Được đăng ngày Thứ tư, 22 Tháng 6 2016 16:33
Đất nước đang trải qua một thảm họa quá lớn về môi
trường. Nước biển bị nhiễm độc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người
dân. Các lãnh đạo của Đảng Cộng Sản thì cố tình bao che cho hành vi xả thải của
Formosa và không hề bận tâm đến tương lai của đất nước. Trước tình trạng đó,
người dân đã xuống đường biểu tình tại nhiều nơi vào ngày 1/5 để bày tỏ sự phẫn
nộ và yêu cầu chính quyền hành xử một cách minh bạch. Tại Sài Gòn, ban đầu
chính quyền để cho người dân biểu tình nhưng sau đó đã quyết định đàn áp vào giờ
chót. Đến ngày 8/5, số người tham gia biểu tình ít hơn hẳn vì bị chính quyền
đàn áp dữ dội. Những người đấu tranh tiếp tục đưa ra lời kêu gọi biểu tình vào
ngày 15/5 nhưng đã không thể có cuộc biểu tình nào vì chính quyền quyết tâm
ngăn chặn từ trong trứng nước. Sau đó, thêm một lời kêu gọi biểu tình vào ngày
22/5 được đưa ra với lí do là Obama sang Việt Nam thì chính quyền sẽ không đàn
áp! Qua các lời kêu gọi được đưa ra liên tục, có thể thấy những người dân chủ
đang mắc ít nhất hai ngộ nhận sau:
Ngộ nhận thứ nhất là cho rằng quần chúng là tất cả, quần chúng có thể động viên được một cách nhanh chóng dựa vào sự nổi tiếng của người kêu gọi và khi đã có quần chúng là sẽ thành công.
Ngộ nhận thứ hai là cho rằng quần chúng sẽ nổi dậy đánh đổ chính quyền nếu tính mạng bị đe dọa hoặc tài sản bị tước đoạt hay còn gọi là “tức nước vỡ bờ”. Sự thực là một khối người dù đông đảo tới đâu và hoàn toàn đồng ý rằng mình bị áp bức cũng không đứng dậy tranh đấu. Họ chỉ đứng dậy tranh đấu nếu có một tổ chức lãnh đạo và tổ chức này phải đủ mạnh và gắn bó để khiến họ tin chắc vào thắng lợi. Bằng chứng là dù có hàng triệu dân oan bị cướp đất nhưng không hề có một cuộc nổi dậy nào. Sau năm 1975, hàng triệu người chấp nhận bỏ lại nhà cửa và mạo hiểm tính mạng để vượt biên chứ không chống trả chính quyền cộng sản vì không có hi vọng thắng lợi.
Hai ngộ nhận này đưa tới tình trạng lạm phát kêu gọi biểu tình với hậu quả là không làm được gì ngoài gây chán nản cho quần chúng và chia rẽ trong phe đối lập.
Mọi nghiên cứu và kinh nghiệm đều cho thấy một quần chúng dù bất mãn tới đâu cũng chỉ nổi dậy đấu tranh nếu có đủ ba điều kiện:
1- Điều kiện thứ nhất là mọi người cảm thấy gắn bó trong một số phận chung và chỉ có thể có lối thoát chung chứ mỗi người không thể luồn lách để tìm giải pháp cá nhân; mặt khác mọi người đồng ý rằng thảm kịch chung đến từ một tập thể được nhận diện rõ rệt. Nói cách khác phải có ý thức về hai tập thể rõ rệt, một "tập thể ta" nạn nhân của một "tập thể địch".
Trước một thảm kịch quá lớn về môi trường ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của hàng triệu người, Đảng Cộng Sản đã không làm gì khác ngoài việc bao che cho Formosa một cách lộ liễu và ra sức đàn áp người biểu tình. Tình trạng đất nước ngày càng xấu đi nhưng Đảng Cộng Sản chỉ có một mối quan tâm duy nhất là bảo vệ chế độ độc tài. Điều này khiến cho người dân Việt Nam ý thức rằng Đảng Cộng Sản chính là nguyên nhân của mọi tai họa. Nghĩa vụ của giới trí thức lúc này là thuyết phục người dân ủng hộ một giải pháp chung cho cả đất nước. Trên tinh thần đó, dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một giải pháp mà các trí thức có thể tham khảo.
2- Điều kiện thứ hai là có một tổ chức để động viên và lãnh đạo quần chúng; vai trò cốt lõi của tổ chức là để giữ nguyên khí thế đấu tranh, tránh những sai lầm gây chán nản. Quần chúng không kiên nhẫn. Cố gắng động viên quần chúng sẽ thất bại nếu có những tổ chức khác nhau đưa ra những lời kêu gọi khác nhau, hay nếu có chia rẽ trong tổ chức lãnh đạo.
Trong cuộc biểu tình ngày 1/5 đoàn người đã đi bộ quá nhiều với mong muốn thu hút người đi đường tham gia. Đây là một sai lầm vì dưới cái nắng 37 độ nhiều người đã mất sức phải ngồi nghỉ khiến cho đoàn người bị phân tán. Vả lại, người đi đường đã định sẵn ở trong đầu một điểm đến nào đó nên họ cũng không tham gia.
Đã có ít nhất 3 lời kêu gọi biểu tình từ các cá nhân vào ngày 15/5 với thời gian và địa điểm khác nhau (9 giờ sáng tại chợ Bến Thành, 4 giờ chiều và 5 giờ chiều tại Bùi Viện). Kêu gọi quần chúng đoàn kết xuống đường đấu tranh vì lợi ích chung nhưng lại đứng riêng lẻ hoặc tranh nhau kêu gọi là một sự mâu thuẫn rất lớn. Điều này làm cho những lời kêu gọi thiếu hẳn sức thuyết phục. Những người đấu tranh phải kết hợp lại với nhau trong các tổ chức và các tổ chức phải liên minh với nhau trong một mặt trận chung để đấu tranh vì một mục tiêu chung. Nếu vì lí do cá nhân mà không thể tham gia tổ chức thì cũng nên lên tiếng ủng hộ một tổ chức nào đó.
Sau khi chứng kiến các cuộc biểu tình bị dập tắt một cách dễ dàng, có người cho rằng kêu gọi biểu tình nhưng phải giữ bí mật thời gian và địa điểm và chỉ thông báo trước khi biểu tình vài tiếng. Hậu quả là làm cho quần chúng càng thêm thất vọng.
Ngộ nhận thứ nhất là cho rằng quần chúng là tất cả, quần chúng có thể động viên được một cách nhanh chóng dựa vào sự nổi tiếng của người kêu gọi và khi đã có quần chúng là sẽ thành công.
Ngộ nhận thứ hai là cho rằng quần chúng sẽ nổi dậy đánh đổ chính quyền nếu tính mạng bị đe dọa hoặc tài sản bị tước đoạt hay còn gọi là “tức nước vỡ bờ”. Sự thực là một khối người dù đông đảo tới đâu và hoàn toàn đồng ý rằng mình bị áp bức cũng không đứng dậy tranh đấu. Họ chỉ đứng dậy tranh đấu nếu có một tổ chức lãnh đạo và tổ chức này phải đủ mạnh và gắn bó để khiến họ tin chắc vào thắng lợi. Bằng chứng là dù có hàng triệu dân oan bị cướp đất nhưng không hề có một cuộc nổi dậy nào. Sau năm 1975, hàng triệu người chấp nhận bỏ lại nhà cửa và mạo hiểm tính mạng để vượt biên chứ không chống trả chính quyền cộng sản vì không có hi vọng thắng lợi.
Hai ngộ nhận này đưa tới tình trạng lạm phát kêu gọi biểu tình với hậu quả là không làm được gì ngoài gây chán nản cho quần chúng và chia rẽ trong phe đối lập.
Mọi nghiên cứu và kinh nghiệm đều cho thấy một quần chúng dù bất mãn tới đâu cũng chỉ nổi dậy đấu tranh nếu có đủ ba điều kiện:
1- Điều kiện thứ nhất là mọi người cảm thấy gắn bó trong một số phận chung và chỉ có thể có lối thoát chung chứ mỗi người không thể luồn lách để tìm giải pháp cá nhân; mặt khác mọi người đồng ý rằng thảm kịch chung đến từ một tập thể được nhận diện rõ rệt. Nói cách khác phải có ý thức về hai tập thể rõ rệt, một "tập thể ta" nạn nhân của một "tập thể địch".
Trước một thảm kịch quá lớn về môi trường ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của hàng triệu người, Đảng Cộng Sản đã không làm gì khác ngoài việc bao che cho Formosa một cách lộ liễu và ra sức đàn áp người biểu tình. Tình trạng đất nước ngày càng xấu đi nhưng Đảng Cộng Sản chỉ có một mối quan tâm duy nhất là bảo vệ chế độ độc tài. Điều này khiến cho người dân Việt Nam ý thức rằng Đảng Cộng Sản chính là nguyên nhân của mọi tai họa. Nghĩa vụ của giới trí thức lúc này là thuyết phục người dân ủng hộ một giải pháp chung cho cả đất nước. Trên tinh thần đó, dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một giải pháp mà các trí thức có thể tham khảo.
2- Điều kiện thứ hai là có một tổ chức để động viên và lãnh đạo quần chúng; vai trò cốt lõi của tổ chức là để giữ nguyên khí thế đấu tranh, tránh những sai lầm gây chán nản. Quần chúng không kiên nhẫn. Cố gắng động viên quần chúng sẽ thất bại nếu có những tổ chức khác nhau đưa ra những lời kêu gọi khác nhau, hay nếu có chia rẽ trong tổ chức lãnh đạo.
Trong cuộc biểu tình ngày 1/5 đoàn người đã đi bộ quá nhiều với mong muốn thu hút người đi đường tham gia. Đây là một sai lầm vì dưới cái nắng 37 độ nhiều người đã mất sức phải ngồi nghỉ khiến cho đoàn người bị phân tán. Vả lại, người đi đường đã định sẵn ở trong đầu một điểm đến nào đó nên họ cũng không tham gia.
Đã có ít nhất 3 lời kêu gọi biểu tình từ các cá nhân vào ngày 15/5 với thời gian và địa điểm khác nhau (9 giờ sáng tại chợ Bến Thành, 4 giờ chiều và 5 giờ chiều tại Bùi Viện). Kêu gọi quần chúng đoàn kết xuống đường đấu tranh vì lợi ích chung nhưng lại đứng riêng lẻ hoặc tranh nhau kêu gọi là một sự mâu thuẫn rất lớn. Điều này làm cho những lời kêu gọi thiếu hẳn sức thuyết phục. Những người đấu tranh phải kết hợp lại với nhau trong các tổ chức và các tổ chức phải liên minh với nhau trong một mặt trận chung để đấu tranh vì một mục tiêu chung. Nếu vì lí do cá nhân mà không thể tham gia tổ chức thì cũng nên lên tiếng ủng hộ một tổ chức nào đó.
Sau khi chứng kiến các cuộc biểu tình bị dập tắt một cách dễ dàng, có người cho rằng kêu gọi biểu tình nhưng phải giữ bí mật thời gian và địa điểm và chỉ thông báo trước khi biểu tình vài tiếng. Hậu quả là làm cho quần chúng càng thêm thất vọng.
Một thí dụ khác là lập trường về cuộc bầu cử quốc hội ngày 22/5. Thái độ đúng đắn nhất là tẩy chay bầu cử với phương châm “Đảng cử thì ta không bầu” và kêu gọi quần chúng hưởng ứng bằng cách không đi bầu hoặc nếu đi thì gạch bỏ hết tất cả ứng viên. Thế nhưng lại có một số người đưa ra những lời kêu gọi khác như “Một lá phiếu, một cái tên” hoặc “Chỉ bầu cho những người mà mình biết là có phẩm cách và năng lực”. Kết quả là gây ra sự khó hiểu cho quần chúng.
3- Điều kiện thứ ba là tổ chức lãnh đạo phải đủ mạnh để quần chúng tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi. Quần chúng không lãng mạn. Nhưng thế nào là một tổ chức mạnh?
Sức mạnh được hiểu là phương tiện, trí tuệ, đội ngũ nòng cốt, uy tín của lãnh đạo, và nhất là sự gắn bó vì quần chúng nhìn một tổ chức như một người. Một tổ chức yếu về lực lượng hoặc chưa có uy tín dĩ nhiên không động viên được quần chúng. Một tổ chức không có nhất trí dưới mắt quần chúng giống như một người chưa biết mình muốn gì và do đó cũng không thể động viên được quần chúng. Như vậy, muốn được quần chúng ủng hộ thì những người đấu tranh cho dân chủ cần đồng thuận với nhau về một giải pháp chung cho đất nước. Sau đó là cố gắng thuyết phục quần chúng ủng hộ giải pháp đó. Nếu không có một dự án chính trị trong đó trình bày những giải pháp cho các vấn đề của đất nước thì không thể có hậu thuẫn của quần chúng bởi vì quần chúng sẽ không thể biết tổ chức sẽ làm những gì và làm như thế nào.
Điều quan trọng cần được đặc biệt lưu ý là một khi đã được động viên thì lực lượng quần chúng phải được sử dụng ngay tức khắc để đạt thắng lợi. Quần chúng không kiên nhẫn, nếu thắng lợi không đến nhanh chóng khí thế đấu tranh sẽ nhường chỗ cho thất vọng.
Trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn cũng như bảo vệ môi trường, những người tham gia thường vào quán cà phê hoặc đi rảo xung quanh để chờ đợi và quan sát. Đến khi đám đông xuất hiện và không bị đàn áp thì họ mới tham gia. Ngay cả những người đấu tranh nổi tiếng cũng thuật lại trên mạng xã hội rằng họ bị bắt trong lúc uống cà phê hoặc uống bia tại địa điểm biểu tình vì an ninh đã nhận ra họ. Nếu có được một tổ chức khoảng một ngàn thành viên và mỗi thành viên vận động những người mà mình biết là bất mãn với chế độ như người thân, bạn bè, đồng nghiệp v.v. thì chúng ta sẽ có hàng chục ngàn người tập trung cùng lúc tại một địa điểm và quần chúng sẽ tự tin tham gia.
Nếu cuộc biểu tình được lên kế hoạch chu đáo thì những biện pháp kĩ thuật của chính quyền như chặn facebook, phá sóng điện thoại v.v. sẽ vô tác dụng. Các cuộc biểu tình đòi dân chủ vào cuối thế kỷ 20 tại các quốc gia ở Đông Âu và nhiều nước khác đã quy tụ hàng trăm ngàn người dù lúc đó chưa có internet và điện thoại di động cũng chưa phổ biến. Điều cốt lõi là có sự chuẩn bị và có nhiều thành viên để vận động quần chúng. Một đối lập khôn ngoan sẽ biết kêu gọi quần chúng hưởng ứng những chiến dịch ít gây nguy hiểm trước để thăm dò mức độ sẵn sàng rồi sau đó mới kêu gọi biểu tình. Nếu chính quyền quyết tâm đàn áp bằng vũ lực thì tổ chức biểu tình ở nhà bằng cách đồng loạt tắt đèn trong 15 phút, tẩy chay bầu cử, đình công, bãi khóa, đồng loạt thay ảnh đại diện trên facebook, v.v.
Tại Hồng Kông, các tổ chức đã phối hợp với nhau để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trên mạng. Nhận thấy rất đông người tham gia, họ tiến thêm một bước là tổ chức các điểm bỏ phiếu ngoài đời thực. Khi đã chắc chắn về mức độ sẵn sàng của giới trẻ thì họ mới kêu gọi biểu tình.
Theo nghiên cứu của Trung Tâm Woodrow Wilson Center, các thành phần xã hội nhập cuộc đấu tranh cho dân chủ tại mọi quốc gia theo một thứ tự như sau:
- Đầu tiên là giới văn nghệ sĩ, những người rất cần tự do để sáng tạo. Các hình thức kiểm duyệt của chính quyền đã tước đoạt quyền tư do sáng tác và phổ biến tác phẩm của họ. Lớp người này tuy ít nhưng lại có sức thu hút quần chúng rất lớn.
- Sau đó là tập hợp các ngành nghề, như giới luật sự, nhà báo, tài xế, bác sĩ, v.v. Tất cả đều bực bội vì ngành nghề của họ bị bế tắc do chính quyền.
- Sau cùng là sinh viên và giới trẻ. Khi tuổi trẻ đã nhập cuộc một cách đông đảo thì sự sụp đổ của chế độ là điều chắc chắn.
Từ vài năm qua, giới văn nghệ sĩ đã nhập cuộc. Một số nhà văn đã tuyên bố từ bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam, một tổ chức thuộc sự quản lí của chính quyền, để thành lập Văn Đoàn Độc Lập. Các nghệ sĩ cũng lên tiếng rất mạnh mẽ về vấn đề môi trường. Vì có quá nhiều người nhập cuộc nên xin được kể một vài cái tên như nhà văn Phạm Đình Trọng, nhạc sĩ Tuấn Khanh, Việt Khang, MC Phan Anh, ca sĩ Mai Khôi, diễn viên Ngọc Lan, Công Vượng, v.v. Tương tự như giới văn nghệ sĩ, giới nhà báo cũng rất cần tự do để làm việc và họ đã đấu tranh từ nhiều năm nay. Đài VTC dù của nhà nước cũng đã rất hăng hái làm các phóng sự ở Vũng Áng. Giới luật sư cũng bắt đầu có chuyển động. Họ tham gia ứng cử đại biểu quốc hội và bào chữa miễn phí cho những người đấu tranh và những người bị kết án oan. Vùng biển miền Trung bị nhiễm độc là một thảm họa cho đất nước và kéo theo sự suy sụp của nhiều ngành nghề như đánh bắt và chế biến hải sản, muối, du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, v.v. Giới trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến tình hình đất nước. Hàng trăm ngàn cử nhân bị thất nghiệp trong khi con cái của các quan chức được đi du học và ăn xài bằng tiền tham nhũng. Họ nhận ra rằng nếu không có dân chủ thì đất nước sẽ ngày càng lụn bại và họ cũng không có tương lai.
Sự kiện người dân đổ ra đường chào đón Obama một cách nồng nhiệt chứng tỏ xã hội Việt Nam đã rất muốn có dân chủ. Tình thế đã rất chín muồi. Tất cả chỉ còn phụ thuộc vào việc chúng ta có sẵn sàng kết hợp với nhau thành một tổ chức mạnh để động viên quần chúng hay không.
Hồng
Việt
No comments:
Post a Comment