Dân
bình luận về quan chức Việt trên khán đài xem bóng đá!
Diễm
Thi, RFA
2022.05.24
Hình
ảnh một số lãnh đạo Việt Nam ngồi xem bóng đá hôm 22/5/2022.
Ảnh chụp từ màn hình
Tối 22
tháng 5 năm 2022, trên các trang mạng xã hội lan truyền bức ảnh một số lãnh đạo
Việt Nam như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh
Chính… ngồi trên khán đài xem trận đá banh giữa Thái Lan và Việt Nam với trang
phục và trà nước bị cho y như đang đi họp.
Cùng ngày,
một bức ảnh khác cho thấy bảng tên của lãnh đạo trên khán đài trong trận đấu
bóng đá nữ cũng gây phản ứng trên mạng xã hội. Bức ảnh có tên ông Nguyễn Xuân
Ký, bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ninh, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, cựu chủ tịch Quốc Hội
Việt Nam.
Năm 2018,
bà Ngân từng gây tranh cãi với hình ảnh bà vừa bắt tay vừa xoa đầu hai cầu thủ
Quang Hải và Công Phượng của đội tuyển U23 Việt Nam. Trong khi báo chí Nhà nước
gọi hành động của bà Ngân là “cử chỉ thân thương”; “trìu mến xoa đầu” thì cư
dân mạng cho rằng đây là hành động trịch thượng, bề trên của bà Chủ tịch Quốc Hội.
Với tư
cách là một người dân, nhà báo Nguyễn Ngọc
Già nhận định:
“Thứ nhất
là cho đến nay, quy định 5K vẫn còn nguyên giá trị. Trong khi họ là lãnh đạo cấp
cao và cấp cao nhất nhưng chính họ đang vi phạm. Đó là điều đáng trách. Luật họ
làm ra nhưng chỉ áp dụng cho dân. Chính họ vi phạm luật pháp làm mất đi tính
thượng tôn. Thứ hai, trong tình hình kinh tế xã hội có thể nói là rất bi đát đã
được rất nhiều chuyên gia cảnh báo, thế mà họ vẫn có thể điềm nhiên, hồ hởi,
vui vẻ ngồi coi đá banh thì thú thật tôi không thể tưởng tượng nổi dân tộc Việt
Nam lại bất hạnh như thế, khi có những công bộc như vậy. Thái độ của họ với tư
cách là những lãnh đạo cấp cao và cấp thấp nhất đã phản ánh một thứ đạo đức suy
đồi tận cùng, không còn cứu vãn được nữa.
Đó cũng
là hiện thân của những hình ảnh dân chúng đổ ra đầy đường đều không thực hiện
5K đã đành, lại còn có những hành động kỳ quái chỉ với mục đích ăn mừng thắng một
trận đá banh.
Điều
đáng lên án nhất đối với những lãnh đạo cấp cao và cấp cao nhất của nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam, cụ thể là Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo, Bộ Văn
hóa, Thể thao-Du lịch và thậm chí Quốc hội, họ không hề có một lời nào để ngăn chặn những
hành vi gọi là ‘điếm nhục’ quốc thể. Với tư cách là một công dân của nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tôi cảm thấy nhục nhã và tuyệt vọng
trong cái tình hình hiện nay của Việt Nam.”
Những
“hành động kỳ quái” mà nhà báo Nguyễn Ngọc Già nói đến là hình ảnh khỏa thân của
một vài bạn trẻ khi đổ ra đường ăn mừng chiến thắng, hoặc những tấm bảng viết
những từ ngữ, hình ảnh bị cho là xúc phạm đội tuyển Thái Lan và phi thể
thao.
Có lẽ chỉ
có Việt Nam mới có những hình ảnh bị coi là dị hợm như thế cả trên khán đài lẫn
ngoài đường sau chiến thắng. Nhạc sĩ Lê
Thiệu nhận xét:
“Nguyên
thủ trên thế giới thì người ta vẫn đi xem bóng đá bình thường, chỉ có điều an
ninh thì bảo đảm thôi. Nhưng mà ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì
các quan chức rất là quan cách. Vừa rồi trong trận chung kết bóng đá thì các vị
nguyên thủ ngồi xem phải có một cái bàn để trà nước, chưa kể là họ có đội an
ninh bảo vệ rất là nhiều. Những chi phí đó rất là tốn kém, nhưng cũng tạm chấp
nhận nếu họ là nguyên thủ như Thủ tướng hay là Chủ tịch nước chẳng hạn. Đằng
này, có những quan chức rất làng nhàng chỉ ở cấp sở hay cấp huyện mà khi đi xem
thể thao cũng để bảng tên trước mặt. Người dân rất dị ứng với những hình ảnh
này.
Lần đầu
tiên tôi thấy chứ hồi nào giờ đâu có. Những hành động trơ trẽn, phi văn hóa
càng ngày càng nhiều. Bộ mặt của họ càng ngày càng dày, không biết dị hợm hay xấu
hổ; không biết cái gì nên làm, cái gì không.”
Chiếc áo
vest của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính không cài một cái nút nào khi đứng
cạnh Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Photo: Chính phủ
Nhiều người
cho rằng, thể thao kết nối con người với nhau qua sự bình đẳng. Nhìn những bức ảnh
nguyên thủ các nước dân chủ đi xem các trận đấu thể thao, người ta cảm nhận sự
gần gũi, hòa đồng với người dân trong trang phục giản dị, chỗ ngồi không quá
khác biệt. Có chăng chỉ là an ninh hơn mà thôi. Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nêu quan điểm của ông với RFA qua ứng
dụng Facebook Messenger:
“Ở các
nước tự do dân chủ, cứ khoảng bốn năm một lần, người dân có quyền lựa chọn những
người lãnh đạo quốc gia. Nếu những vị lãnh đạo nào có vẻ lạnh nhạt, xa rời quần
chúng thì chắc sẽ không được phiếu tái cử. Cho nên, người lãnh đạo luôn phải
tìm cách tạo cho mình hình ảnh gần người dân nhất. Và thể thao, nhất là những
môn thể thao được cả nước yêu thích là phương tiện tốt nhất để làm công tác
quan hệ công chúng này. Khi đó các lãnh đạo muốn được gần dân, chia sẻ nỗi buồn
vui của họ. Một hình ảnh đẹp nhất của lãnh đạo là một lãnh đạo gần gũi nhất với
đám đông chung quanh mình. Tôi nghĩ các lãnh đạo CSVN chưa chia sẻ những giá trị
"dân chủ" này!”
Câu chuyện
văn hóa của lãnh đạo Việt Nam là câu chuyện dài, đáng buồn mà những người trò chuyện
với RFA đều thừa nhận. Nhiều người còn nhớ vào tháng 5 năm 2016, cách nay đúng
sáu năm, chính quyền Việt Nam đưa các cô gái Việt Nam trong trang phục áo tứ
thân hở hang ra múa hát trong buổi tiệc chiêu đãi cấp nhà nước đối với Tổng thống
Hoa Kỳ lúc đó là ông Barack Obama.
Gần đây nhất
là chiếc áo vest của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính không cài một cái nút
nào khi đứng cạnh Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm 12 tháng 5 năm 2022 tại White
House.
Cũng trong
chuyến đi Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, trang web Bộ Ngoại
giao Mỹ xuất hiện đoạn clip ngắn cho thấy cách nói chuyện và ngôn từ của các
quan chức Việt Nam bị cư dân mạng gọi là ‘vô văn hóa, làm xấu hổ người Việt
trong nước’.
VIDEO :
Thủ tướng Phạm
Minh Chính: "Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó, có sợ gì đâu!"
https://www.youtube.com/watch?v=wn-mqp2bE0w
----------------------
Tin,
bài liên quan
Vì
sao việc hát quốc ca bị cấm trên sân vận động trước mỗi trận bóng đá ở Việt
Nam?
Chiến
thắng SEA Games: bài học lớn cho lãnh đạo Việt Nam!
Trả
Bóng đá Việt Nam về vị trí vốn có
Xuống
đường cổ vũ bóng đá là cách để người dân giải tỏa tâm lý
No comments:
Post a Comment