Chiến tranh Ukraine: Những người Nga bất tuân, lên tiếng về cuộc chiến
tranh
Sarah Rainsford
Phóng
viên Đông Âu, Andriivka
24 tháng 5 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61549952
Đối với
người Ukraine, rõ ràng ngay từ đầu cuộc xâm lược của Nga, đây không phải là
"hoạt động đặc biệt" để giải phóng vùng Donbas, như Vladimir Putin từng
tuyên bố. Đó là cuộc chiến toàn diện.
Nhưng ở Nga, đó là tội hình sự nếu gọi như vậy.
Hàng chục
người đã bị truy tố theo luật "tin tức giả", như đã biết. Họ phải đối
mặt với mức án lên tới 15 năm sau song sắt vì thách thức cách tường thuật chính
thức về cuộc xâm lược của Nga hoặc chỉ trích quân đội.
Đó là sự
gia tăng đáng kể về kiểm duyệt ở Nga, nơi Vladimir Putin đã dành hai thập niên
cầm quyền để loại bỏ các đối thủ, bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và bịt miệng
truyền thông độc lập: một sự phá bỏ nền dân chủ đang gây ra những hậu quả tàn
khốc ở Ukraine.
Nhà ngoại giao Nga từ chức
vì cuộc chiến tranh 'ngu ngốc' của Putin
Đại tá về hưu cảnh báo
trên truyền hình Nga 'tình hình với Nga sẽ tồi tệ hơn'
'Họ đang dối trá': Nhà báo
Nga phản đối chiến tranh Ukraine ngay trên tivi
Vladimir
Kara-Murza cố gắng cảnh báo về sự nguy hiểm. Trong một bài phát biểu tại Mỹ vào
tháng 3, nhà hoạt động đối lập Nga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo phương Tây vì
đã liên tục tìm cách "nối lại" quan hệ với ông Putin, cho phép các quốc
gia của họ hoạt động như thiên đường của tiền bẩn và ngoảnh mặt quay đi ngay cả
khi nước Nga ngày càng trở nên kém tự do hơn.
"Cả
thế giới đều thấy những gì chế độ Putin đang làm đối với Ukraine," ông
Kara-Murza phát biểu trước Hạ viện bang Arizona, hai tuần sau cuộc chiến:
"Vụ đánh bom các khu hộ sinh, bệnh viện và trường học. Tội ác chiến tranh.
Đây là tội ác chiến tranh."
Nhưng ở
Nga, việc thốt ra những lời như vậy bây giờ cũng là một tội tội hình sự.
Một tháng
sau bài phát biểu của mình, ông Kara-Murza đã bị cảnh sát ở Moscow bắt và sau
đó bị buộc tội "truyền bá thông tin sai lệch" về quân đội Nga. Ông ấy
vẫn đang bị giam giữ. Điều luật mà ông bị cáo buộc vi phạm đã được thông qua
vào tháng 3, ngay sau cuộc xâm lược.
Tuy nhiên,
các công tố viên Ukraine đã ghi nhận hơn 11.000 người bị cáo buộc tội ác chiến
tranh. Một người lính Nga đã thừa nhận trước tòa về việc bắn một thường dân. Và
BBC đã thu thập bằng chứng của riêng mình, bao gồm cả đoạn phim CCTV về vụ bắn
chết hai dân thường của lực lượng Nga.
Khi Nga
xâm lược Ukraine, nhiều gia đình đã chạy trốn khỏi Kyiv để đến những ngôi làng
gần đó, vì nghĩ rằng họ sẽ an toàn hơn khi ở xa thủ đô. Thay vào đó, họ dành
hàng tuần trời thu mình trong những căn hầm lạnh lẽo khi binh lính chiếm đóng
lái xe tăng vào sân của họ và đào chiến hào trong các luống rau của họ.
Sau khi
người Nga rút đi, vào tháng 4, người già trong làng nói rằng thi thể của 13 cư
dân đã được tìm thấy ở đây.
"Họ bị
trói tay ra sau lưng và bị bắn vào đầu," Anatoliy Kibukevych nói. Sau đó,
ông ấy đặt tên cho tên từng nạn nhân.
Con đường
chính - tuyến đường mà xe tăng Nga đi qua để chiếm Kyiv - được lót bằng đống đổ
nát của những ngôi nhà: những đống gạch bị cháy xém. Những lời cầu xin viết bằng
sơn với nội dung "Trẻ em!" hoặc "Người dân!" trên các cổng
vườn đã bị đạn xuyên qua.
Những
lời cầu xin bằng sơn ở Andriivka: "Người dân sống ở đây" (trái) và
"Người dân sống ở đây - có trẻ em"
"Sự
thật là kẻ thù chính của chế độ," Evgenia Kara-Murza, vợ của Vladimir, người
đã phải sống ở Washington DC vì lý do an toàn, nói. "Đó là lý do tại sao tôi
tin rằng chế độ này đang sử dụng luật này để nghiền nát tất cả những người bất
đồng chính kiến ở Nga và hù dọa mọi người phải im lặng,"
"Tôi
chắc chắn rằng Vladimir nhận ra rủi ro là rất cao. Những rủi ro chưa bao giờ là
thấp đối với ông ấy", bà nói, với lời nhắc nhở rằng người chồng là nhà hoạt
động của bà đã bị đầu độc hai lần trong quá khứ và suýt chết.
Nhưng ông ấy
vẫn tiếp tục quay trở lại Nga và lên tiếng.
"Ông ấy
tin rằng sẽ có lúc bạn không thể sợ hãi nữa và cần phải cho người khác thấy rằng
họ cũng không nên như vậy."
Khi cuộc
chiến ở Ukraine bắt đầu, Lilia Yapparova cảm thấy buộc phải viết về nó.
"Tôi
không thể ngủ được, vì mọi người bắt đầu chết... và tôi cần phải ở đó", cô
ấy nói với tôi ở Kyiv, nơi cô là phóng viên Nga duy nhất ở các khu vực do
Ukraine kiểm soát.
Hiện chỉ
có ba người - tất cả đều là phụ nữ từ các hãng truyền thông độc lập. Đó là một
đội ngũ nhỏ bé so với các phóng viên truyền hình nhà nước Nga, những người sải
bước qua miền đông Ukraine trong trang phục quân sự, trên cánh tay áo của họ có
những miếng vá chữ "Z" để biểu lộ ủng hộ binh lính Nga, nói về
"quá trình biến đổi" và "giải phóng" các thành phố như
Mariupol.
Cô
Yapparova muốn phá bỏ bức tường tuyên truyền vững chắc đó.
"Điều
duy nhất quan trọng đối với tôi ngay lúc này là chiến tranh chấm dứt và những
người từ Nga có thể nhìn thấy điều gì đang thực sự diễn ra," cô nói.
Meduza,
trang tin tức mà cô Yapparova viết bài, đã bị cấm ở Nga, giống như hầu hết các
hãng tin độc lập. Các nhà báo và phương tiện truyền thông đã bị dán nhãn là
"đặc vụ nước ngoài" trong khi Facebook và các phương tiện truyền
thông xã hội khác bị chặn.
Trong khi
đó, các kênh truyền hình nhà nước đều chuyển sang đưa tin tường tận về "hoạt
động đặc biệt" của Nga.
"Hiện
tại chúng tôi đã thua trong cuộc chiến với tuyên truyền," cô Yapparova thừa
nhận.
Và bây giờ
cô ấy biết rằng mỗi chữ cô ấy viết từ Ukraine - những câu chuyện có thật về vụ
bắn thường dân, những ngôi mộ tập thể, sự tàn phá khủng khiếp - đang khiến cô ấy
có nguy cơ bị truy tố vì "tin giả".
"Tôi đã
sẵn sàng cho điều đó. Tôi không che mắt mình," nữ nhà báo nói.
"Đôi
khi nó thật đau đớn để viết ra vì tôi không thể che giấu sự thật, nhưng tôi sẽ
phải ngồi tù vì điều đó không? Bất cứ điều gì có thể xảy ra."
Đối với
Michael Nacke, mối nguy hiểm là có thật.
Nhà báo trẻ
đã rời nước Nga trước chiến tranh, thoát khỏi một môi trường ngày càng trở nên
hà khắc.
Anh bây giờ
là một người đàn ông bị truy nã vì đã nói sự thật.
"Tôi
sử dụng từ 'chiến tranh' thay vì" hoạt động đặc biệt'," anh nói về
"tội hình sự" của mình như các nhà điều tra Nga đặt ra trong một
tuyên bố dài 91 trang. "Không quan trọng là họ dùng luật nào để chống lại
bạn, nó chỉ nhằm khiến bạn ngậm miệng."
Việc truy
tố dựa trên loạt video trên kênh YouTube của anh, trong đó anh ấy thảo luận xe
tăng Nga bắn vào một nhà máy điện hạt nhân ở Zaporizhzhia như thế nào. Vụ việc
bị lên án rộng rãi, kể cả tại một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc. Tuy nhiên, Moscow tuyên bố các lực lượng Ukraine đã tự phóng hỏa, do đó tại
Nga việc đưa bất kỳ tin gì khác là bất hợp pháp.
"Một
điều mà tôi hiểu sau việc này là công việc tôi làm thực sự quan trọng,"
Nacke nói về vụ án hình sự chống lại mình. "Tôi đã từng tự hỏi mình: 'Liệu
công việc của tôi có hiệu quả để ngăn chặn chiến tranh không?' Bây giờ tôi thấy
nó có ý nghĩa."
Rủi ro và
hậu quả của cuộc chiến này còn nặng nề hơn rất nhiều đối với người Ukraine.
"Chúng
tôi đã phải trải qua rất nhiều điều. Sợ hãi và kinh hoàng", Alina Petrovna
nói với tôi, khi con trai bà đóng tấm bạt che phủ lên các lỗ thủng trên mái nhà
của họ do sóng xung kích của trận pháo kích dữ dội gây ra. Người phụ nữ lớn tuổi
này đã phải sống 29 ngày trong hầm chứa rau sau khi quân đội Nga đánh chiếm
làng của bà. Bà vô cùng sợ hãi.
Một
nhóm từ LHQ phỏng vấn cư dân tại Andriivka khi họ thu thập lời khai về tội ác
chiến tranh bị cáo buộc
Có những lỗ
thủng do đạn bắn để lại trên cánh cửa khi binh lính đến cướp bóc.
"Hãy
để người dân Nga đến và chứng kiến những gì họ đã làm với chúng tôi!" Bà
nói với những giọt nước mắt tràn đầy sự giận dữ. "Sợ hãi và kinh
hoàng," bà nhắc lại.
Nhưng hầu
hết ở Nga sẽ không bao giờ nghe về những đau khổ như vậy. Bởi vì Vladimir Putin
không chỉ phát động cuộc chiến với nước láng giềng của Nga mà còn tuyên chiến với
sự thật.
.
TIN
LIÊN QUAN
Truyền thông Nga: Người
Nga tiếp cận tin tức về cuộc chiến Ukraine bằng cách nào?
31 tháng 3
năm 2022
'Họ đang dối trá': Nhà báo
Nga phản đối chiến tranh Ukraine ngay trên tivi
15 tháng 3
năm 2022
‘Tôi rất sốc’ – phản ứng
của người dân Nga trước xung đột ở Ukraine
26 tháng 2
2022
Ukraine: Nữ nhà báo Nga
phản đối chiến tranh ngay trên TV
15 tháng 3
2022
.
=================================================
.
Một
tướng không quân Nga bị bắn chết
24 tháng 5, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/mot-tuong-khong-quan-nga-bi-ban-chet/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/Perevooruzhenye-na-Su-34-copy-1_l6s6xh.jpg
TƯỚNG
KANAMAT BOTASHEV (Ukrainian Military Center)
Thêm một
sĩ quan cấp tướng của Nga tử trận tại chiến trường Ukraine. Ngày 22 Tháng Năm,
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết một máy bay cường kích Su-25 của Nga đã bị bắn
rơi trên bầu trời Luhansk Oblast. Tay phi công không kịp phóng thoát thân chính
là Trung tướng hưu Kanamat
Botashev.
Trước khi
nghỉ hưu, Kanamat Botashev 63 tuổi là chỉ huy một trung đoàn không quân. Một số
nguồn tin cho biết, việc Kanamat Botashev tham gia chiến trận cho thấy nhiệm vụ
mà Moscow giao cho phi công quân sự khó khăn đến mức nào, hoặc là dấu hiệu cho
thấy Nga đang thiếu trầm trọng phi công có kinh nghiệm. Theo Bộ Quốc phòng Nga,
việc đào tạo một phi công như Kanamat Botashev mất 10-12 năm và tốn khoảng $8
triệu.
Tờ Newsweek cho
biết, ít nhất 31 phi công Nga đã thiệt mạng, chín trong số đó là quân
nhân nghỉ hưu trên 50 tuổi. Con số thực có thể cao hơn. Và theo Bộ Tổng
tham mưu Ukraine, kể từ ngày 24 Tháng Hai, 205 máy bay quân sự và 170
trực thăng Nga đã bị bắn rơi tại Ukraine. Kyiv vẫn nhận được nguồn
cung cấp ổn định vũ khí phòng không hạng nhẹ như tên lửa Stinger từ các đồng
minh phương Tây.
Tổng cộng đã có 12 tướng Nga thiệt mạng (phía Nga chỉ xác nhận
có hai tướng lĩnh thiệt mạng trong ba tháng giao tranh).
Kanamat Botashev từng là chỉ huy một trung đoàn của Căn cứ Không quân Vệ
binh ở Voronezh. Sự nghiệp quân sự của ông kết thúc vào Tháng Sáu 2012, khi ông
bị buộc tội làm rơi máy bay chiến đấu Su-27 gần Petrozavodsk. Lúc đó, Kanamat
Botashev nhờ người bạn-đại tá giúp mình bay một chiếc Su-27, loại máy bay mà
Kanamat Botashev không có giấy phép bay. Botashev thực hiện màn biểu diễn nhào
lộn trên không nhưng bị mất kiểm soát; hậu quả, máy bay bị rơi, may mà các phi
công phóng ra kịp. Điều tra sau đó cho thấy Kanamat Botashev từng vi phạm tương
tự, khi vào năm 2011, ông bay một chiếc Su-34 (cũng không có giấy phép bay).
Kanamat Botashev bị kết án bốn năm quản chế cùng khoản tiền phạt 5 triệu rúp
(khoảng $84,550).
Vì lý do
nào Kanamat Botashev lại được đưa vào chiến trường Ukraine vẫn chưa được rõ.
Nguồn BBC tiếng Nga (dẫn lại từ Moscow Times) cho biết, khi Kanamat
Botashev lái Su-25 trên bầu trời Luhansk thì bị hỏa tiễn vác vai Stinger bắn
trúng. Trước đó, chiếc Su-25 của Kanamat Botashev tấn công các vị trí của
Ukraine xung quanh thị trấn Popasna. Liên quan Kanamat Botashev, Nga vẫn chưa
lên tiếng về vụ việc.
Bất luận
thế giới nào, tình hình chiến sự Ukraine chẳng có gì sáng sủa đối với Nga. Tình
báo Ukraine thường xuyên nghe trộm được những cuộc gọi than trách uất giận của
binh sĩ Nga. Mới đây, ngày 24 Tháng Năm, tình báo Ukraine lại tung ra đoạn ghi
âm cho thấy một lính Nga bày tỏ đau buồn trước việc quân đội Ukraine tiêu diệt
gọn một trong những đơn vị tiền tuyến của Nga tại miền Nam Ukraine. “Chẳng còn
một mống! Tất cả quân lính của Quân đoàn 58 đều bị giết sạch. Có những đơn vị
chỉ còn lại 3-4 người”…
No comments:
Post a Comment