Tuesday, July 14, 2009

CON RỒNG HOÀ NHÃ và HỌC VIỆN KHỔNG TỬ


Con Rồng Hòa Nhã và Học Viện Khổng Tử
Jocelyn Chey
Đăng ngày 14-7-2009
http://danchimviet.com/articles/1283/1/Con-Rng-Hoa-Nha-va-Hc-Vin-Khng-T/Page1.html

Trung Quốc đang thúc đẩy uy lực uyển chuyển trong lúc tìm cách trở thành một thế lực mạnh mẽ trong các quan hệ thế giới. Năng lực kinh tế cùng nền văn minh lâu đời của họ đã lôi kéo học sinh sinh viên toàn thế giới tìm hiểu và học hỏi về ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là ở các nước như Úc Châu. Mùa hè năm nay, Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trong vai trò đối tác mậu dịch - đồng thời, Thủ tướng vừa thắng cử của Úc ông Kevin Rudd cũng nói được tiếng Hoa, điển hình cho những tác động mà kinh tế và các động lực xã hội có thể tạo nên đối với chính trị. Ông Rudd là người lãnh đạo chính quyền đầu tiên ngoài Đại Trung Hoa có thể thông thạo tiếng Hoa.
Mặc dù vẫn còn đang đầu tư vào uy lực cứng rắn của hệ thống quân sự, Trung Quốc muốn chính thức hóa những lợi ích từ truyền thống dân tộc phong phú của mình bằng cách thiết lập những trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ nối kết với các Đại Học trên toàn thế giới gọi là Học Viện Khổng Tử (HVKT), đặt theo tên của một nhà triết học người Hoa sống vào năm 551 đến 479 trước CN.

Bà Jocelyn Chey, một cựu ngoại giao Úc hiện đang là giảng sư (được mời) của ĐH Sydney, khuyên các ĐH nên cảnh giác đối với những sai lệch có thể xảy ra nếu các HVKT này trở nên năng động hơn trong các chương trình nghiên cứu và giảng dạy của mình. Các HVKT, với lời hứa hẹn sẽ rèn luyện và đào tạo tư cách và vốn luyến sinh ngữ của các nhà ngoại giao và chính trị gia tương lai, đã biểu lộ khả năng thiết lập kế hoạch đường dài của Trung Quốc; một khả năng giống như những gì tổ sư đã dạy. Khổng Tử đã từng nói, “Nếu anh suy nghĩ bằng khoảng cách thời gian của 1 năm, hãy gieo một hạt giống; nếu bằng khoảng cách thời gian của 10 năm, hãy trồng các cây giống; nếu bằng khoảng cách thời gian của 100 năm, hãy dạy cho người ta.” - phỏng theo Yale Global.
----------------------------------------------------------------------------

Con Rồng Hòa Nhã
phỏng theo Yale Global Online đăng ngày 29.11.2007
KD lượt dịch


“Cuộc tấn công đầy sức quyến rũ” của Trung Quốc qua các Học Viện Khổng Tử đã tìm được đồng minh trên khắp thế giới.

SYDNEY: Truyền thông toàn thế giới nhan nhản rất nhiều bản báo cáo về năng lực kinh tế và sức mạnh quân sự đang tăng tiến của Trung Quốc. Nhưng rất ít ai nhận ra những cố gắng thầm lặng của Trung Quốc trong việc xây dựng “quyền lực uyển chuyển” (còn gọi là “quyền lực mềm” – soft power) của mình trong mục đích lâu dài trở thành một Thế Lực Hàng Đầu. Trung Quốc đã tìm ra nguồn gốc của loại quyền lực uyển chuyển này trong nền văn hóa và ngôn ngữ lâu đời hàng thế kỷ của mình.

Không giống như Trung tâm Ngôn Ngữ và Văn Minh Pháp (Allianace Française) hoặc Viện Goethe của Đức, chính quyền Trung Quốc đã cho dựng lên hơn 100 Học Viện Khổng Tử quanh thế giới trong 3 năm qua để giảng dạy tiếng Hoa, đặc biệt là cho các người Hoa sinh sống ở hải ngoại để củng cố mối quan hệ giữa họ và Trung Quốc. Các HVKT này hưởng ứng nhu cầu học hỏi tiếng Hoa đang gia tăng, nhưng đây là một mối họa khi các ĐH trên thế giới buông thả sự giảng dạy và nghiên cứu văn hóa Hoa cho các học viện quản lý bởi chính quyền Trung Quốc.

Trung Quốc đặt tên cho chính sách đối ngoại có tính chiển lược này là “Sự Nổi Dậy Hòa Bình” (Peaceful Rising), phản ảnh kinh nghiệm văn hóa lịch sử trong lúc kết hợp quan niệm về “quyền lực uyển chuyển” được thiết lập bởi Joseph Nye, Chủ nhiệm ĐH chính phủ JFK ở Havard. Ông Nye định nghĩa quyền lực uyển chuyển là khả năng thuyết phục qua văn hóa, giá trị và tư tưởng, trái ngược với “quyền lực cứng rắn” qua sức mạnh quân sự.

Năm 2003, ông Nye lưu ý rằng Trung Quốc có vẻ như không có kinh nghiệm đối với việc sử dụng quyền lực uyển chuyển mặc dù quyền lực kinh tế của họ đang trên đà gia tăng. Bắc Kinh đã ghi nhớ điều này khi nhận thức ra rằng mậu dịch và văn hóa phù hợp với nguyên lý “không gây trở ngại đối với việc nội bộ.” Quyền lực uyển chuyển cũng là một giải pháp đối với vài mối quan hệ quốc tế khó khăn của Trung Quốc, điển hình là các mối quan hệ với Đài Loan và các quốc gia trong vùng Đông Nam Á.

Ngoại giao văn hóa cũng không có gì mới mẻ đối với Bắc Kinh, kẻ chuyên dựa vào “ngoại giao gấu trúc” (panda diplomacy) và “ngoại giao ping pong” để ảnh hưởng quan điểm quốc tế, làm nhẹ căng thẳng của Chiến Tranh Lạnh và tạo phương tiện cho Trung Quốc bước vào bàn cờ thế giới trong thập niên 1980.

Chính quyền Trung Quốc muốn đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên cho mục đích phát triển kinh tế. duy trì một môi trường hòa bình, và giải trù các mối đe dọa bên ngoài. Vì thế họ kết hợp sự quyến rũ của mậu dịch và đầu tư với biện pháp ngoại giao của quyền lực quyến rũ, một phương cách được các lãnh đạo các cơ quan quốc phòng Trung Quốc tán thành. Trung Quốc ứng dụng đường lối ngoại giao này với chính các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, các quốc gia với số đông người Hoa cư ngụ, các quốc gia với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên tối cần cho ngành công nghiệp của Trung Quốc, và các quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ.


Ngày ra mắt Con Rồng Hòa Nhã và Học Viện Khổng Tử tại đại học A&M Texas (nguồn: TexasA&M)
http://danchimviet.com/content_images/Texas%20A&M%20TCI.jpg

Trong nhiều năm gần đây, Đảng CS Trung Quốc đã cải tiến các công cụ tuyên truyền của họ. Các kết quả thăm dò ý kiến công chúng đã cho thấy hiệu quả của việc thúc đẩy mậu dịch phối hợp với phương pháp ngoại giao văn hóa mới mẻ của Trung Quốc. Kết quả thăm dò của Học Viện Lowry ở Úc cho thấy quan điểm người dân cho rằng Trung Quốc là một hiểm họa cho hòa bình và an ninh đã thuyên giảm; các bình luận gia Hoa Kỳ thì lưu ý về “cuộc tấn công đầy sức quyến rũ” của Trung Quốc.

Tháng 10 năm nay (2007), nhà học thức của Bắc Kinh ông Zhang Tousheng đã tổng kết các mục tiêu của chính sách ngoại giao Trung Quốc:
* Quân bình giữa sự ưu tiên của nội vụ và ngoại vụ. Nội vụ được định nghĩa là mục đích đạt được một xã hội “tốt lành” trước 2020 và thiết lập khuôn mẫu nhằm thống nhất Đài Loan.
* Ủng hộ tích cực một viễn ảnh an ninh mới.
* Thiết lập quan hệ đôi bên với các đối tác nước ngoài.
* “Đóng vai trò năng động trong các vấn đề quốc tế với sự nhấn mạnh trong việc gia tăng ‘sức mạnh uyển chuyển’ (soft strength) và đóng vai trò một cường quốc có trách nhiệm.”

Mục tiêu hàng đầu của chính sách ngoại giao Trung Quốc là thống nhất Đài Loan, một múc tiêu mà đối với họ, được xem là nội bộ.
Mỉa may thay, các lãnh đạo chính trị của Đài Loan cũng tán thành việc sử dụng quyền lực uyển chuyển hơn các quốc gia khác trong vùng: Phó Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc ông Lu Hsiao-lien đã viếng thăm Âu Châu năm 2002 và tuyên bố rằng quyền lực uyển chuyển cân xứng với các giá trị được tán thành bởi Đài Loan như dân chủ và quyền bình đẳng cho phụ nữ. Ở một mức độ nào đó, sự tín nhiệm của Bắc Kinh đối với thuật ngoại giao của quyền lực uyển chuyển là thủ đoạn “tôi nữa” (me too), được thúc đẩy bởi nhu cầu qua mặt những gì mà Đài Bắc có thể cống hiến.

Mục tiêu thứ nhì là khiến Trung Quốc trở thành “Quốc Gia Hàng Đầu” trên thế giới hoặc là “Đại Quốc” theo lời của ông Zhang.
Quan hệ quốc tế của Trung Quốc bao gồm người Hoa ở hải ngoại. Điều này bắt đầu từ năm 1909 khi Điều Luật Quốc Gia xem người Hoa sinh sống ở bất kỳ mọi nơi trên thế giới là công dân của Trung Quốc. Chính quyền CS loại bỏ điều luật này vào thập niên 1950, nhưng sự phức tạp trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các cộng đồng người Hoa ở hải ngoại vẫn gia tăng khi nhiều người rời Trung Quốc để làm việc, du học hoặc làm thương mại. Trong khi chính quyền TQ nhìn nhận các công dân người Hoa của nước khác trung thành với quốc gia của họ, các bộ phận của họ ở hải ngoại theo dõi mọi hoạt động của cộng đồng người Hoa địa phương, nhất là các sinh viên ĐH. Điều này khiến các ban ngôn ngữ Hoa ở các ĐH úc trở thành thông dụng như ở ĐH Sydney.

Trung Quốc dựa vào tinh thần quốc gia để bảo đảm sự trung thành của nhân dân và những người sinh sống ở hải ngoại, bắt đầu từ các quan niệm truyền thống về việc Trung Quốc là trọng tâm của nền văn minh thế giới và dân tộc Hán mạnh hơn tất cả các dân tộc khác.
Tinh thần quốc gia này dẫn đến quan điểm cho rằng người Hoa ở hải ngoại mất đi tầm cái gốc văn hóa của họ. Thí dụ như, cựu lãnh đạo Đài Loang ông Lee Ten-hui bị xem là chịu ảnh hưởng nặng từ quá trình tu nghiệp của ông tại Nhật Bản. Quan niệm tương tự cũng xảy ra đối với nhận xét về người Hoa ở Hồng Kông dưới sự thống trị của Anh, học vấn và sự ảnh hưởng đã dẫn đến nhu cầu không chính đáng đòi hỏi quyền tự do dân chủ. Kết quả tất yếu theo quan niệm này là người ta cần phải được cải-tạo về ngôn ngữ Hoa, với bài bản của viên chức chính quyền về lịch sử của Trung Quốc, để có thể yêu nước hơn.

Năm 2003, chính quyền Trung Quốc đã tiết lộ một kế hoạch thiết lập các Học Viện Khổng Tử vòng quanh thế giới như là 1 phần của phương pháp đối ngoại theo quyền lực uyển chuyển. Chỉ mới 30 trước đây thôi, Khổng Tử bị xỉ vả như là một hình tượng tượng trưng cho chế độ phong kiến, vi phạm cơ cấu quyền lực trong xã hội. Thế mà nay, Khổng Tử tượng trưng cho mục đích thống nhất người gốc Hoa trên toàn thế giới theo chính sách ngoại giao văn hóa.

Kế hoạch được quản lý bởi Cơ Quan Quốc Gia Giảng Dạy Ngoại Ngữ Hoa (National Office for Teaching Chinese as Foreign Language - Hanban), có nối kết với Bộ Giáo Dục của TQ và vài cơ quan chính quyền khác. Học viện đầu tiên được thiết lập ở Tashkent (Uzbekistan) vào tháng 6, năm 2004; ĐH Rutgers ở bang New Jersey (Hoa Kỳ) cũng đã mở một học viện vào tháng 11, 2007.
Các HVKT thường được thiết lập trong khuôn viên của các trường ĐH bảo trợ, hưởng lợi ích từ danh tiếng của các trường bảo trợ này trong thị trường cạnh tranh của các lớp giảng dạy sinh ngữ. Sự xếp đặt này giảm thiểu chi tiêu cho chính quyền Trung Quốc; Hanban trợ cấp các học viện này với các khoản trợ cấp nhỏ trong thời gian thiết lập.

Với một quá trình chỉ mới 3 năm, khó mà có thể phân tích cặn kẽ sự quản lý của chính quyền Trung Quốc đối với kế hoạch này, nhưng người ta có thể có một vài quan sát: Các quốc gia trên thế giới hoan nghênh cơ hội giảng dạy Hoa ngữ của kế hoạch này. Các quốc gia dự đoán sẽ gia tăng quan hệ kinh tế và chính trị với Trung Quốc, chẳng hạn như Úc Châu, sẽ có lợi từ việc thông thiểu tiếng Hoa và văn hóa Hoa. Người Úc vừa bầu cử nhà lãnh đạo Công Đoàn ông Kevin Rudd, Thủ tướng nói tiếng Hoa đầu tiên ngoài Trung Quốc. Ông Rudd là sản phẩm của kế hoạch giảng dạy ngôn ngữ Hoa đang tiến triển ở Úc Châu.
Dù vậy, Úc Châu đã có nhiều lớp giảng dạy Hoa ngữ và và văn hóa Hoa cạnh tranh với các HVKT đang có chương trình giảng dạy ủng hộ bới chính quyền TQ với các giảng sư được phê chuẩn bởi TQ. Các HVKT chưa cho biết rằng họ sẽ làm cách nào để giải quyết các học sinh ủng hộ các mục đích chính trị không thích hợp như độc lập cho Đài Loan, xã hội Dân Chủ toàn diện cho Hồng Kông, nhân quyền ở Trung Quốc, tự do tôn giáo, và độc lập cho Uighur và Tây Tạng.

Các HVKT đang nới rộng vai trò giảng dạy của họ. Có một HVKT mở lớp giảng dạy sinh ngữ ở ĐH Dublin . Tháng Tư (2007), ĐH Waseda ở Nhật Bản đã ký một hợp đồng nhằm thiết lập một HVKT mà chính quyền Trung Quốc tiên bố là “viện nghiên cứu HVKT đầu tiên.”
Các ĐH cần phải bảo trì mục đích giảng dạy của mình. Các HVKT có giá trị trong vai trò giúp đỡ tiếp cận văn hóa và tiếp cận cộng đồng. Nhưng nếu các HVKT tiến hành việc nghiên cứu và giảng dạy các lớp ở ĐH, các giáo sư cần phải đề phòng những sai lệch có thể xảy ra. Sự quan hệ gần gũi của các HVKT với chính quyền Trung Quốc và Đảng CS TQ ở mức độ tốt có thể làm ngu đần công cuộc nghiên cứu và ở mức độ xấu, sẽ trở thành công cụ tuyên truyền.

Bài viết này dựa vào một bài giảng ở Học Viện Sydney vào ngày 19.11.2007 và sẽ được phát hành trong 1 bản của tờ Sydney Paper. Hãy nhấn vào
đây để nghe bài giảng trong dạng Podcast hoặc truy cập .mp3 file của bài giảng.
Jocelyn Chey.

No comments: