Thiết kế tại Mỹ, sản
xuất tại Trung Quốc: Apple mắc kẹt trong cuộc chiến thuế quan
Annabelle Liang
Phóng
viên kinh doanh
Singapore
20
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp8j9ynn014o
Đi
hay ở? Trung Quốc – nơi có hơn một tỷ người tiêu dùng – là thị trường lớn thứ
hai của Apple.
Mỗi
chiếc iPhone đều có nhãn với ghi chú rằng nó được thiết kế tại California.
Dù
chiếc điện thoại hình chữ nhật bóng bẩy – thứ chi phối cuộc sống của nhiều người
trong chúng ta – thực sự được thiết kế tại Mỹ, nhưng rất có thể nó đã được sinh
ra cách đó hàng ngàn dặm, tại Trung Quốc: quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất từ các
mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hiện đã tăng lên đến 245%
đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Apple
bán hơn 220 triệu chiếc iPhone mỗi năm và theo hầu hết các ước tính, cứ mỗi 10
chiếc thì có 9 chiếc được sản xuất tại Trung Quốc. Từ màn hình bóng loáng đến
các bộ pin, chính tại Trung Quốc, nhiều linh kiện trong các sản phẩm của Apple
được sản xuất, gia công và lắp ráp thành iPhone, iPad hoặc Macbook. Phần lớn
trong số đó được vận chuyển sang Mỹ, thị trường lớn nhất của Apple.
May
mắn cho Apple, Tổng thống Donald Trump đã bất ngờ miễn trừ cho điện thoại thông
minh, máy tính và một số thiết bị điện tử khác khỏi các mức thuế này vào tuần
trước.
Nhưng
sự an tâm đó không kéo dài được lâu.
Tổng
thống Trump sau đó đã gợi ý rằng sẽ có thêm nhiều mức thuế nữa: "KHÔNG AI
được 'thoát tội'", ông viết trên Truth Social, khi chính quyền của ông điều
tra về "chất bán dẫn và TOÀN BỘ CHUỖI CUNG ỨNG ĐIỆN TỬ".
Chuỗi
cung ứng toàn cầu – điều mà Apple từng coi là thế mạnh – giờ đây lại trở thành
điểm yếu.
Mỹ
và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau. Và mức thuế choáng váng của Trump đã đảo lộn mối quan hệ đó chỉ sau một
đêm, dẫn đến một câu hỏi không thể tránh khỏi: bên nào phụ thuộc nhiều hơn?
Phao
cứu sinh trở thành mối đe dọa
Trung
Quốc đã hưởng lợi rất lớn từ việc trở thành nơi đặt các dây chuyền lắp ráp cho
một trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới.
Đó
là một "tấm danh thiếp" gửi tới phương Tây về năng lực sản xuất chất
lượng cao và điều này đã góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nước.
Apple
bước vào thị trường Trung Quốc vào những năm 1990 để bán máy tính thông qua các
nhà cung cấp bên thứ ba.
Vào
khoảng năm 1997, khi đang trên bờ vực phá sản do khó khăn trong việc cạnh tranh
với các đối thủ, Apple đã tìm thấy một chiếc "phao cứu sinh" tại
Trung Quốc.
Lúc
bấy giờ, nền kinh tế trẻ của Trung Quốc đang dần mở cửa cho các công ty nước
ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất và tạo thêm việc làm.
No comments:
Post a Comment