Tại
sao Putin tỏ ra hiếu chiến?
Ngô Nhân Dụng
Ngô Nhân Dụng
Friday, June 17, 2016 1:12:54 PM
Bà
Columba Bush và ông Vladimir Putin chung một sở thích: Cả hai cùng thích kim
cương. Khi ông Jeb Bush tỏ ra muốn tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, báo chí đã
soi mói vào đời tư bà vợ của ông.
Báo Washington Post tiết lộ rằng bà Columba mê kim
cương. Năm 2000 trong một ngày, bà Columba đã mua một đôi hoa tai gắn kim cương
($25,600), một vòng đeo cổ tay nhãn Bulgari ($25,600), và mấy thứ kim cương lặt
vặt khác, bà đã đóng $2,491.70 thuế tiêu thụ, và còn nợ cửa hàng kim hoàn
Mayors, Florida $42,311.70. Năm trước đó, bà đi chơi Paris một mình, trở về
Florida thì bị giữ ở phi trường vì không khai báo những nữ trang mới mang về.
Bà bị phạt $4,100. Ông Jeb Bush, lúc đó đang là thống đốc tiểu bang Florida, kể
rằng khi chồng hỏi tại sao không khai báo, bà thú nhận chỉ vì không muốn ông biết
mình xài $19,000! Jeb Bush lắc đầu: Bả tiêu xài nhiều quá! Nhưng đó là chuyện
riêng giữa vợ chồng chúng tôi!
Ông Vladimir Putin cũng thích kim cương, nhưng không
thể nói đó là chuyện riêng tư. Năm 2013, ông Robert Kraft, chủ nhân đội bóng
Patriots ở Mỹ kể cho bạn bè câu chuyện lạ. Năm 2005, đội Patriots thắng giải
Super Bowl, ông Kraft được tặng cái nhẫn kim cương có đánh dấu Super Bowl làm kỷ
niệm. Ông Kraft gặp ông Putin trong một bữa tiệc khoản đãi các doanh nhân Mỹ ở
St. Petersburg, đã tháo cái nhẫn Super Bowl trị giá $25,000 cho ông tổng thống
Nga coi. Kraft thuật lại, ông Putin nhận xét: “Nhẫn đẹp thế này có phải giết
người cũng đáng!” Nói rồi ông Putin bỏ nhẫn vô túi, cùng đám cận vệ quay đi, thản
nhiên ra khỏi phòng! Sau đó Kraft đã than phiền với chính phủ Mỹ, nhưng họ
khuyên nên bỏ qua. Không thể chỉ vì một cái nhẫn kim cương mà gây bất hòa giữa
hai nước có bom nguyên tử!
Ngay sau khi tin này lên báo Mỹ, phát ngôn viên
chính phủ Nga đã cải chính. Ông Dmitry Petrov nói rằng chính mắt nhìn thấy ông
Kraft trao tặng ông Putin cái nhẫn! Nó đang được trưng bầy trong thư viện ở điện
Kremlin cùng các quà tặng khác!
Ian H Robertson, một giáo sư tâm lý học, kể câu chuyện
cái nhẫn trên, kết luận rằng Vladimir Putin tự đặt ra những quy tắc xử thế
riêng. Ông ta tự coi mình như một nhân vật siêu việt, sống bên trên các tập tục
xã hội bình thường. Ông chúa điện Kremlin không hành động theo thứ luân lý mà
người thường chúng ta vẫn theo. Chẳng hạn, ông ta có thể nói dối một cách trắng
trợn mà không thấy ngượng. Như khi ông ta quả quyết Nga không hề đưa súng đạn,
xe tăng, hỏa tiễn vào cho quân phiến loạn ở miền Ðông Ukraine! Khi chính phủ
Ukraine trình diện những người lính Nga bị bắt trên chiến trường, Bộ Quốc Phòng
Nga đã giải thích rằng đó là những chú lính đang nghỉ Hè, vì ham chơi nên qua
Ukraine du lịch!
Ðối với người Việt Nam thì những lời dối trá đó nghe
rất quen tai! Suốt cuộc chiến 20 năm, chính quyền Cộng Sản miền Bắc luôn luôn
quả quyết họ không hề gửi quân, gửi súng đạn vào miền Nam Việt Nam! Nhưng đoàn
quân đầu tiên từ Bắc Việt vượt Trường Sơn vào Nam được đặt tên là 559, đánh dấu
Tháng Năm năm 1959 là lúc xuất quân. Putin cũng học trường huấn luyện các gián
điệp Cộng Sản, cho nên có tài nói dối một cách thản nhiên!
Putin còn mang bệnh tâm thần của một người nhìn đâu
cũng thấy sợ. Lớn lên trong một gia đình nghèo ở Leningrad, nay đã đổi lại tên
cũ Petersburg, trí óc Putin còn những kỷ niệm đói rét của thời mới lớn lên
trong chế độ công an kìm kẹp. Nhưng có lẽ kỷ niệm hãi hùng nhất của ông ta là
năm 1989, chứng kiến chế độ Cộng Sản Ðông Ðức sụp đổ. Putin lúc đó đang ở trụ sở
KGB tại thành phố Dresden, Ðông Ðức. Hàng trăm dân Ðức phẫn nộ kéo tới bao vây
căn nhà. Sau này Putin thường khoe rằng ông ta đã ra cửa nói chuyện với đoàn biểu
tình, đóng vai một thông dịch viên. Nhưng một cuốn phim tài liệu mới được đài
truyền hình ZDF tại Ðức phát cho thấy câu chuyện khác hẳn. Siegfried Dannath, một
người trong đám biểu tình kể lại rằng Putin đã hăm dọa họ, nói rằng lính bảo vệ
trụ sở KGB đã được lệnh sẽ bắn! Siegfried Dannath, một sĩ quan mật vụ KGB đồng
sự cũng xác nhận điều này trong cuốn phim. Sau đó, Putin đã vào trong nhà đốt hết
các giấy tờ, đốt nhiều quá đến nỗi cái lò đốt bị hư! Trong cuốn phim “Con Người
Putin” một cô thư ký làm việc với KGB ở Dresden cũng kể rằng bà vợ ông ta,
Lyudmila thường than thở bị chồng đánh đập (nay hai người đã ly dị).
Nỗi sợ lớn nhất của các tay độc tài là sợ mất quyền
hành. Vì vậy Putin cần phỉnh phờ dân chúng Nga với giấc mộng bành trướng, tái lập
biên cương rộng lớn cũ, và tái lập ảnh hưởng nước Nga từ Âu sang Á Châu như thời
Xô Viết và đế quốc Nga Hoàng cũ. Ông ta tiếp tục thổi phồng chuyện nước Nga bị
bị đe dọa để lừa dối dân. Tháng Mười Một năm 2014, ông tuyên bố: “Nước Mỹ không
những muốn làm nhục chúng ta, mà còn muốn thống trị nước Nga!” Và ông nhắc lại
cho họ nghe: “Chúng ta đã có những nhà chính trị lỗi lạc như Nikita Khrushchev,
ông ấy đã từng rút giầy đập lên bàn giữa Liên Hiệp Quốc. Thế là cả khối NATO, cả
nước Mỹ phải gờm, bảo nhau: Ðừng đụng tới Nikita, cha đó có hỏa tiễn nguyên tử!”
Tham quyền, sợ
mất quyền, và bất chấp các quy tắc luân lý, đó là tâm lý tiêu biểu của các lãnh
tụ Cộng Sản. Kinh tế Nga đang suy sụp nhưng ông Putin vẫn được
đa số dân ngưỡng mộ, vì ông ta đã chiếm lại Crimea, đe dọa Ukraine, gửi máy
nay, tầu ngầm đi khiêu khích tận nước Anh, và cho dân chúng coi hình ảnh quân đội
Nga tung hoành ở Syria. Ông Putin có thể cho dân thấy rằng nước Nga thừa sức thắng
nếu có chiến tranh!
Năm 2010, chính phủ Nga đã quyết định ngân sách 640
tỷ Mỹ kim để canh tân quân đội trong mười năm. Nếu tấn công sang Âu Châu, quân
Nga sẽ đè bẹp các nước đối thủ: Số xe thiết giáp nhiều gấp 7 lần, trực thăng
xung kích gấp 5 lần, số đại pháo gấp 4, hỏa tiễn phòng không tầm gần gấp 24 lần,
tầm xa 17 lần! Ðại pháo Nga có thể bắn xa 29 cây số trong khi của Mỹ chỉ bắn được
từ 14 tới 24 cây số.
Nếu ông Putin tấn công các nước vùng Baltic,
Estonia, Latvia, và Lithuania, trước năm 1990 vẫn thuộc Liên Xô. Quân Nga có thể
tiến đến Riga, thủ đô Latvia, cách biên giới 200 cây số, trong vài ba giờ. Các
nước Baltic đều không có thiết giáp, các nước Tây Âu cũng không điều động quân
lực đủ nhanh để kháng cự. Hỏa tiễn Sam có thể từ trong nước Nga bắn hạ các phi
cơ đồng minh. Ông Putin cũng có thể đánh sang Ba Lan ngay trong trận đầu, nhanh
chóng chiếm một nửa giống như ngày xưa Stalin đã làm sau khi ký hòa ước với
Hitler.
Dân chúng Nga sẵn sàng tin tưởng chính phủ của họ dư
sức đè bẹp Châu Âu, và họ cũng tin lời ông Putin khi ông nói nước Nga đang bị Mỹ
và khối NATO bao vây, đe dọa, có thể sẽ tấn công, bắt dân Nga làm nô lệ! Với niềm
tin đó, dân sẽ quên cảnh giá cả tăng lên, công việc làm khan hiếm!
Hơn nữa, ông Putin đang chứng tỏ cho dân Nga thấy
ông đang thành công! Nga đang đóng một vai trò quyết định ở Syria. Ukraine đã bị
cướp đất, bị chia cắt, mà Tây phương đành chấp nhận! Chỉ vì ý muốn chiếm lại
Ukraine của người Nga rất mạnh, còn các nước Âu Mỹ thấy việc bảo vệ Ukraine hay
không cũng chẳng quan trọng gì đối với họ. Tình trạng chiến tranh lạnh ở
Ukraine sẽ kéo dài không biết đến bao giờ. Và ông Putin có thể khoe chính sách
bành trướng của ông có kết quả tốt đẹp! Dân không nên nghe những lời than phiền
về lạm phát, đồng tiền mất giá, hàng nhập cảng khan hiếm!
Ðối diện với
thái độ hiếu chiến và những lời đe dọa của ông Putin, các nước Châu Âu và Mỹ
đang làm gì?
Họ đã bắt đầu biểu hiện phản ứng mạnh. Mỹ đã cho
quân đi diễu ở các nước Ðông Âu và vùng Baltic. Tháng Năm vừa qua, Mỹ quyết định
sẽ chi 800 triệu đô la đặt một giàn hỏa tiễn phòng thủ ở Romania, một nước Cộng
Sản cũ, và ông Putin đã phản đối ồn ào. Ngày 8 Tháng Bảy sắp tới, khối NATO sẽ
tổ chức một cuộc thao diễn quân sự lớn nhất trong vùng giáp giới Nga. Có 24 quốc
gia tham dự, với 30,000 binh sĩ. Cuộc thao diễn mang tên Anakonda, là cuộc tập
trận lớn nhất của khối NATO kể từ khi Liên Xô sụp đổ, còn nêu rõ một mục tiêu
là giúp quân lực Ba Lan điều hợp với cơ cấu chỉ huy chung của nhiều nước nhanh
chóng hơn.
Người ta phải cho ông Putin thấy rằng nếu ông tấn
công Ba Lan và các nước Baltic, quân Nga có thể thành công trong mấy tuần lễ đầu
tiên, nhưng sau đó sẽ bị sa lầy rồi bị tiêu diệt khi các nước NATO động binh.
Trong hai trận thế chiến đầu thế kỷ 20, quân Mỹ chờ tới quá nửa trận đấu mới nhập
cuộc, và họ đã chiến thắng nhờ sức mạnh kinh tế bền bỉ.
Quân đội NATO có một ưu điểm mà quân Nga thiếu: Kinh
nghiệm chiến trường. Quân Mỹ và đồng minh đã chiến đấu suốt 15 năm qua, ở Iraq,
Afghanistan. Họ biết phải làm gì để tiếp liệu, thông tin, và phối hợp chiến đấu
khi đụng trận. Quân Nga phần lớn là lính quân dịch, thiếu kinh nghiệm và bị cấp
chỉ huy đối đãi tệ hại. Không lực Mỹ khi nhập trận sẽ làm chủ bầu trời, những
ưu điểm của Nga về số lượng quân và vũ khí sẽ trở thành vô hiệu. Hỏa tiễn Nga
có thể bắn hạ dễ dàng một phi cơ hàng không Malaysia nhưng các máy bay chiến đấu
Anh, Pháp, Mỹ thì khác.
Nhược điểm lớn nhất của Nga là kinh tế. Nước Nga tùy
thuộc vào xuất cảng dầu khí và nguyên liệu quặng mỏ. Chiến tranh sẽ cắt đứt nguồn
tiếp tế ngoại tệ đó. Khi nhìn toàn diện và nghĩ về lâu dài, chắc ông Putin cũng
biết ông có thể tha hồ nói, nói hung hăng cho dân Nga nghe vui tai, nhưng không
nên liều lĩnh.
Nhưng ông Putin có suy nghĩ giống như người đứng
ngoài quan sát hay không? Khó đoán được trong đầu ông ta suy nghĩ thế nào. Một
người nẫng cái nhẫn kim cương của người ta bỏ túi, rồi chối bay chối biến, làm
sao chúng ta hiểu được? Cũng đừng quên rằng năm 1914 hoàng đế Áo Hung đã tấn
công Serbia chỉ cốt để “trừng trị” một hung thủ đã ám sát ông Hoàng Franz
Ferdinand, người kế vị của mình. Chiến tranh thế giới đã bùng nổ, sau bốn năm
16 triệu người chết.
------------------------------
Người Việt
Saturday, June 18, 2016 2:28:29 PM
Bài liên quan
- Mũi dùi Putin Và phòng tuyến Âu-Mỹ
- Putin cố lôi kéo Mỹ vào Syria
- Tổng thư ký NATO đả kích Nga tăng cường hiện diện quân sự
----------------
ST PETERSBURG, Nga (NV) – Tổng Thống Nga Vladimir Putin nói Nga nể phục Hoa Kỳ như là cường quốc duy nhất của thế giới, nhưng không tán đồng việc Mỹ xen vào công việc nội bộ của nước ông.
CBS News trích lời ông Putin phát biểu tại diễn đàn
kinh tế tổ chức ở Nga: “Hoa Kỳ là một đại cường, có lẽ là siêu cường duy nhất
hiện nay. Chúng tôi thừa nhận điều đó. Chúng tôi muốn và sẵn sàng làm việc với
Hoa Kỳ.”
Ông Putin tiếp rằng thế giới, trong đó có Nga, cần đến một nước Mỹ hùng mạnh. Nhưng đồng thời Nga không muốn Mỹ xen vào công việc nội bộ hay tìm cách ngăn cản khối Liên Âu phát triển mối quan hệ kinh tế gần gũi với Moscow.
Ông lý luận rằng, trong khi doanh nghiệp Mỹ ít bị thiệt hại bởi hậu quả của lệnh cấm vận chống Nga do Washington và Liên Âu áp đặt, nhưng thiệt hại đối với Âu Châu lại to lớn hơn nhiều.
Ông Putin cho hay, ông tự hỏi, tại sao người Âu lại phải hứng chịu thiệt hại như vậy.
Mỹ và Liên Âu cấm vận kinh tế Nga vào năm 2014, sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào lãnh thổ mình, đồng thời hậu thuẫn quân nổi dậy ở Đông Ukraine.
Moscow trả thù bằng cách cấm nhập cảng thịt, rau quả và phó sản của sữa từ các nước trong khối Liên Âu.
Theo tin của AP, sau hai ngày sau họp với các giới chức cao cấp của Âu Châu và giám đốc các đại công ty trên thế giới, trước truyền thông quốc tế hôm Thứ Sáu, tiếng nói của ông Putin tỏ ra khá hòa dịu đối với Hoa Kỳ khi nói rằng, Nga sẵn sàng làm việc với bất kỳ ai đắc cử tổng thong Mỹ trong nhiệm kỳ tới.
Ông Putin nói: “Chúng tôi sẽ xét đoán qua hành động thay vì lời nói của tân tổng thống Hoa Kỳ và sẽ tìm cách để bình thường hóa bang giao, đồng thời đẩy mạnh sự hợp tác của chúng tôi trên bình diện kinh tế và an ninh quốc tế.”
Về việc Liên Đoàn Lực Sĩ Quốc Tế (IAAF) quyết định cấm lực sĩ điền kinh Nga tham dự Thế Vận Hội 2016 ở Brazil, ông cũng chỉ lên án với lời lẽ khá nhẹ nhàng, khi nói, phán quyết đó là “thiếu công bằng,” và rằng việc “trừng phạt tập thể” gây thiệt hại cho các lực sĩ trong sạch.
Mặc dù tỏ ra hòa giải trên nhiều chủ đề, ông Putin bày tỏ mối quan tâm về kế hoạch phòng thủ bằng phi đạn của NATO do Mỹ lãnh đạo. (TP)
Ông Putin tiếp rằng thế giới, trong đó có Nga, cần đến một nước Mỹ hùng mạnh. Nhưng đồng thời Nga không muốn Mỹ xen vào công việc nội bộ hay tìm cách ngăn cản khối Liên Âu phát triển mối quan hệ kinh tế gần gũi với Moscow.
Ông lý luận rằng, trong khi doanh nghiệp Mỹ ít bị thiệt hại bởi hậu quả của lệnh cấm vận chống Nga do Washington và Liên Âu áp đặt, nhưng thiệt hại đối với Âu Châu lại to lớn hơn nhiều.
Ông Putin cho hay, ông tự hỏi, tại sao người Âu lại phải hứng chịu thiệt hại như vậy.
Mỹ và Liên Âu cấm vận kinh tế Nga vào năm 2014, sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào lãnh thổ mình, đồng thời hậu thuẫn quân nổi dậy ở Đông Ukraine.
Moscow trả thù bằng cách cấm nhập cảng thịt, rau quả và phó sản của sữa từ các nước trong khối Liên Âu.
Theo tin của AP, sau hai ngày sau họp với các giới chức cao cấp của Âu Châu và giám đốc các đại công ty trên thế giới, trước truyền thông quốc tế hôm Thứ Sáu, tiếng nói của ông Putin tỏ ra khá hòa dịu đối với Hoa Kỳ khi nói rằng, Nga sẵn sàng làm việc với bất kỳ ai đắc cử tổng thong Mỹ trong nhiệm kỳ tới.
Ông Putin nói: “Chúng tôi sẽ xét đoán qua hành động thay vì lời nói của tân tổng thống Hoa Kỳ và sẽ tìm cách để bình thường hóa bang giao, đồng thời đẩy mạnh sự hợp tác của chúng tôi trên bình diện kinh tế và an ninh quốc tế.”
Về việc Liên Đoàn Lực Sĩ Quốc Tế (IAAF) quyết định cấm lực sĩ điền kinh Nga tham dự Thế Vận Hội 2016 ở Brazil, ông cũng chỉ lên án với lời lẽ khá nhẹ nhàng, khi nói, phán quyết đó là “thiếu công bằng,” và rằng việc “trừng phạt tập thể” gây thiệt hại cho các lực sĩ trong sạch.
Mặc dù tỏ ra hòa giải trên nhiều chủ đề, ông Putin bày tỏ mối quan tâm về kế hoạch phòng thủ bằng phi đạn của NATO do Mỹ lãnh đạo. (TP)
No comments:
Post a Comment