Matt
O’Brien, The
Washington Post
Đặng
Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jun 22, 2016
Tóm tắt câu chuyện về Venezuela: Quốc gia có lượng dự
trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới nhưng không đủ khả năng tự nấu bia, không có khả
năng điều hành theo múi giờ trong khu vực, hoặc thậm chí người dân tại đây chỉ
có thể làm việc khoảng hai ngày mỗi tuần.
Nói cách khác, Venezuela đã trượt xa khỏi giai đoạn
đáng lo ngại rằng nền kinh tế của nước này có thể bị sụp đổ. Chính xác hơn thì
nền kinh tế tại đây đã sụp đổ. Đó là cách duy nhất để mô tả về nền kinh tế mà
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cho rằng sẽ giảm khoảng 8 phần trăm và lạm phát gia tăng
khoảng 720
phần trăm trong năm nay. Và đó không phải điều tồi tệ nhất. Tình hình
thực tế cho thấy chính quyền nước này đang đứng bên bờ vực thẳm. Venezuela hiện
đang có tỷ lệ giết người đứng cao thứ hai trên thế giới, và bây giờ chế độ
Chavista dường như đang đe dọa sử dụng bạo lực nếu phe đối lập thành công truất
phế Nicolás Maduro khỏi chức vụ tổng thống. Nước này đang đứng trước một cuộc
đua nghiệt ngã giữa tình trạng hỗn loạn và nội chiến.
Đây
là một thảm họa hoàn toàn do con người tạo ra. Venezuela
vốn có đủ tài nguyên để trở thành một quốc gia giàu có. Số lượng dầu mỏ ở
Venezuela còn nhiều hơn so với Hoa Kỳ hoặc Saudi Arabia hay bất cứ nước nào
khác trên thế giới. Mỉa mai thay, vì do điều hành kinh tế kém hiệu quả nhất
trên thế giới, Venezuela không còn đủ tiền để thậm chí trả kinh phí dịch vụ in
tiền. Nói cách khác, Venezuela gần như quá nghèo để có thể chịu đựng thêm mức lạm
phát. Đây chỉ là một cách khác để nói rằng chính phủ hiện hành dường như đã bị
phá sản.
Nhưng
vì sao Venezuela lâm vào cảnh như ngày hôm nay? Đơn giản, nước này đã chi tiêu quá nhiều so với vốn họ có và không có
nguồn dự trữ. Chúng ta hãy xem lại nước này đã tiêu tiền như thế nào trong thời
gian vừa qua. Chính sách của
chế độ Chavista là lấy tiền bán dầu mỏ chia cho người nghèo, nhưng chính vấn đề
này đã dẫn nền kinh tế đến bờ suy sụp. Các quốc gia có nguồn dầu mỏ
phong phú đều hiểu điều này. Bạn không thể phân phối lại lợi nhuận từ tiền bán
dầu nếu như việc bán dầu không mang lại lợi nhuận. Tệ hơn, Hugo Chavez đã thay
thế các lãnh đạo làm được việc tại công ty dầu do nhà nước cấp vốn bằng những
người chỉ biết trung thành với ông. Việc này đã làm cho các đối tác nước ngoài
lo ngại. Hoặc Chavez đã rút tiền ra [từ công ty dầu] mà không hoàn vốn, do đó dẫn
đến việc công ty thiếu hụt vốn và mất khả năng tinh chế dầu từ sản lượng dầu
thô. Kết cuộc là số lượng dầu do Venezuela sản xuất đã giảm khoảng 25 phần trăm
từ giữa năm 1999 và 2013.
Nhưng điều đó chưa đủ để ngăn chặn chính phủ tiếp tục
tiêu tiền. Theo tình hình hiện nay thì dù giá dầu có tăng đến ba con số cũng
không đủ để nước này cần bằng số sách thâm hụt của mình. Vì vậy, Venezuela đã
nhận tiền từ một nơi duy nhất mà họ có thế: công ty in tiền. Và họ đã nhận rất
nhiều từ khi giá dầu toàn cầu bắt đầu sụt giảm trong vòng hai năm qua. Kết quả
như bạn đã biết, việc tiếp tục in tiền dẫn đến việc đồng bolivar mất giả thảm hại
so với đồng USD. Kể từ năm 2012, đồng bolivar theo giá thị trường chợ đen đã giảm
99,1 phần trăm so với đồng USD.
Nhưng thay vì phải đối mặt với thực tế này thì
Venezuela đã chọn một trò chơi kinh tế của riêng họ. Nước này đã ban hành luật
nhằm kiềm chế lạm phát bằng cách buộc các doanh nghiệp phải bán hàng theo giá
do nhà nước quy định. Chính phủ thậm chí cố gắng trấn an dân chúng rằng lạm
phát “không hề tồn tại”. Tất cả những điều này đã gây khó khăn cho các doanh
nghiệp vì họ không thể tạo được lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc họ chẳng
bán được món hàng nào. Vì vậy, chính phủ đã cố gắng khắc phục bằng cách cấp vốn
cho một số công ty do chính họ chọn ra. Ý tưởng của chính phủ là cung cấp tiền
cho các công ty này để họ tiếp tục kiếm tiền bằng cách trữ hàng và bán ra thị
trường với giá mà chính phủ đã đề ra lúc ban đầu. Nhưng vấn đề với ý tưởng này
tất nhiên nó không mang lại lợi nhuận cho các công ty không có vốn trợ cấp từ
chính phủ mà chính các công được chính phủ tài trợ cũng chẳng tạo được đồng lợi
nhuận nào. Đơn giản là họ có thể bán đồng USD trên thị trường chợ đen và mang về
số tiền lời còn nhiều hơn việc mua hàng hóa nhập khẩu về bán lại cho người dân.
Kết quả là hàng ngàn cửa hàng không có hàng để bán.
Người dân thì phải xếp hàng dài và đợi nhiều giờ đồng hồ để được mua hàng.
Điều này chỉ trở nên tồi tệ hơn khi mà tiền từ việc
bán dầu đang bằt đầu cạn kiệt. Thật vậy, nhà sản xuất bia lớn nhất Venezuela vừa
công bố rằng họ đóng cửa tất cả các nhà máy tại đây vì đã không nhận được tiền
từ chính phủ để nhập khẩu nguyên liệu. Điều tương tự cũng đã xảy ra với các loại
giấy vệ sinh. Venezuela vốn không có công ty in ấn tiền, thay vào đó họ phải trả
tiền cho các công ty nước ngoài để in tiền cho họ. Điều đó có nghĩa là
Venezuela cần phải có tiền mới có thể tạo ra đồng bolivar.
Nhưng điều này không chỉ là câu chuyện về những ý tưởng
tồi dẫn đến phá hoại cả một nền kinh tế. Đó cũng là câu chuyện về việc thiếu kế
hoạch. Chính phủ Venezuela cũng không có kế hoạch nào khác để vận hành đất nước
nếu như nhà máy thủy điện duy nhất của nước này không còn hoạt động. Gần đây
Venezuela phải đối mặt với nạn hạn hán nên lượng nước đã xuống thấp kỷ lục.
Maduro đã làm tất cả mọi thứ từ việc phân phối điện đến các trung tâm, đổi múi
giờ nửa giờ với hy vọng rằng người dân sẽ không cần sử dụng điện nhiều vào ban
đêm – cho đến buộc 30 phần trăm nhân viên nhà nước chỉ làm việc trong ngày thứ
Hai và thứ Ba của mỗi tuần.
Cho đến thời điểm này, nêu ra một danh sách các
chính sách thành công có lẽ dễ hơn nhiều. Đó chính là không có chính sách nào
mà không thất bại tại Venezuela. Nền kinh tế và tiền tệ của Venezuela đang sụp
đổ, các cửa hàng không còn hàng hóa để bán, điện cũng không còn và nạn cướp bóc
giết người thì chạm nóc. Những điều mà chế độ Chavistas làm tốt là tạo ra con
dê tế thần, lừa bịp và tạo ra đau khổ cho người dân Venezuela.
Có thể gọi đây là pháp luật của Maduro: Tất cả mọi
thứ có thể sai và sẽ thất bại khi chính chính phủ của bạn làm ra điều đó.
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment