Ngày 13/6/2016, phát biểu tại phiên họp thứ 32 của Hội
đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQLHQ) tại Geneva, Thụy Sĩ, bà Đặng Thị Ngọc
Thịnh - Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã đề cập đến vấn đề “Biến đổi khí hậu
và quyền con người”. Trong bài phát biểu này, bà phó chủ tịch nước đã báo cáo
láo trước HĐNQLHQ một cách trắng trợn như sau:
“Trong bối cảnh hiện nay, Hội đồng Nhân quyền cần tập
trung ưu tiên những vấn đề quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế. Theo đó, Việt
Nam mong muốn Hội đồng Nhân quyền dành quan tâm thỏa đáng cho việc thực hiện
Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, vì phát triển bền vững có
quan hệ mật thiết và cũng không ngoài mục đích bảo đảm quyền con người.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề nghị Hội đồng Nhân
quyền chú trọng hơn đến nội dung biến đổi khí hậu và quyền con người, thúc đẩy
mạnh mẽ những cam kết, sáng kiến cụ thể trong lĩnh vực này trên cơ sở đóng góp
của các quốc gia và các cơ quan của Liên hợp quốc. Tác động tiêu cực của biến đổi
khí hậu thời gian qua đã và đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất
mà chúng ta phải đối mặt. Vì nó kéo theo những thách thức trong việc bảo đảm
quyền lương thực, quyền sức khỏe, quyền được đến trường, quyền có nhà ở cho
hàng chục triệu người dân trên toàn cầu.
Với Việt Nam chúng tôi, dưới tác động của biến
đổi khí hậu, người dân miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long
đang phải gánh chịu những thiệt hại, khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm
trọng nhất trong lịch sử. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, Việt Nam và các
thành viên trong Nhóm nòng cốt dự kiến giới thiệu tại khóa họp này một nghị quyết
về biến đổi khí hậu và quyền con người, tập trung vào tác động đối với quyền trẻ
em. Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của các Quý vị.” (*)
Trong bài phát biểu trước HĐNQL này bà phó chủ tịch
cộng sản "nổ" vào 2 lãnh vực: môi trường và nhân quyền.
Về mặt môi trường, bà Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam đang muốn đổ tại ông trời để lờ đi nguyên nhân dẫn đến tình trạng đồng bằng
sông Cửu Long bị nguy cơ cạn kiệt lo do Tàu cộng xây đập thủy điện chắn nguồn
nước, và hiện tượng phá rừng tràn lan ở miền Trung, vùng hạ Lào, và biên giới
Campuchia đã dẫn tới việc khan hiếm nước.
Bài Thịnh cũng hoàn toàn không báo cáo thảm hoạ môi
trường trong đó hàng loạt cá chết vì biển Đông bị chất thải làm ô nhiễm, nhân
quyền bị vi phạm trầm trọng khi người dân bị đàn áp vì xuống đường đòi hỏi nhà
nước phải giải quyết và minh bạch về thảm hoạ môi trường này.
Về mặt nhân quyền, khái niệm nhân quyền trên thế giới,
một lần nữa được định nghĩa theo tiêu chuẩn ma-dzê-in Việt Nam:
“Việt Nam sẽ luôn dành những nỗ lực cao nhất để đảm
bảo tốt hơn các quyền và tự do cơ bản cho người dân. Những kết quả bước đầu
của chúng tôi trong phát triển kinh tế, xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cải cách tư pháp, bảo đảm các chính sách an sinh xã hội... đang giúp chúng tôi
có được nền tảng quan trọng để tiếp tục phấn đấu vì lợi ích của mọi người
dân... Một lần nữa, tôi muốn khẳng định cam kết và sự ủng hộ mạnh mẽ của
Việt Nam đối với mục tiêu cao cả của Hội đồng Nhân quyền, đó là bảo vệ và thúc
đẩy quyền con người cho tất cả mọi người dân trên trái đất này. ”
Trên đây là một trong những phát biểu trên GIẤY TỜ
do bà Thịnh ĐỌC. Còn dưới đây là những báo cáo trong ĐỜI THẬT do chúng tôi CHỨNG
KIẾN:
- Ngày 8/5/2016, tại Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà
Nội, hàng trăm người bị đánh, bị tát, bị đạp ngã, bị kẹp cổ, bị kéo lê và bị
câu lưu trong các đồn công an vì xuống đường yêu cầu chính phủ minh bạch thông
tin liên quan đến thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miên Trung từ
Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
- Ngày 15/5/2016, tại Sài Gòn, Hà Nội hàng trăm người
bị đánh, bị nhốt trong các trại xã hội, bị giam giữ trái pháp luật vì yêu cầu
được sống trong môi trường trong sạch, vì lên tiếng yêu cầu chính phủ phải đáp ứng
QUYỀN ĐƯỢC BIẾT của công dân.
- Ngày 22/5/2016, hàng chục người bị bao vây, bị
canh giữ tại nhà riêng, bị chặn bắt, bị câu lưu trái phép trước chuyến thăm Việt
Nam của Tổng thống Mỹ Barrack Obama, và hàng trăm người khác tiếp tục bị bắt nhốt,
bị giam giữ vì dám yêu cầu chính phủ phải đảm bảo QUYỀN ĐƯỢC SỐNG trong một môi
trường trong lành của mình.
Còn nhiều nhiều nữa, các ví dụ sống động về việc “bảo
vệ và thúc đẩy quyền con người” của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế! Đó chỉ là
những sự kiện còn nóng hổi, vừa mới xảy ra trong vài tháng qua, nếu mở toàn bộ
hồ sơ nhân quyền của nước CHXHCNVN do đảng CSVN thống trị thì nó khác rất nhiều
so với bản báo cáo mà bà Đặng Thị Ngọc Thịnh nêu ra.
Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn... sơ những
gì cộng sản làm!
15.06.2016
____________________________________
(*) http://www.vietnamplus.vn/viet-nam-tham-du-khoa-hop-32-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hop-quoc/390890.vnp
No comments:
Post a Comment