Phạm Trần
Đăng ngày 23/04/2010 lúc 00:29:14 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4777
Mới ngày nào mà cuộc chiến ở miền Nam nước tôi, có tên gọi Việt Nam, đã kết thúc đươc 35 năm. Đây cũng là thời gian dài của 12,775 ngày Trời ban cho tôi được hưởng thêm tuổi đời để đau buồn tường trình với độc giả rằng ở nước Việt của chúng ta, dù đã vượt qua được 10 năm đầu của Thế kỷ 21, hãy coàn cảnh người bóc lột người như thời Thực dân-Phong kiến; hãy coàn bất công, kỳ thị và hàng chục triệu người dân, dù lao động đầu tắt mặt tối, vẫn không đủ cơm ăn, quần áo mặc.
Trong khi đó thì thiểu số lãnh đạo và những kẻ có chức, có quyền lại tự do tham ô, nhũng lạm, mua quan bán chức, và những kẻ sống bằng nghề mánh mung, nịnh trên nạt dưới lại giàu có nứt mắt, nhà lầu, xe hơi, ăn chơi trác táng để lại không biết bao nhiêu gương mù trong xã hội. Chuyện quan đầu tỉnh Bắc Giang và một số cán bộ lãnh đạo đảng đã toa rập nhau mua dâm nữ sinh rồi tìm cách che đậy là một tỉ dụ.
Trong khi đó hàng trăm ngàn trẻ em nước ta phải bỏ học vì cha mẹ không đào đâu ra tiền trả học phí và các khoản phụ phí cho nhà trường. Và khi cả nước vẫn coàn phải thi đua học tập câu nói “Không gì quý hơn độc lập tự do” của Hồ Chí Minh thì đồng bào chúng ta chưa có được một ngày ăn nói tự do. Các phương tiện truyền thông tiếp tục nằm gọn trong tay đảng và phục vụ đảng là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà báo.
Đồng bào của chúng ta cũng chưa bao giờ được làm chủ đất nước, dù đảng vẫn bô bô cái miệng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân”!
Vì vậy khi nhà nước CSVN tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày được gọi là “chiến thắng” cuộc chiến 30-4, chúng ta cũng không vui khi thấy phe thắng trận là đảng và quân đội của họ vẫn đắc chí và lạnh lùng mở ra vết thương chiến tranh để khơi dậy loàng hận thù với những người người miền Nam thua trận.
Tuy nhiên hành động của Hà Nội không che giấu được nỗi lo mất chính nghĩa của cuộc họ tự phong là “đại thắng mùa Xuân” năm 1975.
Hãy đọc Nguyễn Đức Độ, Tiến sĩ, viết trong báo Quân Đội Nhân Dân ngày 19-4-2010: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta kết thúc vô cùng vẻ vang và oanh liệt bằng Đại thắng mùa Xuân 1975. Trong những ngày này, không chỉ ở Việt Nam mà coàn ở nhiều nước trên thế giới đang diễn ra nhiều hoạt động thiết thực nhằm tiếp tục khẳng định, tôn vinh tầm vóc vĩ đại của chiến thắng này. Ấy vậy mà trên một số phương tiện thông tin, ấn phẩm, trang web,… đây đó xuất hiện những luận điệu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận tầm vóc chiến thắng vĩ đại đó của nhân dân Việt Nam”.
Nhưng ai là tác giả của những “luận điệu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận tầm vóc chiến thắng vĩ đại” đó ? và tại sao vẫn coàn một phần không nhỏ 87 triệu người dân, cho đến giờ này, vẫn chỉ coi “chiến thắng” ấy là của riêng đảng Cộng sản và những người đi theo họ thay vì của cả dân tộc?
Ông Độ không dám giải thích vì không chịu tìm hiểu hay cố tình che đậy sự thật nên đã viết ra nội dung của thái độ bài xích ấy: “Trước hết, họ tập trung xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam thực chất chỉ là cuộc nội chiến nội bộ giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam do sự khác biệt về lý tưởng cộng sản và không cộng sản. Theo một hướng khác, có luận điệu cho rằng, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là “cuộc chiến tranh uỷ nhiệm” bắt nguồn từ “sự xung đột về ý thức hệ”, các cường quốc lãnh đạo hai khối cộng sản và tư bản sử dụng chiến tranh Việt Nam như là một công cụ để đua tranh sức mạnh cả về kinh tế và quân sự trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Cùng với sự xuyên tạc bản chất cuộc chiến tranh, họ hạ thấp ý nghĩa của chiến thắng, cho rằng “Đại thắng mùa Xuân” không thể gọi là một chiến thắng vẻ vang, mà chỉ là một kết quả tất nhiên khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách đối ngoại, rút quân, cắt viện trợ, bỏ rơi chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hoàa”.
Đó không phải là sự thật, tuy rất phũ phàng, sao? Nếu Nguyễn Đức Độ chịu nghiên cứu và bình tâm nhìn vào sự thật như các ông Tướng Trần Độ, Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (nguyên Bộ trưởng Y tế của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoàa miền Nam Việt Nam) , hay gần hơn là những lời nói tâm huyết của Võ Văn Kiệt, Cựu Thủ tướng nhân dịp kỷ niệm 30 năm của ngày 30-4-2005.
Năm ấy, trong Cuộc phỏng vấn của Báo Quốc tế của Bộ Ngọai giao, ông Kiệt nói: “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu”.
Nội chiến hay ngoại thù?
Nhưng do lý luận không đủ tính thuyết phục để giải cứu cho “chính nghĩa” mạo danh “đánh Mỹ cứu nước” đang lu mờ dần theo thời gian và thái độ cố tình phủ nhận việc đem quân “xâm lăng” miền Nam của đảng CSVN là nguyên nhân của cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn” ở trong Nam mà lịch sử đã phải tự chứng minh rằng khi người Việt hai bên cầm súng bắn nhau thì không phải là người cùng một doàng máu, nói cùng một thứ tiếng giết nhau là gì ?
Vả lại trước khi Mỹ đem quân vào miền Nam tháng 3 năm 1965 thì Cộng sản miền Bắc đã có sẵn khoảng 40,000 quân ở trong Nam, không chịu rút về miền Bắc theo Hiệp định Genève năm 1954. Sau đó, từ năm 1959, Hồ Chí Minh đã quyết định đem quân xâm nhập vào Nam đánh phá Chính quyền non yếu của Việt Nam Cộng Hoàa thì hành động này có phải là “xâm lăng” không ?
Nhưng tại sao, cho đến 35 năm sau mà đảng CSVN vẫn còn phải mệt nhọc chống đỡ cho cuộc xâm luợc miền Nam được ngụy trang là “cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” ?
Bởi vì, ngay sau khi nhờ vào viện trợ súng đạn của Liên Xô và Trung Hoa mà thắng được đạo quân đã cạn kiệt vũ khí của miền Nam, do hậu quả của chính sách “tháo chạy” và “không giữ lời hứa” viện trợ của Hoa Kỳ, thì nhân dân và bộ đội miền Bắc mới vỡ lẽ rằng họ đã bị đảng “đánh lừa” vì nhân dân miền Nam chưa bao giờ bị “Mỹ-Ngụy” kìm kẹp như người miền Bắc bị đảng “bóc lột” đến tận xương tuỷ trong suốt 20 năm chiến tranh. Do đó, mà chiến thắng quân sự của miền Bắc có vẻ vang gì đâu!
Bằng chứng sau đó là cả nước đã bị kiệt quệ trong suốt 10 năm, từ 1975 đến 1985, khiến cho đảng suýt tan hàng rã đám. Đảng Cộng sản Việt Nam đã buộc phải chọn “Đổi mới” để tồn tại thay vì “chết “ tại Đại hội đảng lần VI bằng quyết định đưa người có đầu óc canh tân là Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí thư đảng!
Từ đó đến nay (năm 2010), đảng CSVN đã buộc phải áp dụng đường lối làm kinh tế của chủ nghĩa tư bản để sống còn. Sự thành công cho đến bây giờ đã chứng minh chính sách kinh tế tập trung, bao cấp, giáo điều, trung ương tập quyền của chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn phá sản.
Nhưng tại sao những người CSVN lại tự lừa dối mình khi nói rằng họ đang làm kinh tế thị trường theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” ?
Họ sợ xấu hổ hay ngụy biện để bảo vệ danh dự cho đảng? Chính lối làm kinh tế “mở cửa nửa vời”, tiếp tục kiểm soát của chính phủ mà đất nước chưa khá lên được. Các tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, gian dối thương mại, cạnh tranh bất chính, giấy tờ chồng chất, vô luật pháp đã làm cho nền kinh tế thiếu bền vững, chỉ biết trông cậy vào làm thuê cho nước ngoài là chính.
Đời sống người dân vì vậy vẫn còn đì đẹt theo sau các dân tộc láng giềng, thậm chí thiếu dân chủ và tự do hơn cả dân tộc Kampuchia!
Vì vậy cuộc “giải phóng” miền Nam ngày 30-4-1975 đã bị vô số người dân miền Nam đổi thành ngày “Quốc hận” để vạch ra mặt trái của “chiến thắng Mùa Xuân” mà đảng CSVN không ngừng khua chuông, gõ mõ ca tụng.
Thái độ chính trị này đã làm cho những người làm công tác tuyên truyền Cộng sản rất bối rối. Điển hình như Kim Tôn đã tỏ thái độ mất bình tĩnh trên báo Quân Đội Nhân Dân ngày 18/04/2010: “Nhân dân ta đang tưng bừng kỷ niệm 35 năm chiến thắng vĩ đại ngày 30-4 -1975 - Ngày hội thống nhất non sông, và cùng tưởng nhớ đến những người con của dân tộc đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc và thống nhất đất nước. Các thế hệ, từ những người đã từng trực tiếp hay gián tiếp tham gia các cuộc kháng chiến của dân tộc, đến những người chưa từng trải qua chiến tranh đều đang cùng nhau đánh giá, phân tích để tôn vinh sự hy sinh cống hiến to lớn của các thế hệ trước trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm ngăn chặn chiến tranh đe doạ cuộc sống hoà bình.
Vậy nhưng còn một số người không những vẫn hằn học hoặc cay cú với quá khứ, tiếp tục bằng mọi cách chống phá chế độ một cách quyết liệt, bôi nhọ chiến thắng vinh quang, xúc phạm sự hy sinh to lớn của dân tộc, tiếp tục chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, ngăn cản tiến trình phát triển của đất nước.
Những chiến dịch kiểu “chuyển lửa về quê nhà” sau chiến tranh trong âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, do các lực lượng phản động lưu vong ở nước ngoài thực hiện, đều bị thất bại trước tinh thần cảnh giác cao độ của nhà nước và của nhân dân ta. Tuy nhiên vẫn có những nhóm cực đoan tiếp tục có những bài viết, phát biểu bôi nhọ chiến thắng 30-4, công kích Đảng, chính quyền, đoàn thể trong nước; núp dưới con bài "tự do, dân chủ, nhân quyền" để đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo; cản trở tiến trình đi lên của đất nước...“
Kim Tôn viết tiếp: “Hằng năm, cứ đến ngày này, ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, một số nhóm phản động cực đoan thường tổ chức “ngày quốc hận” để hoài niệm một chế độ tàn bạo ở miền nam Việt Nam (?) đã sụp đổ, hoài niệm thời kỳ đất nước bị chia cắt, tìm cách bôi nhọ những gì tốt đẹp đang diễn ra ở Việt Nam.
Họ ráo riết vận động, thậm chí gây sức ép đòi một số cấp chính quyền hoặc các trường học địa phương ở Mỹ treo cờ vàng ba sọc (của chế độ ngụy cũ) thay vì treo quốc kỳ của nước CHXHCN Việt Nam…
…Cũng vào dịp này, trên một số tờ báo hay trang web hải ngoại, người ta lại thấy xuất hiện những bài viết, bài phát biểu, những tuyên bố hoặc những bài phỏng vấn của các nhân vật chống cộng, chống Việt Nam với quan điểm đầy hằn học và cái nhìn cực đoan về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta. Vin vào những đau thương mất mát, những vết thương còn chưa lành hết, những hậu quả do chiến tranh gây ra, họ đưa ra những đánh giá, nhận xét thiếu khách quan, thậm chí đầy tính kích động và xuyên tạc.
Họ thẳng thừng tuyên bố, “ngày 30-4 là ngày toàn thắng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng là ngày thua của toàn dân tộc".
Những lời thú nhận của Kim Tôn nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày Việt Nam Cộng Hoà bị quân Cộng sản miền Bắc chiếm đóng đã phản ảnh một thực tế phũ phàng là dù có che đây cách mấy, mặt trái của chiến áo “giải phóng miền Nam” trên lưng anh bộ đội đã hiện ra trước mắt mọi người.
Phạm Trần
22/04/2010
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment