Góp ý thêm với bài Lê Trần Luật
Nguoi Buon Gio
Apr 2, '10 10:28 AM
http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/429
Một bài viết của luật sư Lê Trần Luật đăng trên talawas được blog Phan Thanh Hải tức anhbasg giới thiệu lại vẻ rất ưng .
Hai đại ca Luật, Hải có vẻ tâm đắc với những biện pháp đối phó với an ninh ( chính xác là an ninh TPHCM).
Nguyên văn bài viết của ls Lê Trần Luật ở đây.
http://anhbasg.multiply.com/journal/item/1414
Người Buôn Gió nói với các bạn rằng.
Chớ dại nghe lời anh Luật và anh Ba nếu các bạn ở nước Vệ.
Cả hai anh này một anh từng là luật gia không biết bao giờ trở lại làm luật gia. Còn một anh sắp làm luật gia , cũng không biết khi nào thành luật gia. Nói chung hai anh đều am hiểu pháp luật. Bài của anh Luật trình bày rất đúng với pháp luật.
Nhưng cái mà tôi khuyên các bạn chính là ở cái chỗ đúng đó.Nếu các bạn ở nước Vệ thì đừng nghe theo chỉ dẫn của anh Luật. Như Đảng ta đã nói mỗi nước có một đặc thù khác nhau, không thể áp dụng luật nước này sang nước khác. Ở đây cũng vậy thôi.
Phần thứ Nhất
Anh Luật nói rằng
''Khi giấy mời làm việc ghi lý do mơ hồ: bạn có thể từ chối và đề nghị ghi rõ sự việc mà cơ quan an ninh quan tâm. Nếu không phải là sự điều tra, thẩm vấn thì việc đòi hỏi họ liệt kê ra những câu hỏi mà cơ quan an ninh quan tâm cũng không thể bị quy là chống đối, ngược lại đó là sự tiết kiệm thời gian và công sức cho cả hai bên. Bởi lẽ một tờ giấy mời thì không đồng nghĩa rằng bạn đã có vi phạm gì cả nên không thể lạm dụng nó làm mất thời gian riêng tư của bạn. Pháp luật cũng không có chế tài áp giải cưỡng chế khi không đi theo giấy mời. Vì thế cách tốt nhất là kiên quyết từ chối ngay từ đầu.''
Than ôi, đất nước Việt
Ở nước Vệ, nhất là nơi xa kinh đô. Công sai muốn làm gì cũng được. Một khi công sai đã có nhời gọi cho là may rồi, lại còn giấy má con mẹ gì,mở mồm đòi có khi bị đánh hộc máu luôn. Gọi mày không lên thì ra đường bốn công sai quây lại bẻ tay, vặn cổ tống lên xe. Cưỡng vào mắt, vào đến phủ công sai đánh chết luôn rồi kêu quan pháp y đến bảo chết do tự ngã. Đầy trường hợp như thế rồi. Còn đủ các kiểu nữa đang đi đường xúm vào tóm cổ hô thằng này buôn ma túy bắt. Dân nào dám vào hỏi rõ đầu đuôi. Nhẹ nhàng hơn thửa sẵn mấy thằng cầm đơn bảo tố cáo tội này,tố giác tội kia cứ phải theo quân lính về phủ đã.
anh Luật nói :
''Họ xông vào nhà mà không có lệnh thì phải đuổi ra khỏi nhà bằng mọi cách, vì công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở cũng như tài sản.''
Ở nước Vệ công sai đã vào nhà làm gì là ý họ thích. Kể cả nhà 3 lần cửa nhé, đạp phá xông vào tóm tóc lôi đi. Chả hiểu ở Vệ thì anh Luật nhà tôi định đuổi công sai đi bằng cái cách gì ? Khéo còn thêm tội chống người thi hành công vụ. Hàng chục người dùi cui, súng ống khỏe mạnh xông vào nhà anh. Hàng xóm bên cạnh sở hãi đóng cửa. Anh định cự bằng gì, gọi công sai ư khi chính các công sai đang xô đến.
Tóm lại phần thứ nhất anh Luật nói đối phó với giấy mời ở Việt
Phần thứ 2
Cách ứng xử khi bị thẩm vấn.
Phần này thì cũng na ná giống nhau trong mọi hoàn cảnh của các nước Đông Chu Liệt Quốc. Tức là bạn sẽ bị hỏi nhiều thứ rất vô lý. Những cái chả liên quan gì đến bạn. Nhưng ở nước Vệ bạn đừng dãy nảy lên nói tôi không trả lời.
Ví dụ công sai hỏi bạn quen anh A
Nếu có bạn nhận như thường.
Bạn cứ nói tôi quen.
câu hỏi tiếp theo quen thì nói chuyện gì ?
Không nhất thiết bạn phải từ chối, cứ nói quen nói chuyện sức khỏe, gia đình.
câu hỏi tiếp
hãy nói rõ hỏi thăm sức khỏe về tim mạch hay gan , phổi. Thăm gia đình là hỏi cháu gái hay cháu trai, hỏi cô em chưa chồng hay anh trai chưa vợ.
Khi bạn trả lời xong, quan Vệ sẽ hỏi tiếp lý do vì sao lại hỏi thăm sức khỏe.
Bạn trình bày do quen biết , quan tâm. Câu hỏi là sao bạn lại quan tâm.
Đây mới là một cuộc xét hỏi cực kỳ lâm ly, nhưng bạn chớ nên bực mình. Chớ nên thấy nhàm chán căng thẳng hay mệt mỏi. Bạn phải hãy nghĩ rằng mình trả lời những câu hỏi đó là đang làm cho mọi sự việc tốt hơn. Nhưng để trả lời những câu hỏi miên man thế này bạn cần phải có một sự tư duy tốt, một tinh thần ổn định. Nên nhớ mỗi câu hỏi đều có hàm ý duy nhất là khép bạn vào tội. Nếu bạn không có một tinh thần vững chắc, một tư duy tốt thì tốt nhất hãy không trả lời gì hết. Chấp nhận ăn đòn, gãy xương, mù mắt cũng được.
Chuyện anh Luật nói xin nhắc lại là chỉ xảy ra ở nước Việt
Chớ có dại đập bàn,đòi hỏi mọi thức phải theo đúng trình tự pháp luật, bởi nước Vệ làm gì có luật mà đòi. Chỉ có bạo quyền trong tay chính quyền mà thôi. Cho nên anh hỏi thì tôi trả lời, nhưng tôi trả lời theo ý tôi chứ không phải ý anh, đó là cái quan trọng nhất trong khi làm việc với công sai.
Trong phần này chỉ đồng ý với anh Luật đôi điều . Như là đừng có bao giờ nhận mình có tội như người ta chỉ. Nếu có nhận, nhận cái tội gì mà mình nghĩ ra. Ví dụ họ bảo anh tuyên truyền chống phá, hãy chối bỏ và thành khẩn nhận tội nói thật không xin phép.
Hãy tâm niệm một điều,khi bị công sai nước Vệ gọi thì nên xác định trường hợp đen tối nhất là bị đi tù vì một tội ất ơ nào đó như trốn thuế, buôn ma túy, lừa đảo...
Khi bạn xác định là sẽ vậy, bạn sẽ yên tâm hơn.
Đọc bài của anh Luật, thấy anh ấy rất tâm huyết khi đòi hỏi mọi người từ dân đến người chấp pháp làm đúng pháp luật. Như vậy mọi sai trai sẽ bị đẩy lùi, người dân và người chấp pháp , hành pháp dựa trên luật đã ban hành. Cư xử minh bạch, đó là gốc của bền vững.Mừng cho nước Viêt Nam XHCN còn có những người như anh Luật và anh Ba.
Chứ nước Vệ lại khác, phàm khi nước sắp mạt thì không lên gỡ gạc làm gì. Hãy khuyến khích cho công sai ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, thế mới nhanh nhanh ....được.
.
.
.
No comments:
Post a Comment