Wednesday, April 14, 2010
http://www.trachnhiemonline.com/dien-dan-271-doanthanhliem.htm
Ngày 9,10 & 11 Tháng Tư 2010
Tại
(Amnesty International
Đòan Thanh Liêm
.
Đại hội Thường niên năm 2010 của Tổ chức Ân xá Quốc tế - Phân bộ Mỹ (viết tắt là AIUSA) vừa diễn ra tại thánh phố New Orleans, tiểu bang Louisiana trong 3 ngày từ 9 đến 11 tháng Tư. Với sự tham dự của gần 1,000 đại biểu từ khắp các địa phương của lục địa nước Mỹ và một số khách mời, Hội nghị đã được tổ chức tại khách sạn Marriott trên đường Canal, liền với khu French Quarter nổi tiếng lâu năm của thành phố với nhạc Jazz, với Luis Armstrong, với hải cảng lớn tại cửa sông Mississippi của miền Nam nước Mỹ. Vẫn còn trong tiết xuân, trời nắng đẹp với gió nhẹ từ vịnh Mexico thổi vào, nên khí hậu tương đối mát mẻ dịu dàng, chứ không có nóng nực ẩm thấp như vào mùa hè.
Chủ đề của Hội nghị năm nay là : “Tất cả mọi quyền dành cho mọi người” (All Rights for All People). Chương trình sinh họat trong suốt 3 ngày Hội nghị gồm rất nhiều đề tài được trao đổi và thảo luận trong các phiên họp khóang đại tại đại sảnh đường với sức chứa tới cả ngàn người,và trong các buổi thảo luận từng nhóm tại các phòng nhỏ riêng biệt với cỡ 30-90 người tham dự. Ngòai ra lại còn có khu triển lãm khá rộng, được gọi là “Ideas Fair” dành để trưng bày các hình ảnh, tài liệu và cả một số bức tranh nghệ thuật, tất cả đều liên hệ đến tình hình tranh đấu cho phẩm giá và quyền con người trên tòan thế giới. Với số hội viên lên đến gần 3 triệu, mà thành phần trẻ là sinh viên đại học cũng như học sinh hiện đang chiếm một tỉ lệ đáng khích lệ, AIUSA hiện có đến hàng vạn Nhóm là đơn vị cơ sở tại mỗi địa phương, cũng như tại các trường học. Các Nhóm này bàu ra các đại diện cấp vùng để phối hợp họat động cho nhịp nhàng ăn ý với nhau.
Chi tiết sinh họat của Hội nghị sẽ được lần lượt trình bày tóm tắt theo từng ngày như dưới đây :
A – Ngày Khai mạc : Thứ Bảy 9 tháng Tư 2010
Phiên họp khóang đại được cử hành vào lúc 7.00 tối với chủ đề : “ Nhân quyền : Quá khứ, Hiện tại và Tương lai “, do ông Larry Cox Tổng Thư Ký trình bày. Đặc biệt là bài nói chuyện rất tự nhiên thân mật của Bà Bernice Johnson Reagon đã thu hút được sự say sưa chú ý và cảm phục của tòan thể cử tọa, với nhiều lần được tòan thể hội trường đứng dậy vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt trong nhiều phút (standing ovation). Bà Reagon là một nhân vật xuất chúng, xuất thân từ tiểu bang
Tiếp theo là Lễ Trao “Giải thưởng Ginetta Sagan” năm 2010 cho người đã can trường tranh đấu cho giới phụ nữ và trẻ em, đó là Bà Katsuva thuộc Cộng hòa chủ Dân chủ
B – Ngày thứ hai : Thứ Bảy 10 tháng Tư 2010.
Vì là ngày thứ Bảy, nên số tham dự viên đông hơn hôm trước rất nhiều, với cao điểm lên tới gần 1,000 người. Trong phiên họp khóang đại, đã có sự phát biểu của Dân biểu Cao Quang Ánh thuộc đơn vị bàu cử thứ 2 Louisiana, của Bà Lisa Crooms, Chủ tịch Ủy ban thường trực nhằm vận động cho một Chương trình Họat động mới về Nhân quyền trong nước Mỹ, của Tiến sĩ Garth Graham là Phụ tá Bộ trưởng vềy Y tế cho người Thiểu số và của Nghị sĩ Tiểu bang Louisiana David Vitter.
Tiếp theo là phiên họp khóang đại khác để trình bày về “Người mẹ trong cuộc khủng hỏang về săn sóc y tế : tình trạng tử vong lúc sinh nở”.
Buổi trưa và chiều được dành cho các workshop về nhiều đề tài, điển hình như : “Vận động can thiệp cho các tù nhân lương tâm”, “Vận động đòi hỏi Phẩm giá cho lớp người bị chà đạp nhân phẩm”, “Vận động bãi bỏ Án Tử hình”, “Khủng hỏang tại Myanmar/Miến Điện” v.v…Đặc biệt, trong cuộc bỏ phiếu cho Nghị quyết 1 : “ Đòi hỏi quyền tham dự không bị hạn chế cho ký giả và các tổ chức NGO tại Sri Lanka “, tôi đã biểu quyết ủng hộ và nêu thêm lý do là đây sẽ là một tiền lệ thuận lợi cho người dân dưới chế độ độc tài cộng sản ở Việt nam và Trung quốc. Lập trường này đã được các đại diện người
C – Ngày thứ ba : Chủ Nhật 11 tháng Tư 2010.
Đây là ngày sinh họat cuối cùng của Hội nghị, được dành phần lớn cho việc biểu quyết trong phiên họp khóang đại về các quyết nghị đã được thông qua trong các nhóm đặc trách từ ngày hôm trước. Trong gần 3 giờ thảo luận sôi nổi, Hội nghị đã lần lượt biểu quyết thông qua được tất cả 11 Nghị quyết lien quan đến các vấn đề trọng yếu về họat động và sự điều hành và phối hợp công tác giữa các bộ phận riêng biệt của tổ chức. Điển hình như : “Việc phát triển các Nhóm địa phương “ (Local Group Development), “ Đảy mạnh chiến lược giới trẻ quốc tế”, “ Hợp tác với các định chế bên ngòai” (Partnering with External Institutions), “ Những Thách đố mới về Nhân quyền” (Emerging Human Rights Challenges) v.v…
Đặc biệt, còn có sự trình bày về tình trạng tranh đấu đòi “Bãi bỏ Án Tử hình” trên thế giới, với nhiều diễn giả có kinh nghiệm về các khía cạnh nhân đạo và pháp lý phức tạp của vấn đề. Lời phát biểu của ông John Thompson là người từng bị kết án oan ức và bị giam giữ lâu năm trong phòng giam dành cho người bị kết án tử hình, đã được cử tọa chú ý theo dõi đặc biệt với các chứng từ cụ thể, thiết thực.
Nói chung, thì Hội nghị đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trước hết là thành phần trẻ như sinh viên đã tham dự khá đông, và đã biểu lộ sự nhiệt thành hăng say chín chắn rõ nét của tuổi trẻ với niềm say mê lý tưởng nhân đạo, cũng như sự xác tín về chủ trương tranh đấu bênh vực các nạn nhân của chế độ độc tài chuyên chế. Sự kiện này chứng tỏ tính cách hấp dẫn của phong trào tranh đấu cho Tự do và Nhân quyền hiện nay trên đất Mỹ.
Mặt khác Ban Tổ chức đã tỏ ra rất chu đáo trong mọi chi tiết điều hành của một Hội nghị có tầm vóc quốc tế như thế này. Quả thật AIUSA đã có những đóng góp thật to lớn trong mấy chục năm gần đây, trong nội địa nước Mỹ, cũng như khắp nơi trên thế giới. Đó là khía cạnh rất tích cực và lạc quan cho phong trào nhân quyền trong thế kỷ XXI.
Sau cùng, AIUSA cũng thông báo và mời gọi các thành viên chuẩn bị tham dự Đại hội năm sắp tới được tổ chức tại thành phố San Francisco, California vào ngày 17, 18 và 19 tháng Ba năm 2011, đặc biệt để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tổ chức Amnesty International đầu tiên tại thành phố London năm 1961(1961 – 2011). Đây cũng còn là một cơ hội rất thuận lợi đặc biệt cho giới trẻ Việtnam hiện đang sinh sống và theo học rất đông tại
Đòan Thanh Liêm
.
.
.
No comments:
Post a Comment