quyết định ông không còn muốn dấu mặt ẩn tên nữa khi một nhà báo theo dõi và tìm ra ông mới tuần này, ông nói rằng cái nhu liệu vượt tường lửa của nhóm ông tượng trưng cho “mặt đúng của kỹ thuật, phía đúng của lịch sử.”
Nhóm của ông là một trong những nhóm cung cấp dịch vụ ngày càng trở những dụng cụ quan trọng cho người ở Trung Quốc vượt được bức “Đại Tường Lửa” trong năm năm qua, ông Xiao Qiang nói, ông là giám đốc của Dự án Mạng Trung Quốc ở UC Berkeley và là người thành lập Trung Quốc Thời đại Số. Ông nói rằng nhu cầu đòi hỏi ngày càng nhiều hơn.
“Chúng ta chưa thấy sự trả thù toàn triệt từ phía nhà nước Trung Quốc đối với quyết định ngưng không áp dụng sự kiểm duyệt trên hệ thống tìm kiếm của Google, ông Xiao nói. “Nếu Google bị bắt buộc rút ra khỏi Trung Quốc, điều đó sẽ làm cho Trung Quốc trở thành một thị trường lớn hơn.”
Sự chú ý của thế giới khi Google chấm dứt chuyện kiểm duyệt ở Trung Quốc cũng giúp cho nhóm này cung cấp dịch vụ cho người sử dụng trong tất cả 180 nước. Hôm thứ Tư, ở một buổi điều trần ở Hoa Thạnh Đốn trước Ủy ban Hành pháp - Quốc hội về chuyện Trung Quốc đối với Google, đã có một tranh luận về chuyện thêm nguồn tài trợ liên bang dành cho nhóm này cũng như những nhóm tương tự đang cung cấp kỹ thuật vượt tường lửa - trở thành một vấn đề chính.
Ông Mark Palmer, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Hungary và giờ làm việc cho Freedom House, một nhóm đấu tranh cho nhân quyền, chỉ trích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thậm tệ vì không không phân phối 30 triệu đô-la thích đáng để giúp cho nhóm HTTDTTMHC này mua thêm máy chủ và thuê thêm người. Hôm tháng Một, một nhóm thượng nghị sĩ dẫn đầu bởi TNS Sam Brownback, đảng Cộng hòa đơn vị tiểu bang Kansas, đã viết thư yêu cầu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Clinton giải ngân số tiền này.
“Nói chuyện với bạn bè của tôi ở cả Bộ Ngoại giao và tòa Bạch Cung, nó rõ rằng là chuyện giải ngân chạm trễ này là do mối quan tâm về phản ứng của Trung Quốc,” ông Palmer nói trước một nhóm Thượng nghị sĩ và Dân biểu nằm trong ủy ban này. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không trả lời một loạt yêu cầu lên tiếng.
Ông Palmer nói với tiểu ban quốc hội nếu kỹ thuật chống kiểm duyệt như nhóm HTTDTTMHC này có thể khoét lỗ ở “Bức tường Lửa Vĩ đại” cho dân cư mạng ở một mức độ nào đó, thì chuyện đại công ty Google phải khăn gói qủa mướp chuyển máy tìm kiếm qua Hồng Kông mới tuần này là điều không cần thiết, vì người ta có thể đi thẳng trực tiếp và hệ thống máy tìm kiếm chính của Google. “Geogle đang ở trong một cuộc chiến và tử vì đạo vì thất trận sẽ không giúp gì cho nguyên nhân (cho cuộc chiến này),” ông nói.
Nhóm HTTDTTMHC này cung cấp một nhu liệu mã hóa cho phép người sử dụng internet chuyển địa chỉ IP nhiều lần trong một giây dựa vào một nhóm máy chủ được thành lập cho mục đích này nằm rãi rác trên toàn thế giới, làm vô hiệu hóa chuyện ngăn cản của nhà nước hay sự theo dõi trong bất kỳ nước nào.
Mặc dù đây là một kỹ thuật rất mạnh và hiệu qủa, nó lại rẽ tiền nếu so sánh với hệ thống theo dõi và ngăn chận tốn kém hiện nhà nước Trung Quốc đang thực hiện, nhóm của ông đang làm việc trong điều kiện neo vốn, ông Huang nói. Sau giờ làm việc hằng ngày của ông như là một tư vấn nhu liệu, ông làm việc cho tới khuya rất nhiều đêm cho nhóm của ông, và dùng tiền túi riêng để mua máy móc và dịch vụ cần thiết để làm việc. Nhân viên thì toàn là người thiện nguyện. Nhóm HTTDTTMHC này bao gồm công ty Dynamic Internet Technology ở tiểu bang
Ông Huang giờ đã là công dân Hoa Kỳ. Nhưng ông nói nó vẫn có những lý do để ông sợ nhà nước Trung Quốc vươn tay tới, ngay cả ở vùng Vịnh (Bay Area), và ông yêu cầu nơi ở của ông cũng như như chi tiết cá nhân của ông được giữ riêng tư. Trong lúc ông hoan nghênh cái quyết định của Google mới tuần nay, ông Hoàng nói ông không thể phớt lờ không để ý đến cái chuyện công ty này đã đồng ý với luật kiểm duyệt của Trung Quốc trong bốn năm qua.
“Đối với tôi, tôi cảm thấy nó hơi trễ,” ông nói, nhưng ông nói thêm rằng ông hy vọng chính phủ Hoa Kỳ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc và những công ty khác sẽ đi theo bước chân của Google. “Microsoft nên làm tương tự; Yahoo nên làm tương tự; Cisco nên làm tương tự.”
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Silicon Valley man infamous to Chinese censors comes forward.
.
.
.
No comments:
Post a Comment