Tác giả chùm ảnh
ngày 30/4 kể lại khoảnh khắc Sài Gòn sụp đổ
BBC News Tiếng Việt
22
tháng 4 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgrgdn0k7zno
Nhiếp
ảnh gia Nguyễn Đình Đạt chia sẻ rằng những tấm hình ông chụp lại là vào
"thời khắc giao thừa giữa hai chế độ", như cách cố Thủ tướng Võ Văn
Kiệt từng nói "có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn".
Một
tấm hình mà ông Nguyễn Đạt (phải) khi ấy 19 tuổi đã chụp vào ngày 30/4/1975
Gần
50 năm trước, chàng thanh niên 19 tuổi Nguyễn Đạt (họ tên đầy đủ là Nguyễn Đình
Đạt) sống trên đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn, nay là đường Lê Văn Sỹ, quận
3, TP HCM.
Vào
buổi sáng 30/4/1975, ông nghe tiếng người ồn ào, rồi khi chạy ra ban công, ông
nhìn thấy hai lính phi công quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nép dưới hiên nhà
hàng xóm đang vội cởi bỏ đồng phục và họ được "người dân thảy cho cái áo,
cái mền để che thân". Ông hiểu rằng Sài Gòn đang sắp có một sự thay đổi lớn.
"Tôi
chạy vào nhà lấy máy chụp hình và ào ra đường để trông chờ những khoảnh khắc trọng
đại vì tôi mê chụp hình từ bé, từ năm 12 tuổi. Lúc đó tôi muốn lưu giữ tất cả
những sự chuyển động, sự thay đổi và với tuổi 19 sức sống mãnh liệt, tôi cứ lao
đi chụp. Tôi nghĩ nhờ vậy mà tôi mới chụp được bộ ảnh này," ông Đạt chia sẻ
với BBC News Tiếng Việt.
Sinh
ra và lớn lên tại Sài Gòn, vào năm 1974, ông được cha mẹ cho theo học một lớp
chuyên về chụp hình chân dung và phóng sự cũng như học tráng phim. Ông Đạt cho
biết người thầy ông theo học là nhiếp ảnh gia quân đội VNCH - Trung tá Nguyễn
Ngọc Hạnh. Ông Hạnh là tác giả của tấm hình Vá cờ nổi tiếng.
Với
nhiệt huyết của tuổi đôi mươi, ông Đạt cầm theo hai chiếc máy chụp hình Nikon
FTN 50mm và Leica M3 để chụp đoàn quân cộng sản đi qua góc đường Trương Minh Giảng
nhà ông và rồi ông nhờ bạn lái xe hơi chạy khắp thành phố, qua Thủ Đức, Phú Nhuận,
Bình Thạnh, Thị Nghè,... để ghi lại những hình ảnh mà ông cho là "chỉ
thoáng qua trong phút chốc, không thể lấy lại được".
Cách
đây 50 năm, máy chụp hình là món hàng xa xỉ. Ông Đạt nói rằng chỉ có những người
yêu nhiếp ảnh lắm và có điều kiện mới sở hữu máy chụp hình và thời điểm ôm máy
đi chụp, ông cũng chỉ thấy một vài phóng viên nước ngoài tác nghiệp mà thôi.
"Tôi
chụp được hình người lính VNCH với phục trang, súng ống đầy đủ di chuyển từ Bà
Quẹo, Hóc Môn về hướng trung tâm thành phố. Sau đó là hình ảnh những người lính
VNCH cởi áo, cởi quần, chỉ còn cái quần đùi nhưng cổ vẫn đeo thẻ bài đi ngang
nhà tôi.
No comments:
Post a Comment