Yếu
tố địa chính trị trong các dự án kinh tế lớn của Việt Nam
Dư Lan - RFA
2025.04.21
https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/04/22/duong-sat-cao-toc-chinh-tri-trung-quoc-viet-nam/
Chọn
công nghệ nào, nhà thầu của nước nào, vay vốn của ai đều được quyết định bởi ý
chí chính trị của chính phủ nước đó.
Một
đoạn đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông do Trung Quốc xây dựng. (AFP)
Trung
Quốc đã có bước đi đầu tiên để giành miếng bánh kinh tế lớn của Việt Nam. Các dự
án này đồng thời là những quân bài lớn về an ninh quốc gia và ảnh hưởng địa
chính trị ở tầm khu vực.
Ngoài
dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng đã được công bố là sẽ được hỗ trợ thực
hiện bởi Trung Quốc, từ vốn cho tới cả mặt công nghệ, kỹ thuật. Các doanh nghiệp
Trung Quốc cũng đang nhòm ngó các dự án lớn hơn.
Hôm
14 tháng Tư, báo chí trong nước đưa tin Tập
đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với
công ty FECON của Việt Nam về “hợp tác chiến lược toàn diện,” “phối hợp
phát triển” trong các lĩnh vực quan trọng, trong đó có các dự án liên
quan đến an ninh quốc gia như như đường sắt cao tốc bắc-nam, và điện hạt nhân.
Trung
Quốc muốn đón lõng các dự án lớn?
Theo
Giáo sư Carl Thayer, đến thời điểm này, trong số các quốc gia được Việt Nam chọn
làm đối tác cho dự án điện hạt nhân vẫn chưa xuất hiện Trung Quốc.
Tuy
nhiên, như trên đã nói, việc Tập đoàn PowerChina ký kết biên bản ghi nhớ với
công ty FECON của Việt Nam về nhiều dự án, trong đó điện hạt nhân, đặt ra nhiều
dấu hỏi.
Tập
đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc là một công ty nhà nước. FECON là một công ty
tư nhân của Việt Nam. Các dự án mà FECON từng
trúng thầu ở
Việt Nam cho thấy công ty này có thể không phải là một công ty tư nhân “bình
thường”.
Trong
số các dự án xây dựng mà công ty này từng đảm trách toàn bộ hoặc một phần, có
Trụ sở Cục An ninh Điều tra - Bộ Công an, Trụ sở Bộ Ngoại giao mới, Sân
bay Long Thành, Trụ sở Công an tỉnh Quảng Ninh, Trụ sở Tập đoàn Viettel.
FECON cũng đã tham gia các dự án đường sắt đô thị của Việt Nam như tuyến Metro
số 3 ở Hà Nội (dự án đường sắt
đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội) và là nhà thầu xây dựng nhiều dự án điện
gió, điện mặt trời và các dự án liên quan khác.
Theo
ông Hồ Như Ý, việc các tập đoàn Trung Quốc tìm kiếm liên doanh với các công ty
việt nam rõ ràng là có ý định đi tắt đón đầu, lợi dụng các sức ép chính trị,
kinh tế và vốn vay từ Trung Quốc đối với Việt Nam để chia miếng bánh dự án.
Trong bối cảnh đó, rõ ràng bài toán địa chính trị của Việt Nam đối với các dự
án kinh tế lớn sẽ trở nên khó khăn hơn.
No comments:
Post a Comment