Được đăng ngày Thứ năm, 02 Tháng 6 2016 16:20
Chương trình “60 phút
mở” của Đài Truyền hình Việt Nam VTV với chủ đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để
làm gì?” với việc “đấu tố” MC Phan Anh xung quanh chuyện Phan Anh đã chia sẻ
video clip của đài VTC “cá chết sau hai phút” vào tháng 4/2016 đã gây nên một
cơn bão trên mạng.
Hồng Thanh Quang, Tạ Bích Loan và Phan Anh
Tất
cả những gì cần nói thì cư dân mạng đã lên tiếng cả rồi. Phải thừa nhận rằng
dân trí của người Việt Nam (VN) đã đạt đến trình độ chung của …nhân loại. Cuộc
đấu tố đã hoàn toàn thất bại, VTV phải rút video clip này khỏi youtube và hai
nhân vật chính là Tạ Bích Loan và Hồng Thanh Quang đã phải tạm khóa FB của
mình.
Sự
nghiệp “cách mạng” của hai nhân vật chính Bích Loan và Thanh Quang có lẽ kết
thúc từ đây. Bích Loan là một nhà báo nổi tiếng và kỳ cựu được nhiều người yêu
thích nhưng không hiểu vì lý do gì bỗng nhiên trở thành “sát thủ đầu mưng mủ”
trong vụ đấu tố Phan Anh. Bà đã liên tục truy sát Phan Anh bằng các câu hỏi như
“động cơ gì đằng sau sự chia sẻ video cá chết?” và “đây không phải là chuyên
môn của Phan Anh, hãy lo làm tốt công việc của mình đi…”.
Hồng
Thanh Quang thì càng khiến người ta kinh ngạc và ghê sợ hơn khi một nhà thơ lại
có thể dùng những từ ngữ sắc lạnh, chụp mũ và đe dọa người đối thoại đến thế.
Đành rằng ông ta là đại tá công an nhưng ông ta cũng đồng thời là nhà thơ và là
đương kim Tổng biên tập Báo Đại Đoàn Kết. Một người trí thức không ai xử sự như
vậy. Ông này cách đây không lâu đã bị một số trí thức VN tẩy chay vì việc “tấn
công” vào đời tư của bà Mỹ Uyên, một người biểu tình vì vụ cá chết tại Sài Gòn
ngày 8/5/2016.
Chúng
ta phải rất trân trọng và cảm thông với những người vừa tự ra ứng cử đại biểu
quốc hội khóa 14 vừa rồi. Tất cả họ đều bị đấu tố bởi những người vô học và họ
không được quyền phản bác. Phan Anh may mắn hơn họ nhiều khi vẫn được đưa ra ý
kiến của mình. Trước bàn dân thiên hạ và với những người đấu tố là những trí thức
có tên tuổi mà còn thế thử hỏi ở cấp xã, phường, quận thì sự bỉ ổi và đê tiện
còn đến cỡ nào?
Đã
có hàng chục bài viết trên báo chí lề đảng về vụ việc này và đa số đều phản đối
cách hành xử “cả vú lấp miệng em” của VTV. Nhà báo kỳ cựu Nguyễn Thông viết
trên Một Thế Giới “Facebook là nơi cho con người biểu đạt quyền tự do của mình,
quyền được thông tin và tiếp nhận thông tin, nơi giúp chính quyền dễ dàng nắm bắt
những thay đổi trong xã hội, nguyện vọng và ý chí của dân chúng để từ đó mà điều
chỉnh chính sách, hành vi, thái độ cho kịp thời, phù hợp”.
Nhà báo Quốc Nam viết ““Chia sẻ để làm gì?” cũng xát vào nỗi đau của ngư dân miền Trung, của người sống bám víu vào biển, của người sống bằng dịch vụ du lịch biển, của con em dọc dài miền Trung từng nương tựa vào nhau, keo sơn với nhau ở phía biển thì nay lại càng liêu xiêu hơn khi nghe câu hỏi ráo hoảnh đó. Người miền Trung lúc này thật tổn thương từ tiếng thèm miếng cá, đến nhớ biển, đến thiếu thốn trước mắt, khó khăn lâu dài, tổn thương cả nhu cầu lao động để mưu sinh cho con cái, cho cha mẹ được bữa ăn tuổi già… thật khó lòng nuốt trôi được câu hỏi như thế”.
Blogger
Tuấn Khanh viết “Xã hội Việt đang suy đồi với một lớp người như vậy. Họ luôn
tin rằng bất kỳ ai có ý thức về hiện thực, ai nói và tin vào sự thật, khác với
những điều mê mị mà truyền thông nhà nước gieo rắc, đều là kẻ thù của họ”.
Những người lính xung kích trên mặt tư
tưởng của đảng như Tạ Bích Loan và Hồng Thanh Quang không hiểu gì về tự do ngôn
luận đã đành, thậm chí họ không còn cảm nhận được về “tình người”. Thảm họa ô
nhiễm miền Trung do Formosa (mà đứng đằng sau là chính quyền Trung Quốc) gây ra
đã và đang để lại những hậu quả khủng khiếp cho hàng chục triệu người VN chứ
không riêng gì ngư dân miền Trung. Âm mưu đầu độc và hủy diệt dân tộc VN từ
chính quyền TQ là có thật và nhãn tiền. Sự tồn vong của dân tộc VN khiến mọi
người, trên khắp mọi miền đất nước (và thế giới) phải lên tiếng và phẫn nộ. Việc
chia sẻ những thông tin liên quan đến vụ việc cá chết là việc làm tối thiểu mà
mọi người VN bắt buộc phải làm chứ không riêng gì Phan Anh.
Cũng
nhân sự kiện này chúng tôi muốn đề cập đến một vấn đề mà chưa ai nói đến đó là
“trách nhiệm giải trình của chính phủ”. Bất kỳ một người dân VN nào dù nổi tiếng
như Phan Anh hay kể cả những cơ quan truyền thông và truyền hình như VTC, thậm
chí là các tổ chức dân chủ đối lập …đều không phải chịu trách nhiệm về bất cứ
điều gì mà họ nêu ra. Có chăng là hình ảnh và uy tín của họ bị sứt mẻ đi mà
thôi.
Hiểu
một cách đơn giản nhất thì “giải trình” là “giải thích và trình bày để làm sáng
tỏ một vấn đề nào đó và đây là chức năng, nhiệm vụ của chính phủ”. Tất nhiên phải
là như vậy vì nhà nước có đầy đủ phương tiện và quyền hạn để điều hành và quản
lý mọi vấn đề trong xã hội.
Người
dân và các tổ chức dân sự kể cả các tổ chức chính trị đối lập đều có quyền đưa
ra những nhận xét, chỉ trích, nghi vấn và khuyến cáo về mọi vấn đề của cuộc sống
và “trách nhiệm giải trình” luôn thuộc về chính phủ.
Nếu
video “cá chết trong hai phút” của VTC là “dàn dựng” thì Formosa có quyền khởi
kiện VTC ra tòa và trách nhiệm của nhà nước phải chứng minh điều đó là không
đúng sự thật. VTC, Phan Anh và cư dân mạng không phải chịu bất cứ một trách nhiệm
gì cả trừ khi Formora kiện họ ra Tòa và Tòa tuyên án họ tội “vu khống”.
Nhà nước VN, VTV, Tạ Bích Loan, Hồng
Thanh Quang ăn lương từ tiền thuế của người dân VN nên phải phục vụ người dân
VN chứ không phải là “lính đánh thuê” cho Formosa.
Điều 19 trong Tuyên Ngôn Phổ Cập về Nhân Quyền có viết:
“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm
sự tự do bày tỏ quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm,
thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể
biên giới”.
Người
dân VN cần hết sức cảnh giác với các luận điệu của Ban tuyên giáo và đội ngũ Dư
luận viên khi họ chỉ trích và tấn công các tiếng nói phản biện ôn hòa. Chúng ta
hãy luôn nhắc nhở nhau và khẳng định một điều rằng “trách nhiệm giải trình”
luôn là trách nhiệm của chính phủ. Người dân có quyền đưa ra bất cứ một chỉ
trích hay nghi vấn gì và dù đúng hay sai thì họ cũng không phải chịu bất cứ một
trách nhiệm nào.
Việt
Hoàng
No comments:
Post a Comment