Được đăng ngày Thứ bảy, 18 Tháng 6 2016 09:11
Ông Ash Carter, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ
Có
những chuyện mà làm cách gì cũng không thể nào dẫn đến một kết quả tốt, nhưng lại
không thể không làm. Đó chính là nan đề mà Mỹ phải đối phó tại Trung Đông cũng
như có thể là tại châu Á và Thái Bình Dương.
Cuốc chiến chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi giáo (ISIS)
tại Syria là một điển hình của nan đề đó.
Bài học mà các cuộc chiến tranh dài ngày và không có
kết quả dứt khoát tại Afghanistan và Iraq đã dạy cho người Mỹ rằng Mỹ chỉ có thể
đạt mục đích mình muốn – hay ít nhất đến gần được cái họ coi là “chiến thắng” bằng
việc để lại những nơi này một lực lương bộ binh trú đóng quan trọng. Nhưng duy
trì những lực lượng đó một cách liên tục dài ngày tạo ra những hệ quả khổng lồ
về kinh tế, chính trị cũng như là quân sự mà Mỹ không thể chịu đựng nổi.
Khi lên làm tổng thống, ông Obama đã chủ trương một
chính sách ngược lại với người tiền nhiệm của ông, ông George W. Bush: rút lui
và không can thiệp tại những nơi mà ông cho quyền lợi Mỹ không có bao nhiêu. Thế
nhưng đó cũng là một quyết định không thể làm được. Cuộc khủng hoảng nhân đạo tại
Syria và sự nổi lên của tổ chức ISIS đã kéo chính quyền Obama quay trở lại vùng
Trung Đông. Như Stephen Biddle, một nhà chính trị học tại trường đại học George
Washington nhận xét :“Có một khoảng thời gian, chính sách là ‘Just Say No’,
nhưng họ không thể tiếp tục mãi được".
Bây giờ thì Syria xuất hiện như là một phòng thí
nghiệm cho một lý thuyết mới – lý thuyết “vừa đủ” – tại những nơi như trong cuộc
chiến chống lại ISIS – Mỹ có quyền lợi thiết thực nhưng giới hạn. Căn bản của
chủ thuyết này là bắt đầu nhỏ và xây dựng từ từ trên những gì chứng tỏ hữu hiệu.
“Mục tiêu của ông Obama là chuyển giao cuộc chiến chống
lại ISIS cho vị tổng thống mới trong một tình trạng bền vững ổn định
(sustainable)”, đó là nhận dịnh của Derek C. Chollet phụ tá bộ
trưởng quốc phòng đặc trách về an ninh quốc tế từ 2012 đến 2015 và nay đang là
cố vấn cao cấp về chính sách an ninh quốc phòng cho tổ chức German Marshall
Fund.
Theo ông Chollet, ISIS sẽ còn là một vấn đề kinh
niên, nhưng lúc đó chúng chỉ còn là một vấn đề mà chúng ta có thể chịu đựng đuợc.
Nếu chiến lược đó áp dụng thành công đối với ISIS,
thì đó sẽ là đáp án cho rất nhiều những thách thức trong chính sách đối ngọai của
Mỹ tại những nơi mà Mỹ cần phải lựa chọn một cách nào khác hơn là giữa chiến
tranh toàn diện và không làm gì cả.
Chủ thuyết này ngay từ đầu đã gặp những phản đối.
Ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Ash Carter loan báo rằng con số binh sỹ Mỹ
trên đất Syria sẽ tăng từ 50 lên 600, thượng nghị sỹ John McCain của Arizona đã
lên tiếng chỉ trích rằng đó là “cái chính sách tăng nhỏ giọt môt cách
miễn cưỡng mà ít khi mang lại chiến thắng mà ngược lại có thể dẫn đến thất bại”.
Nhưng đàng sau hậu trường, trong các buổi điều trần,
các quan chức bộ Quốc Phòng đã phản bác lại các lập luận của những người như
McCain. Chiến lược của Mỹ tại Syria như tổng tham mưu truởng quân đội Mỹ tướng
Joe Dunford điều trần trước Quốc Hội không phải là gia tăng nhỏ giọt mà là một
chiến dịch “từng bước một”.
“Vào lúc chúng ta tiến tới và xây dựng trên những
thành công đạt được, chúng tôi sẽ đánh giá lại những phương tiện gì cần thiết để
bươc thêm bước tới. Và đó là điều tôi nghĩ rằng ‘từng bước một’ khác ‘gia tăng
nhỏ giọt’ vốn vẫn màng một hàm ý xấu” Đó là giải
thích của một quan chức bộ Quốc Phòng cho nhật báo Christian Science
Monitor.
Đối với người dân thường đó có thể chỉ là một sự
khác biệt về ngôn từ không có quan hệ gì tới thực tế nhưng đối với một Ngũ Giác
Đài chịu trách nhiệm làm sao tạo ra được một chiến thắng trong một cuộc chiến
mà cho đến nay chiến thắng vẫn còn xa vời thì sự phân biệt này là then chốt.
Thế nhưng chiến lược này đòi hòi phải thay đổi quan
điểm mà giới quân sự Mỹ - cũng như dân chúng Mỹ nói chung – nhìn vào chiến
tranh. Giới quân sự Mỹ từ xưa vẫn quen xác định các mục tiêu chiến tranh của
mình một cách tuyệt đối, nhưng nay sau Iraq và Afghanistan bắt đầu có những suy
tư mới, như ông Paul Scharre thuộc viện nghiên cứu Center
for a New American Security nhận xét:
“Vào hồi năm 2001, chúng ta nhảy vào và nghĩ một
cách đơn giản rằng ‘Chúng ta không muốn Saddam; chúng ta không muốn Al Qaeda.
Nay thì chúng ta cũng muốn đánh bại ISIS, nhưng cái gì sẽ xảy ra sau nó?”
Không
muốn đánh bại hoàn toàn thì muốn điều gì. Theo ông
John Dent giáo sư về An Ninh Quốc Gia tại Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược
thuộc trường Đại Học Lục Quân Hoa Kỳ thì:
“Hiện có một sự đồng thuận giữa mọi khuynh hướng
chính trị rằng phải có một chiến lược ‘tốt vừa đủ’. Điểm then chốt là xác định
tốt hơn ngay từ đầu việc chúng ta muốn làm và làm giảm những ước vọng, nói một
cách khác biết rõ hơn những gì chúng ta có thể đạt đươc”.
Áp dụng tại Trung Đông điều này thể hiện qua việc
mau chóng thay đổi cách tiếp cận nếu nó không hữu hiệu. Đầu tiên bộ Quốc Phòng
Mỹ bỏ ra 500 triệu đô la cho cái gọi là chương trình huấn luyện cho các phiến
quân Syria ôn hòa. Nhưng chương trình này chẳng đi đến đâu và Ngũ Giác Đài sau
này phải thú nhận với Quốc Hội rằng cả chương trình này chỉ tạo ra được “bốn hoặc
năm” tay súng chống ISIS.
Thành ra Ngũ Giác Đài cải tổ lại chương trình, gởi một
toán 50 Biệt Kích đến Syria để nhận dạng nhóm phiến quan nào có thể thu được những
lợi ích tốt từ viện trợ và cố vấn của Mỹ. Theo bộ trưởng Carter nói với Quốc Hội,
“Các Biệt Kích này đã chứng tỏ rất hữu hiệu trong việc
vừa nhận dạng vừa giúp đỡ các lực lượng địa phương”
Và bây giờ thì nhiều nước khác như Anh, Đức cũng gởi
các Biệt Kích tới làm công việc này.
Số 50 Biêt Kích Mỹ trên thực địa cũng cho phép Mỹ
tăng cường cường độ ném bom “vì chúng ta có tình báo tốt hơn cho phép ta hữu hiệu
hơn trong việc oanh tạc. Ta không thể ném nhiều bom hơn là mục tiêu” Carter giải
thích, về dài hạn vấn đề then chốt là “bình định và cai trị các lãnh thổ chiếm
đuợc mà cuối cùng phải do các lực lượng địa phương làm”
Để làm việc này, các lực lượng đia phương cần phải
được huấn luyện. Huấn luyện đòi hỏi sự hiện diện của các binh sỹ Mỹ. Và vấn đề
đối với chiến lược vửa đủ của ông Obama là “làm sao gởi quân Mỹ đặt chân lên đất
liền mà không bị kéo vào một vũng lầy?”
Tuy nhiên vấn đề là giữa Mỹ và các nước đồng minh
trong vùng không có cùng một ưu tiên. Người Mỹ có thể thấy rằng việc huấn luyên
và trang bị cho quân đội Iraq chẳng hạn là một cách hay để chống lại ISIS,
nhưng đối vơi nhiều phe khác, một quân đội Iraq như vậy là một nguy cơ. Đối với
những người Sunni chẳng hạn, quân đội Iraq là một nguy cơ thường trực về chính
trị.
Lê Mạnh
Hùng
No comments:
Post a Comment