Thursday, July 9, 2009

NHỮNG LIỀU THUỐC ĐỘC TRONG VĂN HOÁ


NHỮNG LIỀU THUỐC ĐỘC TRONG VĂN HÓA
LAIQUANGNAM
tải đăng ngày 01.07.2009
http://newvietart.com/index284.html
Tạp chí định kỳ "Kiến thức ngày nay " số 680 ,ngày 01/7/2009 sđd (1) .
Có ông tên là Trần Quang Diệu, [trùng tên danh nhân TQD trong lịch sủ ,chồng của bà BTX ] trong tờ tạp chí định kỳ "Kiến thức ngày nay " số 680 , ngày 1/7/2009 , trong một bài có tên “Cách dùng từ trong ca dao nam bộ “ sau khi dẫn chứng vài câu ca dao nam bộ , nghe chừng đắc ý, ông kết luận cuối bài viết : “Tóm lại trong kho tàng ca dao nam bộ có một bộ phận không nhỏ ca dao có những từ Hán Việt và cũng chính từ những từ Hán Việt này đã làm cho cách thể hiện tình cảm của tác giả dân gian thêm trang trọng và ý vị. Từ Hán Việt cũng làm cho lời ca thêm bay bổng và ngôn ngữ ca dao thêm hoa mỹ hơn” sđd(1)

Ông đã dùng câu gì để đi đến kết luận trên ?

Trong bài viết ông dẫn chứng câu ca dao sau đây :
Mưa sa lác đác gió táp lạnh lùng
Thấy em lao khổ anh mũi lòng nhớ thương
Đường đi biết mấy dặm trường
Hỏi em đã kết can thường đâu chưa?

Ông khen dùng chữ can thường khiến câu thơ trí thức hẳn lên.

Lqn tôi thì nghĩ rằng trong nam bộ ta có một anh nào đó có học vỏ vẻ dăm ba chữ thánh hiền, bí chữ khi gieo vần lục bát cho câu ca dao trên, anh ta chơi luôn hai chữ can thường cho ôm vận mà chẳng hiểu mô tê gì . Tôi tìm hiểu chữ can thường ra răng mà khiến câu ca dao trở nên trí thức hẳn? , tôi bèn ôm tra , 01-tự điển tiếng Việt của Hoàng Phê , Hà Nội : không có , 02-Hán Việt tân tự điển của Nguyễn Quốc Hùng cũng không , 03- tự điển tiếng Việt của Phan Canh , giáo sư ĐH VK SG xưa , cũng không , thời may 04-Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị có . Thanh Nghị ghi : Cang thường ? ; cang thường là do hai chữ tam cương và ngũ thường cộng lại gọi là đạo cương thường . Tam cương là ba mối trong đạo làm người , đạo vua tôi, đạo cha con và đạo vợ chồng ; Ngũ thường là năm đức làm người: Nhân, Nghĩ, Lễ, Trí, Tín.

Vậy câu ca dao " Hỏi em đã kết can thường đâu chưa? " . Vậy chữ can thường là gì ? .
Lại tôi tạm hiểu như vầy : can thường hàm ý rằng em đã) “có nơi nào , đã chọn được ai chưa ?”, thì ra : 1 là tác giả câu ca dao Nam bộ trên hoặc không hiểu chữ Hán Việt trên hoặc là dùng với một sự « phá cách », 2 là ông tác giả bài viết Trần Quang Diệu nọ «đánh bóng cái công ơn khai phá ngôn ngữ tiền nhân Tàu của ông cho dân Đại Việt ta ». Ông TQD giảng dùm câu cuối cho tôi cùng Khách thơ thông câu : Hỏi em đã kết can thường đâu chưa? trước khi ông tán tụng nó , Lai tôi nghĩ nhiều độc giả của tạp chí định kỳ "Kiến thức ngày nay " cũng điếc như Lại tôi .

Giá mà câu ca dao viết nôm na như dzầy
Mưa sa lác đác gió táp lạnh lùng
Thấy em lao khổ anh mũi lòng nhớ thương
Đường đi biết mấy dặm trường
Em không trăn trở “người” luôn nhớ về?

Thay cho câu cuối
Hỏi em đã kết can thường đâu chưa?
Coi bộ dễ hiểu hơn!.

Để nói người Tàu đã hòa nhập vào xã hội ta nên ông dùng tiếp câu ca dao như dzầy :

Gió đưa chú tửng từng tưng
Gặp chị bán gừng na nả nị ơi

Ông giải thích :
Tửng là đường (tiếng Triều châu ) ,. Đường náng nghĩa là Đường nhân .Nị là “you” , tiếng Quảng đông.
Thì ra Tửng là âm Triều Châu ,anh Ba Tàu này nói đớt , ta là Đường nhân (ý nói : « ta là người của nước Đại Đường khi xưa nước tụi bay (nước Việt) là An Nam đô hộ phủ hiểu chưa ? » . Tội cho chị bán gừng, không hiểu chú ba nói gì, nghe chú ba lẽo đẽo theo tán tưởng hay. Về làm vợ nó mới hay cha mẹ mình nó cũng khinh ,vốn xưa ông bà “mầy “là dân nô lệ, bây giờ người Tàu ăn đậu ở nhờ trên quê hương Việt vào thế kỷ 21 mà họ vẫn còn mơ tưởng thời Đại Đường ngày xưa. Vậy đối tượng tán gái của chú ba chính là người phụ nữ cùng khổ,chị bán gừng . Người ở quê mang năm ba bụi, củ gừng ra chợ, số gừng trong cái rỗ có tổng giá vốn chẳng bao nhiêu .Chú Ba tán chị giọng còn nói đớt “na nả “ biết đâu chó ngáp phải ruồi, chị thương , anh được cái gối ôm cho qua ngày đoạn tháng tại xứ người .….

Trong câu ca dao không thấy chị bán gừng có ưng không , Tôi nghĩ chị bán gừng về kể lại với gia đình là ra đường chị gặp một anh “Tửng” , tửng là anh chàng “chạm dây” trong tiếng bình dân Nam bộ, đẹp trai không bằng chai mặt nên anh ta “ họ Tửng “ cứ ra rã hai tiếng Nị …..nị … chị nghe đâu như là :
Gió đưa chú tửng từng tưng
Gặp chị bán gừng ra rả nị ơi

Nhưng người viết bài TQD có vẻ hài lòng lắm. Than ôi thỉnh thoảng đọc đôi bài tán tụng văn hóa Tàu trên tạp chí định kỳ "Kiến thức ngày nay " có nhiều từ “Háng khíu chọ! “.. Không biết Khách thơ có rầu “ thúi ruột” như laiquangnam tui không như khi gặp câu kết luận như trên .


Lại tôi xin trích vài câu ca dao dưới đây trong tập Thi ca bình dân của hai tác giả miền Nam Nguyễn Tấn Long và Phan Canh nói về những hạng đàn bà Việt lỡ lấy tiền nhân của chú :

Thà rằng ăn cá diếc chôi
Còn hơn lấy khách có đuôi trên đầu

hay là :
Trèo lên trái núi mà coi
Kìa kìa Ngô khách mọc đuôi trên đầu
Em ơi anh dạy tiếng Tàu
Tiểu na má nị đâm đầu lấy Ngô .

Trong tiếng Việt “Tiểu na má nị” là âm chửi thề thay cho cụm “Đ. mẹ mầy “ …

Tham vàng lấy được thằng Ngô
Đêm nằm hú hí như vồ đập bông .
Trăm năm trăm tuổi trăm chồng
Hể ai có bạc thì bồng lên trên
Thì ra người phụ nữ lấy chệch (ngô) có thể là thứ phụ nữ bị dạt? .

Đêm ba mươi tết, tết ba mươi
Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú Khách
Một tay cầm cái dù rách
Một tay xách cái chăn bông
Em đứng trên bờ sông
Em trông sang xứ người
Hỡi chú chệch ơi là chú chệch ơi
Một tay em xách quan tiền,
Một tay em cầm thằng bù nhìn
Em ném xuống sông
Quan tiền nặng thì quan tiền chìm
Bù nhìn nhẹ thì bù nhìn nổi ,
Ai ơi của nặng hơn người!


Khách chỉ người Tàu sang ăn nhờ ở đậu đất Việt.
Chệch là ba Tàu , chệch là “ lươn lẹo “ ,là chạch là lươn …
Ngô là triều đại đô hộ bạo tàn với dân Việt , vào thế kỷ thứ 3(năm 248) , và bà Triệu (Triệu thị Trinh) người Thanh Hóa đã cùng anh mình là Triệu Quốc Đạt nổi lên chống lại nhà Ngô (Tàu), từ đó người Việt gọi người Tàu là bọn Ngô để luôn nhớ tội ác của Tàu đối với dân Lạc Việt. Do mất ngôn ngữ quốc âm từ thời Hán Quang Đế sai Mã Viện triệt hạ văn minh Lạc Việt , nên ca dao truyền khẩu được thay cho ngôn ngữ viết , nó đời đời như là “những vết sẹo sau khi bị chém trong trái tim người Việt “.

Cho nên người cha người mẹ Việt luôn than thở:
Cực chẳng đả mới gả con cho chệch
Biết ngày nào hết mệt con tôi !

Tại sao bà mẹ Việt Nam lại than khóc như vậy ?, bởi vì :
Bên Tàu ăn ở ngược xuôi
Cho nên chú chệch mọc đuôi trên đầu !


Thì ra dân Đại Đường (tửng) của chú bị người Mãn Thanh độ hộ gần 400 năm, mãi đến năm 1911 dân Tửng mới giành chủ quyền về tay mình kia mà!
Vậy có cái gì mà Trần Quang Diễu lại kết luận một cách "tự hào" như vậy được nhỉ ?.

© Newvietart.com

No comments: