Wednesday, April 16, 2025

MÔ HÌNH ĐỊA PHƯƠNG 2 CẤP VÀ SỐ PHẬN CÁC THÀNH PHỐ  (Nguyễn Ngọc Chu / Facebook)

 



MÔ HÌNH ĐỊA PHƯƠNG 2 CẤP VÀ SỐ PHẬN CÁC THÀNH PHỐ    

Nguyễn Ngọc Chu

16-4-2025  06:41   

https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/pfbid02WjKNLin1jdQbef86LnFaBVbarxyd6QwYYQPrw4E6tUGuybrkTUekexEtB5GgjHhzl

 

Thời gian gần đây, nhiều người lo lắng đến số phận của 85 thành phố trực thuộc tỉnh trên toàn quốc. Trong số chúng, nhiều thành phố có lịch sử lâu đời hàng trăm năm, nhiều thành phố được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế. Sự lo lắng nằm ở chỗ, với chính quyền địa phương 2 cấp đang dự kiến thực thi, dường như có ý định chia nhỏ các thành phố thành các phường cơ sở trực thuộc tỉnh. Thành phố sẽ biến mất.

 

Từ thời TBT Trường Chinh đã đề cao khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Về chính quyền địa phương 2 cấp, sự tham gia của dân theo khẩu hiệu trên chưa rõ mức độ, nhưng được dân lo lắng, là phúc đức cho quốc gia.

 

Lo lắng là dễ hiểu. Vì chưa có thực tiễn. Vì khẩn trương gấp rút. Vì vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Mà vấn đề lại phức tạp và hệ trọng. Bởi liên quan đến thay đổi cấu trúc quản lý, tác động sâu rộng toàn diện lên đời sống nhân dân trên toàn quốc.

 

Nhưng nếu nghiên cứu kỹ về mô hình địa phương 2 cấp của các nước tiên tiến đi trước để tham chiếu, thì nỗi lo có cơ hội vơi đi - khi biết lựa chọn cách tiếp cận đúng. Trong trường hợp ngược lại, không chỉ là lo, mà có nguy cơ đối mặt với tác động tiêu cực.

 

Có các quốc gia tiên tiến với mô hình quản lý 4 cấp, như Pháp, Đức, Trung Quốc. Có các quốc gia tiên tiến với mô hình quản lý 3 cấp như Nhật Bản, Na Uy, Thuỵ Điển. Trong sự kiên quyết của Việt Nam hiện thời về từ bỏ mô hình quản lý 4 cấp để chuyển sang mô hình 3 cấp có ảnh hưởng của các mô hình quốc tế. Với nhiều người, ảnh hưởng của Nhật Bản là không nhỏ.

 

Nhưng không phải cái gì thực thi ở Nhật Bản thì mang về áp dụng được ở Việt Nam. Cũng như vậy đối với Trung Quốc. Nhiều điều ở Trung Quốc, ở Nhật Bản triển khai được mà ở Việt Nam lại không thể. Điều này lý giải tại sao, có nhiều đoàn đi khảo sát ở nước ngoài, đưa mô hình nước ngoài về Việt Nam lại không thành công..

 

Bởi thế, xin viện dẫn sơ lược về mô hình địa phương 2 cấp của Nhật Bản để có thông tin tham khảo [1,2,3]. Nhìn kỹ, hiểu đúng, thì sẽ thấy trong mô hình địa phương 2 cấp của Nhật Bản, các thành phố cấp dưới của tỉnh, không những không bị xé nhỏ, mà còn cơ cơ hội phát triển, từ cấp ‘Thành phố thông thường’ (一般市 – Ippanshi) mở rộng thành cấp ‘Thành phố trung tâm’ lên đến cấp ‘Chính lệnh thành phố - Thành phố chỉ định bở Chính phủ’(政令指定都市 – Seirei Shitei Toshi).

 

Chỉ cung cấp thông tin để tham khảo. Cần phải có nghiên cứu thực tế kỹ lưỡng. Tránh trường hợp chữ ‘Tác’ đánh chữ ‘Tộ’. Và hậu quả là “Kiện” trông ra “Tiệp” hỡi trời ơi!

 

 

XEM TIẾP >>>>>   





No comments: