Tuesday, July 14, 2009
ĐÔI LỜI VỀ NGUYỄN TIẾN TRUNG
Ðôi lời về Nguyễn Tiến Trung
Trần Khải Thanh Thủy
Monday, July 13, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=97959&z=2
Ðầu năm 2008, khi tôi ra khỏi nhà tù nhỏ, cũng là lúc bác Hoàng Minh Chính mất. Trong số người từ trong Nam ra dự đám tang bác Chính có chị Bùi Kim Thành và Nguyễn Tiến Trung. Qua bạn bè trong ngôi nhà dân chủ, tôi nhận được thông tin Trung sẽ đến “hang đá” thăm tôi... Tâm trạng tôi như một người vừa ra tù gặp lại người thân, bạn hữu mà tôi đã kịp viết trong bài, “Gặp lại người thân như hươu về suối cũ” tràn đầy hứng khởi, hồi hộp và vui vẻ.
Ðám tang qua đi, do được các “đồng chí” công an chăm sóc đặc biệt kỹ lưỡng, không chỉ một chốt mà đặt cả hai chốt canh ở hai nơi: Mẹ đẻ, và xế cửa (tại sân nhà tên trưởng xóm Nguyễn Văn Minh), một con ruồi bay không lọt... nên tôi chỉ có thể làm thơ khóc bác:
Buốt lòng cháu lắm chú ơi,
Nỗi đau khấn bốn phương trời còn đau
Không hiểu sao, sau đám tang, các chốt rút nhổ đi rồi, lời hứa vẫn còn mà Trung không tới?
Dù mừng trộm, mừng hụt nhưng đã đọc các bài viết của Trung, cũng như những lời viết xấu, bôi nhọ Trung trong nước. Nào là con của Phạm Gia Khiêm, kẻ leo cao, luồn sâu, phá hoại phong trào dân chủ, kẻ giả vờ ra mắt tập hợp thanh niên dân chủ, đi khắp đó đây chụp ảnh cả với tổng thống Mỹ, để đánh phá dân chủ Việt Nam, phải cảnh giác cao độ với tên này v.v... Trong thâm tâm tôi vẫn cảm thấy tin tưởng và quý mến Trung, dù niềm tin đó còn mơ hồ, mờ nhạt.
Trước đó, nghe tin Trung về nước, tôi thực sự ngỡ ngàng. Theo người phương Tây nhận định, “Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”... Tự làm phong phú cuộc đời mình gấp ba người khác, chắc Trung thừa hiểu chủ nghĩa xã hội chỉ là một sự bố thí. Còn Tư bản “bóc lột” mới đem lại no ấm đích thực cho mọi người. Chẳng phải thể nghiệm đâu xa, ngay trên chính mảnh đất quê hương Việt Nam, nơi Trung đã sinh ra và lớn lên - nếu chỉ sống bằng cơm thừa, canh cặn do lãnh đạo đảng bố thí, thì đầu năm 1986, cả nước đã ngắc ngoải ôm nhau mà đói, ôm nhau mà khổ, ôm nhau mà gào, ôm nhau mà chết rồi.
Nhờ hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa bơm hơi, tiếp sức mà dân tộc Việt Nam hồi sinh trở lại, không những thoát ra khỏi cái đũng chật hẹp bẩn thỉu của cơ chế quan liêu bao cấp, cái máng nặng mùi cám bã, bo bo, sắn mốc, khoai hà của đảng, mà còn ăn nên làm ra... Nhà nhà bỏ qua giai đoạn quá độ của nền kinh tế bao cấp, thẳng tiến vào chân trời Tư Bản.
... Với tuổi đời 26, đang từ nơi sung sướng, ứ thừa về vật chất, so với mảnh đất Việt Nam do đảng cai trị - thiếu thốn về mọi thứ, lạc hậu về mọi mặt, thấp kém trong mọi lĩnh vực, sao Trung không ở lại như bao người bình thường, may mắn khác? Nào xin làm việc ở nước sở tại, để nhờ can thiệp cho ở lại, nào lấy vợ Pháp, nào xin làm con nuôi người Pháp v.v... Ðiều đó đối với một người trẻ trung, tài giỏi như Trung đâu có khó khăn gì? Sao Trung lại lao đầu về?
Rồi tôi đọc được bài “Tự bạch” của Trung trên blog, đọc như nuốt lấy từng lời, lòng đầy cảm phục: Không ngờ Trung lại đa tài đến vậy, vừa giỏi các môn khoa học tự nhiên, biết thông thạo hai ngoại ngữ Anh, Pháp, vừa bắt kịp thông tin thế giới, lại còn làm được thơ... Trong khi thơ không hề trau chuốt, mà ý vẫn đẹp, mà lời vẫn hay, mà tâm hồn ngập tràn ý chí, như một viên ngọc tỏa sáng giữa bùn lầy nước đọng, nơi thiên đường mù của cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ta sẽ về chốn cũ
Nơi lang sói rập rình
Giữa muôn ngàn thử thách
Lòng ta vẫn kiên trinh.
Quê hương còn đau nặng
Ðâu lẽ ta đứng nhìn?
Gian nan đời nước nhỏ
Ðâu lẽ ta lặng im?
Chân giẫm muôn ngàn nẻo
Qua cả vạn dặm đường
Tự do nơi đất khách
Dân chủ - mộng đêm trường.
Ði tìm người đồng chí
Phối hợp cả trong ngoài
Vận động nơi quốc tế
Hướng về một ngày mai.
Ðường đi còn gian khổ
Nhưng chân cứng đá mềm
Trong hoàng hôn đã thấy
Một mặt trời mọc lên...
Thơ là người, là tiếng nói, sự thổn thức của cõi lòng, cũng là sự tiên đoán của nhà thơ trước thời đại... Qua bao nhiêu hình ảnh sống động của Trung, từ nụ cười rạng rỡ trên đất Mỹ trong lần gặp vợ chồng tổng thống Bush, đến khi trở lại Việt Nam (bị thẩm vấn 3 tiếng đồng hồ trên sân bay Nội Bài, phải nhập ngũ, rồi bị bắt) cũng như qua khẩu khí của Trung trong thơ, tôi như thấy hào khí của nghìn năm sống lại, thấy rõ con đường cha ông đi thưở trước, nghe văng vẳng lời hịch của Trần Quốc Tuấn, “Ta thương tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.” Hay những vần thơ sang sảng, hào hùng, đậm đặc triết lý nhân sinh của nhà cách mạng Phan Bội Châu,
Ví thử đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có chi ai?
Tấm ảnh Trung ngẩng cao đầu trước bọn lang sói, nhìn thẳng vào lũ chúng không một chút e dè sợ sệt, không một chút yếu lòng, phân vân, ngược lại đầy khinh bỉ, như câu thơ nhà cách mạng Phan Bội Châu viết,
Ðất trời nuôi chí trượng phu,
Thế gian thầm mỉa... cái ngu con người,
Một hình ảnh tương phản đối lập. Trước mặt Trung - một nam nhi đại trượng phu, một cây tùng, cây bách reo vi vu trước gió, là một lũ ngu si, đần độn, một bọn ngu trung - vì niêu cơm của vợ con và đồng lương nhuốm máu đồng loại mà sẵn sàng biến mình thành cục phân, bón cho chế độ bạo tàn, mục ruỗng, thối nát của đảng Cộng Sản.
Ngay cả khi Trung ngồi ký các tài liệu tiến bộ, phản ảnh rõ nét hành động ươn hèn của Ðảng Cộng Sản và nhà nước mù lòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với dáng vẻ hết sức điềm tĩnh, tự tin, cũng như cách Trung ra khỏi cửa nhà mình để đến nhà tù nhỏ, theo sau là một lũ đầu trâu mặt ngựa cũng vậy. Không ồn ào la hét, không mảy may run sợ như thể mình đang chơi trò dân chủ, tự do với bọn buôn dân, bán nước, mà sớm muộn gì chúng sẽ phải chết vì bị 87 triệu người dân dồn đuổi sát tận chân tường... Trong tôi lại chợt hiện câu thơ của nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Sá gì một chút... cỏn còn con
... Xin mượn câu kết trong bài thơ Trung viết để khép lại bài này,
Ðường đi còn gian khổ
Nhưng chân cứng đá mềm
Trong hoàng hôn đã thấy
Một mặt trời mọc lên...
Vâng, Trung chính là một mặt trời mọc lên giữa hoàng hôn u ám của nhà nước độc tài xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một mặt trời tỏa rạng bao nhiêu ánh sáng, niềm tin, chân lý để lớp trẻ Việt Nam nhìn thấy, soi đường, đi theo tiếng vọng của ông cha gửi lại, không thể nào ngồi yên được nữa,
Giang sơn chan chứa đôi hàng lệ
Ðời có bao nhiêu sắp sửa rồi
Ðất nước hoang tàn, dân điêu đứng
Thân trai lẽ nào cứ ngồi thôi?
Vì mục tiêu lý tưởng lớn lao, ngược ý đảng, hợp lòng dân, mà Trung phải đi từ thiên đường sáng tới thiên đường mù là nhà tù nhỏ của độc tài, chết chóc.
Hà Nội, 12 Tháng Bảy 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment