Tại sao chúng ta mất Hoàng Sa? Câu hỏi đau đáu đã
vang lên từ những người nặng nợ núi sông từ năm 1974 đến giờ, nhưng câu trả lời
thì vẫn lơ lửng đâu đó. Vậy chúng ta hãy giải mã vấn đề này trên cơ sở có được
những tài liệu cần và đủ cho một sự thật không thể nào quên. Rằng tại sao chúng
ta mất Hoàng Sa ngày 19/1/1974.
Quyết tâm giải phóng miền Nam bằng bạo lực, cộng sản
Bắc Việt (CSBV) vẫn đi trên con đường sắt thép ấy, và lúc này đầu tháng 4/1974
thì không có thế lực nào ngăn cản chặn họ dừng bước được nữa. Vì Hiệp Định Hòa
Bình Paris 1973 đã ký, người Mỹ đã rút khỏi Việt Nam. Đó là một sự kích thích
cao độ cho những người cầm quân Bắc Việt. Thoát được bóng dáng quân Mỹ, vẫn thường
cùng quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hành quân, thì coi như cất nhẹ được “gươm
đàn nửa gánh”.
Nhưng vẫn có một vấn đề lớn nhất mà những người CSBV
phải rút ra cho họ một bài học cay đắng. Đó là Mỹ đã cam kết với chính quyền
VNCH rằng, họ sẽ quay lại nếu Bắc Việt tàn phá nghiêm trọng HĐ Paris này. Họ sẽ
quay lại với những thứ vũ khí đáng sợ nhất của họ. Đó là điều mà cả chế độ VNCH
và chế độ CSBV đều tin tưởng, trừ những người Mỹ…
Rõ ràng với các đầu lĩnh Hà Nội thì đây không phải
là câu dọa cho có. Đã trải qua nhiều năm chiến trường rồi, thì bài học cũng thật
đơn giản. Rằng nếu Hoa Kỳ quay trở lại ủng hộ VNCH khi CSBV xé tan HĐ Paris để
tấn công thì khả năng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của CSBV sẽ là
chuyện nằm mơ giữa ban ngày. Dù có quyết tâm tới bao nhiêu đi nữa, thì họ vẫn
chỉ là một con bò đập đầu vào tường, khi lại trở thành đối thủ của cặp tài tử
giai nhân, Mỹ và VNCH thêm một lần nữa.
Đó là những kinh nghiệm xương máu mà những người
CSBV không thể nào quên. Nhất là họ phải chiến đấu trong bối cảnh những vệt trắng
tỏa dài trên trời cao ngút ngàn. Dấu hiệu của từng đoàn máy bay ném bom chiến
lược B.52 chết chóc đang bay vào tiếp cận, và những chùm bom như những trái lê
xinh xắn sẽ như cát rắc, tuôn vô tận xuống đầu chiến sĩ với những tiếng ì ầm đặc
trưng giống như một cuộc động đất mini…
Vấn đề cho quyết chiến lược giải phóng miền Nam này
mà các tướng tá Thành Nhà Rồng Hà Nội cần là câu trả lời cho câu hỏi duy nhất.
Người Mỹ có quay lại không, nếu chúng ta phá hoại HĐ Paris tấn công tổng lực
VNCH. Không thể trả lời câu hỏi Yes or No này…
Nhưng có một cách để thử. Đó là mau chóng chiếm lấy
một vùng đất nào đó của VNCH, và ngồi hút thuốc lào chờ xem Mỹ có quay lại hay
không. Cần tung chưởng một vài lần, trên vài vùng đất khác nhau thì sẽ cho kết
quả không thể nào sai. Những người lãnh đạo BV đã hăng hái vào cuộc trong khi
các phong trào phản chiến đang thắng thế ở Hoa Kỳ, các ý muốn rời khỏi VN càng
lúc càng nhiều, nhất là trong Tòa Capital. Và Tổng thống Richard Nixon, một con
người cứng rắn và là người cho ký HĐ Paris đang gặp rắc rối với luật pháp về vụ
Watergate.
Và nếu có con bài thử Hoàng Sa thì chính lúc này
đây, hòn đảo sẽ nhận được án tử của cả Trung Cộng lẫn CSBV. Một món quà cống nạp
của đàn em CSBV tặng ông anh Trung Cộng, giống như nàng Chiệu Sương đi Bắc cống
Hồ thuở trước. Số mệnh đã được quyết định, khi trở thành một món đồ thử test
cho công cuộc cưỡng chiếm miền Nam sau này. Vì hòn đảo Hoàng Sa nằm ở Biển
Đông, ngay trước mũi Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ. Nếu TC chiếm đảo Hoàng Sa của VNCH,
mà Hoa Kỳ vẫn không động binh thì coi như xong phim. Không chỉ mất Hoàng Sa mà
còn mất cả Miền Nam nữa. Vì mất đảo của đàn em VNCH ngay trước mũi ông anh Mẽo
mà không làm gì thì còn làm được chi nữa sau này trong các cuộc tấn công lãnh
thổ miền Nam của CSBV.
Nhưng bài toán cũng được đưa ra rằng, nếu quân CSBV
tấn công, thì lực lượng Hải Quân của họ quá yếu, quân VNCH và có thể có sự hỗ
trợ của hải quân Hoa Kỳ, tấn công trở lại. Và như thế thì sẽ khiến rối tình
hình, mất đi khả năng thử nghiệm test cho công việc trên.
Và ông anh Trung Cộng đã hiện ra như một đàn anh kiểu
gì cũng chơi được hết. Hơn nữa tổng thống Mỹ Nixon cũng vừa kết thúc chuyến
bang giao lịch sử đến nước họ, và Bắc Kinh cũng muốn biết kết quả mà hai nước đạt
được như thế nào chứ qua lối đánh giá của họ, khi vô nguyên vô cớ tấn công và
chiếm trọn một hòn đảo của láng giềng...
Ta sẽ không biết ai là người bắt đầu mưu đồ Hoàng Sa
này với ai trước, và có lẽ cũng chẳng cần, vì mưu đồ này đã được quân Trung Cộng
thực hiện, với sự cổ võ bằng cách im lặng không lên tiếng để đồng tình của CS
BV. Và rồi các đầu lĩnh Ba Đình, ngồi theo dõi tình hình hoạt động của Hạm Đội
7 mà hồn phách lúc thăng thăng, lúc giáng giáng lại cả lúc giáng giáng thăng
thăng...
Ta sẽ dừng một chút để xem lại nỗi lo sợ của họ về
việc người Mỹ sẽ trở lại VN khi CSBV tung cuộc Tổng tấn công. Việc CSBV làm thế
là xé tan bản HĐ Paris 1973 là điều không cần phải bàn vì họ đã xé tan bản HĐ
này ngay cả khi nó còn chưa ra đời. Vấn đề là Mỹ có quay lại hay không quay lại?
Mỹ quay lại thì ngáo ộp B.52 cũng quay lại theo họ thì bỏ mẹ rồi. Mỹ không quay
lại mà vẫn gửi B.52 quay lại thì cũng bỏ mẹ nốt. Các ông tướng CSBV toát mồ hôi
khi nhớ lại bộ phim buồn về B.52.
B.52. Máy bay ném bom (B) chiến lược do hãng Boeing
sản xuất ra lò năm 1952, và là nỗi kinh hoàng của cả người chết lẫn kẻ sống,
cũng như góp phần vào thương vong đến 20% các bộ đội sinh Bắc tử Nam. CSBV cũng
không cần học ở đâu ngoài học chính họ. Lịch sử cuộc chiến VN đã chỉ rõ các bài
học đau thương đó. Năm Mậu Thân 1968, hiểu rằng không thể thôn tính được VNCH bằng
các cuộc nổi dậy, hay du kích chiến mà chỉ có thể bằng tấn công bằng tổng lực,
lại ảo tưởng ngây thơ về sức mạnh quân sự của mình, cũng như đánh giá thấp đối
thủ VNCH cùng đồng minh Hoa Kỳ nên miền Bắc đã tung toàn lực để tấn công đồng
loạt các đô thị miền Nam, trong khi lực lượng quân sự Mỹ còn dầy đặc ở khắp
lãnh thổ. Và kết quả là VNCH cùng với hỏa lực yểm trợ khủng khiếp của Mỹ, trong
đó có B.52 đã cùng chung sức chiến đấu khiến cho CSBV đã bị vỡ đầu năm đó với gần
100.000 bộ đội miền bắc hy sinh oan uổng...
Không học được bài học lịch sử đó, và lại tiếp tục
chọn vào đúng năm bầu cử Tổng Thống Mỹ 1972 để ra tay, quân đội miền Bắc lại tiếp
tục cuộc tổng tấn công mặt tiền hoành tráng, mặt đối mặt với VNCH ở miền Trung.
Họ vượt sông Thạch Hãn, (chứ không vượt sông Bến Hải cũng nằm y chang và cũng
ngay gần đó để tỏ ra là không "vi phạm" Hiệp Định Geneve 1954) và chiếm
được Quảng Trị. Nhưng VNCH sau đó đã bền bỉ phản công, với sự trợ chiến của các
pháo đài bay B.52 ném bom không mệt mỏi và không ngưng nghỉ thì cuối cùng TQLC
của VNCH đã tái chiếm Thành Cổ Quảng Trị. Và chỉ riêng ở ngôi thành cổ này
10.000 bộ đội miền Bắc đã tử thương trong mùa Hè đỏ lửa 1972.
Và BTTM Bắc Việt hẳn nhớ lại cùng với đợt ném bom
kinh hồn của B.52 ra Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối đông 1972 trước ngày ký HĐ
Paris thì miền Bắc đã rút ra được bài học nhớ đời cho mình. Đó là đừng mơ tới
chiến thắng, nếu người Mỹ, qua cái ông Kẹ hỏa lực Mỹ có cái tên B.52 ấy còn trợ
giúp cho binh lực VNCH. Với những vết sẹo B.52 to tướng như thế ở khắp giải đất
chữ S thì hẳn là các ông tướng ở Thành Nhà Rồng, Hà Nội (BTTM MB) sẽ vừa vạch kế
hoạch giải phóng miền Nam năm 1975-76 vừa cầu trời khấn Phật cho bọn B.52 Mỹ đi
chỗ khác chơi, để được chiến đấu khi không bị B.52 Mỹ nó rải bom như rải cát xuống
đầu.
Trở lại Hoàng Sa thì thời giờ chết của nó đã điểm.
Các tài liệu giải mật sau này cho thấy Trung Cộng đã khiêu khích, và ngày
19/1/1974 VNCH mắc mưu tấn công vào hạm đội và bắn chìm soái hạm của họ. Trung
Quốc đáp trả. Tàu Nhật Tảo của thiếu tá Ngụy Văn Thà bị bắn chìm, và ông đã tuẫn
tiết ở lại theo tàu cùng một số binh lính sĩ quan. Hoàng Sa không còn nữa.
Và cả Trung Cộng lẫn cộng sản Bắc Việt đều nín thở
chờ đợi phản ứng của Hoa Kỳ. Đúng như mong đợi, Mỹ đã không hành động gì, ngoài
vài lời tuyên bố lên án cùng việc hứa hẹn viện trợ cho một số tàu bè chiến đấu.
Không cần phải nói thì cũng biết Trung Cộng đã sung
sướng khi đạt được cái họ cần, nhưng kẻ sung sướng nhất là CSBV. Họ mặc cho TC
đã cướp được cái cần cướp và cũng chẳng quan tâm đến hòn đảo đã trở thành một
thứ cầm cố vĩnh viễn của mộng bá quyền của Bắc Kinh. Họ cũng chẳng quan tâm đến
hệ luy đau lòng của các thế hệ tương lai Việt Nam nghĩ gì khi biển đảo của tổ
tiên đã về tay giặc.
Các lãnh tụ chính trị CSBV giờ đây đã có thể lệnh
cho các tướng tá của họ chuyên tâm dồn ý vào cuộc đối đầu sống mái với miền Nam
sắp tới mà không cần để ý nhiều về người Mỹ nữa. Đồng minh quan trọng nhất đã
quay bước đi vào đúng thời điểm chí nguy. Họ đã không lên tiếng đúng, không trợ
giúp đủ cho đồng minh VNCH khi bị Trung Cộng cướp đất như thế thì không lẽ gì họ
lại quay lại giúp VNCH cũng với lý do tương tự. Âu cũng là số mệnh vì không phải
lúc nào người tốt cũng làm đúng hết.
Rồi cùng với test thử nghiệm riêng của mình qua việc
giải phóng tỉnh Phước Long vài tháng sau đó, thì CSBV đã nhận được một tín hiệu
không thể nào rõ ràng hơn. Đó là trong bất kỳ tình huống nào, người Mỹ và đặc
biệt là con ngáo ộp, pháo đài bay B.52 sẽ không quay trở lại chiến trường Việt
Nam. Và thực tế sau đó diễn ra đúng là như vậy.
Cuộc "Đại Thắng Mùa Xuân" năm 1975 đã diễn
ra với việc không có một quả bom đạn chính thức nào của Mỹ ném xuống chiến trường,
đặc biệt là CSBV không phải vừa chiến đấu vừa ngóng lên trời để nhìn thấy những
vệt dài khói dài đặc trưng của từng đoàn B.52 cùng với tiếng bom chùm rền vang
như động đất như những năm trước. Không có những cái pháo đài bay đó trên trời
thì ở dưới, từng đoàn xe tăng, xe tải CSBV dài hàng cây số cứ nghênh ngang chạy
trên các xa lộ rộng lớn của miền Nam để liên tục tiếp viện cho chiến trường. Và
VNCH đành thúc thủ trong tức tưởi...
Nhưng CSBV còn một chút khôn ngoan khi nhận
ra chân tướng ông anh lớn Tàu Cộng của mình, nên trong thế thắng của công
cuộc giải phóng sau đó, họ đã "qua mặt" ông anh để nhanh chân đánh
chiếm đảo Trường Sa trước cả khi chiếm thủ đô Sài Gòn của VNCH. Để đề phòng ông
anh lớn thừa cơ lộn xộn làm luôn Trường Sa theo thỏa thuận trước đó là "thử
nghiệm" cả cặp Hoàng Sa và Trường Sa.
Và ở đời không có gì là cho không cả. Dâng gà cho
cáo thì mất gà, ra mắt giới thiệu vợ đẹp cho Sở Khanh thì vợ vẫn còn nhưng đã bị
Sở Khanh quất ngựa truy phong. Hoàng Sa mãi là vật thế chấp giữa hai đảng CS,
cho mưu đồ thâm hiểm của Trung cộng cũng như sự ấu trĩ, tham nhỏ để mất lớn của
cộng sản Hà Nội. Thời gian lần trôi, vật đổi sao rời cùng với sự thay đổi từ
anh em sống chết có nhau thành không đội trời chung với nhau, rồi lại thành đồng
chí 4 tốt 16 chữ vàng, qua lại giữa bạn và thù đến chóng cả mặt thì rồi cuối
cùng Trung Cộng đã lộ ra mặt là kẻ ăn cướp đảo Hoàng Sa của chúng ta. Vì lúc
này với sự phát triển kinh tế mau lẹ thì con đường ra biển Đông của họ là cực kỳ
cần thiết và lại đã có sẵn "của cống" tạm Hoàng Sa mà ông em tội nghiệp
CSBV đã dâng hiến. Thế là Trung Cộng đã nghiễm nhiên coi Hoàng Sa trở thành một
hòn đảo, một mảnh đất chính thức của họ, cũng như đem lại mối hận thù muôn đời
muôn kiếp với chúng ta. Nhưng trách kẻ cướp 1 thì nên tự trách mình 10 khi đem
dâng cho kẻ cướp cái thứ chúng muốn cướp.
Sự việc đơn giản như thế nhưng tại sao cả hai bên cứ
úp úp mở mở giấu diếm mãi như thế. Trung Cộng thì giấu diếm vì đó là hành động
giống như dụ trẻ con ăn cứt gà, lật lọng và là hành động cướp nước. Còn CSVN
thì giấu diếm vì đó là hành động bán nước.
15.06.2016
No comments:
Post a Comment