Sunday, April 20, 2025

KÊNH ĐÀO PHÙ NAM : TRUNG QUỐC và CAMPUCHIA KÝ THỎA THUẬN 1,2 TỶ USD (BBC News Tiếng Việt)

 



 

Kênh đào Phù Nam: Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận 1,2 tỷ USD

BBC News Tiếng Việt

20 tháng 4 năm 2025

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c93gwwjq70zo

 

Trung Quốc và Campuchia đã ký thỏa thuận gần 1,2 tỷ USD về dự án kênh đào Phù Nam Techo trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Bân khẳng định Trung Quốc hoàn toàn thấu hiểu nhu cầu của Campuchia đối với dự án kênh đào Phù Nam Techo và sẽ tiếp tục hỗ trợ.

Phó Thủ tướng Sun Chanthol, thay mặt chính phủ Campuchia, và ông Ieng Sunly của Công ty TNHH Đường thủy Nội địa - Ven biển Funan Techo, đối tác từ khu vực tư nhân, đã ký thỏa thuận, theo báo Khmer Times.

 

"Là tuyến giao thông thủy nội địa và công trình hạ tầng giao thông quan trọng tại Campuchia, Dự án FTC sẽ trở thành động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giảm đáng kể chi phí logistics tổng thể tại Campuchia, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp của của Campuchia vươn lên phân khúc trung và cao trong chuỗi giá trị," Khmer Times dẫn lời ông Vương Thông Châu, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC).

 

Dự án được phát triển theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), trong đó các nhà đầu tư Campuchia nắm giữ 51% cổ phần và các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ 49%, theo AP News.

 

Báo này cũng cho biết Tổng công ty Xây dựng Giao thông Trung là công ty mẹ của Tập đoàn Đường cầu Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation) - nhà thầu thi công dự án đoạn từ sông Bassac đến tỉnh ven biển Kep.

 

Tập đoàn nhà nước khổng lồ này đã chịu sự giám sát chặt chẽ vì những cáo buộc liên quan đến các vụ bê bối tài chính. Công ty này cũng nằm trong danh sách đen của Mỹ vì vai trò của mình trong việc giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/efd7/live/fda69010-1dab-11f0-b265-abe347419ae3.png.webp

Bản đồ : Tuyến kênh đào Phù Nam Techo

 

Kênh đào Phù Nam Techo dài 151,6 km, kéo dài từ sông Bassac gần Phnom Penh tới tỉnh ven biển Kep, sẽ tạo ra một hành lang thủy nội địa – hàng hải mới có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải toàn phần (DWT) lên đến 3.000 tấn. Dự án, với kinh phí ước tính 1,7 tỷ USD, bao gồm việc đào kênh, xây dựng âu tàu (khóa nước) và hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho hàng hải và logistics.

 

Ngoài thỏa thuận này, Trung Quốc và Campuchia đã ký kết hơn 30 văn kiện hợp tác song phương khác, theo Tân Hoa Xã.

 

Động thái mới này diễn ra trong chuyến công du của ông Tập Cận Bình tới ba nước Đông Nam Á, gồm Việt Nam, Malaysia và Campuchia – chuyến đi được cho là để gia tăng quan hệ với các nước trong khu vực trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng.

 

Những bất lợi đối với Việt Nam

 

Thông báo của lễ ký kết ngày 17/4 đã khẳng định rằng "một bản đánh giá cặn kẽ tác động môi trường, do 48 chuyên gia cùng thực hiện, đã xác nhận rằng tác động môi trường [của kênh đào Phù Nam Techo] là tối thiểu."

 

Tuy nhiên, từ trước tới nay, Việt Nam được cho là sẽ gặp bất lợi khi kênh đào Phù Nam Techo đi vào hoạt động.

 

Theo AP News, các nhà phê bình đã bày tỏ lo ngại rằng con kênh có thể gây xáo trộn nghiêm trọng đến quy luật lũ tự nhiên của sông Mekong. Những xáo trộn này có thể dẫn đến tình trạng hạn hán tồi tệ hơn và sự suy giảm lượng phù sa giàu dinh dưỡng, vốn rất quan trọng cho sản lượng lúa gạo của Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long – khu vực nuôi sống hàng triệu người, đóng góp lớn vào xuất khẩu gạo của Việt Nam.

 

Vấn đề này đã được nhắc tới trong một bài nghiên cứu đăng vào tháng 1/2025 trên tạp chí khoa học Nature có nhan đề "Better plans are needed for mitigating the ecological impacts of Cambodia's Funan Techo Canal" (Tạm dịch: Cần có kế hoạch tốt hơn để giảm thiểu tác động sinh thái của Dự án Kênh đào Phù Nam Techo tại Campuchia).

 

Theo bài báo, con kênh này có thể gây tổn hại tới hệ sinh thái và có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp.

 

"Không chỉ có những lo ngại về tác động sinh thái của con kênh đối với các hệ sinh thái đa dạng và mong manh của khu vực, mà còn có những cơ hội chưa được khai thác để giảm thiểu tác động," các tác giả nghiên cứu nêu.

 

Họ nhận định rằng các mối nguy tiềm ẩn của dự án bao gồm việc gia tăng rủi ro thiên tai cực đoan, thiệt hại cho các hệ sinh thái đầm lầy, sự lây lan của các loài xâm lấn, cũng như gia tăng độ mặn – điều này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp và an ninh lương thực của các cộng đồng địa phương.

 

Kêu gọi "các kế hoạch tốt hơn" để giảm thiểu tác động, các nhà nghiên cứu đề xuất Campuchia áp dụng một hệ thống quản lý nước linh hoạt, bao gồm việc xả nước từ con kênh trong thời gian hạn hán.

 

XEM TIẾP >>>>>

 

 




No comments: