Tại
sao Trung Quốc lại tận hưởng sự suy sụp của nước Mỹ dưới thời Donald Trump
2.4.25
https://www.phantichkinhte123.com/2025/04/tai-sao-trung-quoc-lai-tan-huong-su-suy.html
HÌNH
:
Tập
Cận Bình vỗ tay sau một trong những bài phát biểu của ông trước Bộ Chính trị
ĐCSTQ. Nguồn: Saudi Gazette.
Trung
Quốc và đồng minh Nga có mọi lý do để hoan nghênh lập trường mà Donald Trump
đưa ra kể từ ngày 20 tháng 1, ngày này qua ngày khác, dường như báo hiệu sự kết
thúc của vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới.
--------------------------------------------------------
Đối
với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, những tuyên bố gần như hàng ngày của
Donald Trump có nghĩa là đã đến lúc đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Châu Á và có lẽ cùng là
dịp để chiếm lấy Đài Loan.
Hầu
như không có ngày nào trôi qua mà Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ không công bố
các biện pháp mới phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc, bao gồm: hủy bỏ chương
trình chủ yếu là nhân đạo của USAID, vốn là công cụ chính của quyền lực mềm của
Mỹ, và chấm dứt viện trợ tài chính cho VOA (Voice of America) và RFE (Radio
Free Europe), những chương trình phát sóng dựa trên các giá trị dân chủ được
nghe rộng rãi ở Châu Á. Hàng trăm nhân viên của hai đài phát thanh này, bị
Donald Trump và Elon Musk người được ông che chở, gọi là “những kẻ cực tả
điên rồ”, đã bị ban lãnh đạo của hai đài phát thanh này sa thải chỉ trong một
ngày, hai đài phát thanh mà các chương trình được phát bằng sáu mươi ngôn ngữ
và được hơn 420 triệu người ở hơn một trăm quốc gia lắng nghe.
Những
nước đầu tiên vui mừng là Nga, Trung Quốc và Iran. “Đây là một quyết định
ngoạn mục của Trump”, Margarita Simonyan, người viết xã luận của kênh truyền
thông RT của Nga, thốt lên. “Chúng tôi không thể đóng cửa chúng, nhưng chính
Mỹ đã tự gánh vác việc này”, lời giải thích của bà được kênh truyền hình
Pháp FR24 trích dẫn. Trong một bài xã luận, tờ Global Times, một tờ nhật
báo tiếng Anh với giọng điệu dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ và là một chi nhánh của
tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã
cáo buộc VOA là “một cơ quan sản xuất ra những lời dối trá và được biết đến
rộng rãi là cỗ máy tuyên truyền của Washington”. Tại Iran, một số cơ quan
truyền thông đã hoan nghênh quyết định của Donald Trump khi ngừng “lãng phí
tiền trả cho các nhà báo tham nhũng” mà mục tiêu là lật đổ chế độ giáo sĩ.
Đối
với Martin Scott, giáo sư và chuyên gia truyền thông tại Đại học East Anglia ở
Vương quốc Anh, việc buộc VOA và FRE phải im tiếng “không giống như đóng cửa
bất kỳ cơ quan truyền thông nào khác” vì cả hai đều “thể hiện các giá trị của
Mỹ về tự do và dân chủ”. “Tác động của sự mất mát này sẽ rất lớn”, Alu
Kurmasheva, nữ nhà báo của RFE, người vừa được thả khỏi nhà tù ở Nga trong một
cuộc trao đổi tù nhân giữa Washington và Moscow, dự đoán. “Nước Mỹ sẽ kể câu
chuyện của mình như thế nào từ bây giờ?” bà nói. Vì thiên nhiên ghét sự trống
rỗng, nên không còn nghi ngờ gì nữa, khoảng trống do việc từ bỏ hai đài phát
thanh này để lại sẽ nhanh chóng được lấp đầy bởi các đài phát thanh Nga và
Trung Quốc, vốn từ lâu đã quen với việc phát tán hàng ngày thông tin sai lệch về
Phương Tây và hệ thống dân chủ nói chung.
Một
quyết định tai hại khác: đó là việc đóng cửa văn phòng chuyên chống thông tin
sai lệch của nước ngoài, GEC, một đơn vị của Bộ Ngoại giao nhưng lại đóng vai
trò cốt yếu trong việc đánh bật các nỗ lực can thiệp từ Trung Quốc hoặc Nga, mà
Elon Musk đã so sánh với mối đe dọa đối với nền dân chủ vì nó phạm cái tội là “sự
kiểm duyệt của chính phủ” chống lại những người bảo thủ ở Mỹ.
No comments:
Post a Comment