Sunday, April 11, 2010

HÃY CẨN THẬN KHI MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM

Hãy cẩn thận mua bất động sản tại Việt nam và hãy lên án cách làm ăn bẩn

Bất động sản lại đang chết, giá vàng sẽ lên cao đó là nhận định của những người đầu tư bất động sản hiện nay tại Việt nam nhưng một nguyên nhân quan trọng mà người làm ăn bất động sản không hề nghĩ tới hay cố phớt lò đi đó là việc làm ăn bẩn, mất chữ tín với khách hàng mà đặc biệt là với Việt kiều. Vì thế, số lượng Việt kiều đầu tư mua bán bất động sản giảm nghiêm trọng, chỉ bằng 1/6 so với năm 2008 mà thôi. Có đầu tư bất động sản mới biết được thực tế thảm trạng nay của việc kinh doanh này, là người đầu tư vào bất động sản thì thấy tương lai thật bi quan và cái chết đang đến với chúng tôi vì mấy lẽ sau đây:

.

1, Các dự án đất và nhà không được tổ chức có kế hoạch mà tràn lan mạnh đâu đấy làm, giá cả mỗi nơi tùy ý nên mặc dù người có nhu cầu mua nhà thì không có khả nămg mua nhà giá cao ngất còn người có tiền sau thời gian dài đầu cơ nay không bán được cũng đã chán ngán nên đầu tư vào vàng là an toàn hơn.

2, Số Việt kiều về nước mua nhà nay ít đi rõ rệt vì chính sách cho Việt kiều đứng tên mua nhà nhưng nói là vậy nhưng các địa phương gây khó dễ nên họ chán. Một mặt nữa thì nhiều dự án lừa họ khi mua thì xuông xẻ nhưng khi làm sổ đỏ mới tá hỏa là đất chỉ có giá trị 50 năm và bắt bí họ phải nộp thuế đất như Phú Mỹ Hưng tp Hồ Chí Minh. Tại nhiều nơi Việt kiều mua nhà xong giờ bị chặt chém bởi các dịch vụ trông nom an toàn và chỗ đỗ xe khi xưa không nói đến nay bắt họ trả hơn triệu đồng tháng, nhiều nơi còn cao hơn thế nhiều.

Nhà đầu tư đang bày tỏ sự bất bình về dự án với đại diện của công ty TSQ

Vừa qua dư luận lại rộ lên chuyện Dự án làng Việt kiều châu Âu mà trong đó tình trạng Việt kiều đang bị làm thịt vặt lông chẳng khác gì Phú Mũ Hưng thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin trích một đoạn mà báo VNMedia đã đăng tải và có ảnh minh họa để bà con Việt kiều có thể tự rút ra bài học cho mình trong việc mua bất động sản hiện nay tại Việt nam.

Dự án Làng Việt Kiều châu Âu (nằm trong khu đô thị Mỗ Lao – Hà Đông) do tập đoàn TSQ làm chủ đầu tư) từng được coi là điểm sáng, có vai trò đóng góp vào quá trình đô thị hoá, qui hoạch tổng thể và sự phát triển của Thủ Đô Hà Nội. Đặc biệt, đây là dự án dành cho người Việt sinh sống tại nước ngoài, với mục tiêu được cho là góp phần gắn bó Việt Kiều với quê hương, đất nước, từ đó tạo điều kiện để họ đóng góp xây dựng quê hương. Thế nhưng, theo đơn thư phản ánh của gần 50 nhà đầu tư gửi tới VnMedia, thì trong quá trình xây dựng, dự án đã bộc lộ một loạt những vấn đề khiến nhà đầu tư bất bình.

Chậm mà không… chắc: Cụ thể, theo điều 3 mục 3.1 của hợp đồng thì thời gian hoàn thành phần thô dự kiến trước ngày 31/7/2008 và thời gian hoàn thành phần hoàn thiện ngoài nhà dự kiến trước ngày 31/12/2008. Cò theo điều 4 mục 4.1.2 điểm g thì thời gian bàn giao nhà dự kiến trước tháng 12 năm 2008. Tuy nhiên, đến nay, việc giao nhà đã chậm tới 15 tháng mà vẫn chưa được thực hiện. Theo giải thích của công ty TSQ, thì sự chậm chễ này là do việc sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà nội. Tuy nhiên, nhà đầu tư cho rằng giải thích như vậy là không thỏa đáng và thiếu căn cứ. Ngoài việc chậm chễ giao nhà, chất lượng công trình cũng là điều mà nhà đầu tư phản ánh là không đạt yêu cầu, không đúng với hợp đồng đã ký ban đầu. Cụ thể, theo ông Nguyễn Hữu Chiến, một nhà đầu tư của dự án này thì trong hợp đồng có ghi rõ là cửa sổ sẽ là Euro Window hoặc tương đương, nhưng nay lại bị thay thế bằng cửa kính khung nhựa, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, chất lượng và giá thành kém hơn rất nhiều. Phần cửa chính, theo hợp đồng là bằng gỗ lim hoặc gỗ căm xe, nay lại bị thay bằng cửa kính khung nhựa; Gạch nung tuynen A1 theo hợp đồng, nay cũng bị thay thế bằng gạch không nung, không đảm bảo độ bền chắc. Theo cam kết thì sắt của công trình sẽ là sắt Việt Ý hoặc Thái Nguyên, nhưng thực tế lại là sắt Trung quốc. Xi măng cam kết là PC40, xi măng Nghi Sơn hoặc tương đương, nhưng thực tế là PC30… Ngòai ra, nhiều hạng mục công trình cũng đã bị thay đổi so với thiết kế ban đầu đã ghi trong hợp đồng. Ví dụ như công ty đã tự ý thay đổi thiết kế về mặt kế cấu của căn nhà liền kề, theo thiết kế được đổ bê tông cốt thép, sau đó mới dán ngói. Tuy nhiên, nay công ty tự ý thay thế bằng khung thép lợp ngói làm giảm đi rất nhiều độ chắc chắn, độ an toàn và mỹ quan.

Tăng giá tùy tiện: Điều đáng nói là, những thay đổi nói trên đáng lẽ phải làm giảm giá thành xây nhà, tuy nhiên, cuối tháng 12/2009, các nhà đầu tư đột ngột nhận được thông báo của công ty về việc đóng tiền đợt hai và ký phụ lục hợp đồng tăng giá phần xây thô của căn nhà, mức tăng giá lên đến trên dưới 40% giá trị của căn nhà theo hợp đồng đã ký. “Tôi làm trong ngành xây dựng từ lâu, làm rất nhiều công trình nhưng chưa bao giờ thấy có chuyện đơn phương đòi tăng giá đến 38%, trong khi tiền chúng tôi đã đóng đến 70% từ năm 2007” – ông Nam, một khách hàng của TSQ nói. Còn theo khách hàng Nguyễn Hữu Chiến, căn nhà mà ông đặt mua, ngoài gần một tỷ đồng tiền đất, ông sẽ phải trả hơn 1,3 tỷ đồng tiền xây dựng nhà. Tuy nhiên, nay theo thông báo của công ty TSQ, ông Chiến sẽ phải nộp thêm gần 368 triệu phát sinh. “Căn nhà tôi mua khá nhỏ nên “chỉ” phải nộp thêm gần 400 triệu đồng, chứ có người mua nhà rộng hơn thì phải nộp thêm đến gần 1 tỷ” – ông Chiến bức xúc nói. Theo các nhà đầu tư khác, điều này là hoàn toàn áp đặt, vì công ty không có những bằng chứng chứng minh cho khách hàng thấy được cơ sở của việc tăng giá là hợp lý. “Có một điều khiến chúng tôi thực sự không bằng lòng, đó là thái độ làm việc không minh bạch của chủ đầu tư” – một khách hàng nói. Theo khách hàng này, khi thông báo tăng giá tiền và yêu cầu ký phụ lục hợp đồng, chủ đầu tư không có thông báo đồng loạt, mà lại gặp mặt từng khách hàng một. “Họ gọi từng người đến, nói rằng những người khác đã đồng ý hết rồi. Vì vậy có một số người, đặc biệt là Việt kiều ở nước ngoài về không có thời gian, điều kiện để tìm hiểu nên đã ký phụ lục, nộp thêm tiền mà không biết mình bị thiệt thòi” – chị Nhung, một khách hàng cho biết. Ngoài ra, theo phản ánh của nhà đầu tư, vấn đề quyền sử dụng đất cũng là điều mà họ đang băn khoăn, Theo đó, mặc dù đã đóng đến 70% trị giá nhà và đất, nhưng cho đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa được biết chính xác là đất đó là đất ở lâu dài hay đất ở 50 năm.

3, Ngân hàng không còn khả năng cho vay ngắn hạn chứ không nói đến vay dài hạn vì nhiều nơi ngân hàng cho vay xấu nay vốn không đòi lại được cũng đang chết dở sống dở. Đó là chưa kể chính các vị lãnh đạo ngân hàng và nhân viên ở đây đứng ra vay rồi đầu tư vào bất động sản mà nhà và đất đâu có bán được, nếu đi kiểm tra bất ngờ thì sẽ thấy ngay, số tiền chiếm dụng vốn của các vị này rất lớn, không thể nói là bao nhiêu? Nên lấy đâu tiền mà cho doanh nghiệp đầu tư bất động sản như chúng tôi vay dài hạn? Mà nói thật nếu có cho vay dài hạn chúng tôi cũng sẽ không đầu tư bất động sản mà tính cửa làm ăn khác.

Nói chung tình hình bất động sản cũng đang có dấu hiệu giống như ở Mỹ và nhiều quốc gia khác rồi và người mua trong đó đa số là Việt kiều lên án việc làm ăn bẩn và chủ đầu tư bất động sản đã phải đi đến khẳng định chắc chắn sẽ bán hòa hoặc lỗ chút rồi sẽ phải chuyển sang làm ăn khác còn an tâm hơn. Trước tiên hãy mua vàng để chờ thời cơ đã cho nên giá vàng chỉ có lên và giá hiện nay chỉ là tạm thời đứng yên rồi lên ngay. Thực tế chúng tôi đã cay đắng nhận ra rằng, bất động sản không còn là mồi ngon cho những ai muốn giầu có nữa. Hãy nhìn xem không biết bao nhiêu biệt thự và căn hộ cao cấp đang nằm đó không có ai mua. Bất động sản chết suy cho cùng cũng chỉ vì cách làm ăn bẩn mà ra và người mua, nhất là Việt kiều không hiểu nhiều về luật pháp, những quy định nhiều đến ghê người phải cần có trí thông minh tuyệt đỉnh để học thuộc và áp dụng thực hành thì vẫn có thể là con vịt Bắc-kinh quay ròn để trên bàn cho các kẻ làm ăn bẩn này liên hoan.

Ngày 4 tháng 4 năm 2010.

Người Quán Sát.

.

.

.

No comments: