19/06/2016 09:11 GMT+7
Trong
khi những bữa tiệc thâu đêm suốt sáng, ăn uống thừa mứa vẫn diễn ra, hàng triệu
người dân khốn khổ trên khắp đất nước này đang gồng mình vượt qua cơn đói.
Cảnh tượng đối lập
chát chúa tại đất nước Venezuela
Nhiều người dân ở quốc gia này đã phải còng lưng kiếm
đồ ăn thừa còn sót lại trong những đống rác bốc mùi hôi thối chỉ để lấp đầy cái
bụng trống rỗng. Thậm chí, họ cũng chẳng có đủ tiền để mua quan tài chôn cất
người thân đã chết vì đói khát.
Thế nhưng, bất chấp nỗi khốn khổ đến cùng cực ấy thì
tầng lớp thượng lưu vẫn thoải mái ăn chơi và hưởng thụ cuộc sống xa hoa trong
những quán bar đắt tiền hay các nhà hàng sang trọng.
Trong khi nhiều người
dân Venezuela không có gì ăn thì tại Caracas Country Club, mọi thành viên đều
có thể thưởng thức miễn phí những món đồ ăn vặt sang trọng.
Liệu có chăng nền kinh tế đang ngày càng suy thoái
đã vô tình tạo nên bức tường ngăn cách giữa giàu và nghèo, khiến những mảng đối
lập trong cuộc sống của các tầng lớp xã hội ngày càng trở nên rõ nét hơn?
Nền
kinh tế tại Venezuela bỗng tuột dốc không phanh
Venezuela từng được mệnh danh là "vùng đất ân sủng"
nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm cả đất đai màu mỡ lẫn trữ
lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Nhưng chỉ sau 7 năm chi tiêu không kiểm soát,
ngân sách của đất nước này đã trở nên vô cùng kiệt quệ.
Trái ngược với hình
ảnh dân thường nhặt rác để ăn là những bữa tiệc xa hoa của giới siêu giàu.
Mặc dù chính phủ Venezuela đã phải đưa ra hàng loạt
biện pháp cứu nguy như bán vàng dự trữ để trả nợ, rút 467 triệu USD từ quỹ tiết
kiệm tại IMF trong tháng 10/2015... nhưng tất cả đều trở nên vô vọng khi nền
kinh tế nước nhà vẫn không có bất kì dấu hiệu hồi phục nào.
Sau tất cả, người dân vẫn là đối tượng phải gánh chịu
thiệt thòi lớn nhất. Ngay cả nhu cầu ăn uống tối thiểu họ cũng không được đáp ứng
đầy đủ.
Người
dân phải nhặt rác để ăn và uống nước lã trừ bữa
Tỷ lệ lạm phát phi mã lên tới hơn 700% đã khiến cho
đồng nội tệ của Venezuela rớt giá thảm hại. Đồng tiền giấy có mệnh giá lớn nhất
tại Venezuela là đồng 100 bolivar hiện chỉ có giá trị tương đương 7 đồng xu 1
cent của Mỹ.
Điều này đã khiến cho "thiên đường dầu mỏ"
không thể nhập khẩu được nhiều loại nhu yếu phẩm cho người dân, và thậm chí
chính phủ Venezuela còn không có đủ ngân sách để… in tiền.
Đắng lòng hơn, nhiều bệnh viện tại Venezuela đã hết
cả tiền để mua giấy vệ sinh chứ đừng nói tới việc cung cấp thuốc men chữa bệnh.
Những siêu thị bán
hàng cho dân thường đang trong tình trạng trống rỗng, không có cả các nhu yếu
phẩm cơ bản nhất.
Đi cùng với sự suy thoái kinh tế thì đồng lương vốn
đã ít ỏi của tầng lớp dân thường nay lại càng trở nên ngặt nghèo hơn.
Bất chấp nỗ lực cấm
các siêu thị tích trữ hàng thì giá trưng bày vẫn chỉ có lác đác vài món đồ.
Các tiểu thương, sinh viên đại học và giới hưu trí
cũng rơi vào trạng thái mất cân bằng khi chất lượng cuộc sống bị hạ xuống bởi lạm
phát, thiếu hụt thực phẩm và tiền tệ mất giá.
Họ còn chẳng đủ tiền để mua một chai nước uống, cũng
chẳng mua nổi bất cứ món thực phẩm rẻ tiền nào.
Khi các cửa hàng
không còn gì cả thì những bãi rác chất đống bên đường trở thành điểm đến của
nhiều người dân Venezuela.
Tại khu ổ chuột Petare của Caracas với hơn 370.000
người sinh sống, ngay cả những người trung lưu cũng phải khom lưng nhặt nhạnh bắp
cải thối, chanh héo và những mẩu thịt thừa trong bãi rác thải để kiếm cái ăn
qua ngày.
Nếu không tìm được chút thực phẩm nào thì họ đành bấm
bụng quay về và uống nước lã để trừ bữa. Một số khu vực tại Venezuela thì may mắn
hơn khi có thể tận dụng mùa xoài chín để dùng làm thực phẩm cứu đói cho cả gia
đình.
gười muốn mua hàng
nhiều khi phải tới từ lúc 4 giờ sáng để chiếm chỗ trước, song tình trạng tranh
chấp hàng hóa vẫn thường xuyên xảy ra.
Trong bối cảnh đó, chỉ có hai loại người vẫn còn có
thể sống thoải mái, đó là người giàu và "Bachaqueros" - dân buôn bán
chợ đen.
Dựa vào mối quan hệ hay tích trữ từ trước, những
"Bachaqueros" này có thể cung cấp những món hàng mà siêu thị không có
với mức giá cao gấp nhiều lần giá gốc.
Theo một thương nhân chợ đen có tay trong tại siêu
thị, họ có thể lấy những thứ hàng khan hiếm với mức giá chỉ 10 USD rồi ngay lập
tức bán ra với mức giá lên tới 50 USD và lãi ngay 400%.
Đến người còn không
có gì để ăn thì vật nuôi cũng trở nên thảm hại hơn bao giờ hết.
Nhờ vậy, chỉ cần bán vài món hàng cũng đã kiếm được
món hời ngang ngửa với số tiền lương một tháng của dân thường.
Giữa
tâm "bão" suy thoái, giới thượng lưu Venezuela vẫn ăn chơi như thường
Tại Câu lạc bộ đồng quê sang trọng có tên Caracas Country
Club - nơi phí hội viên lên tới 100.000 USD (tương đương gần 2,5 tỷ đồng), những
quý bà trong bộ váy hàng hiệu đang ung dung thưởng thức bữa tiệc đắt đỏ với thịt
bò và tôm hùm thượng hạng.
Nhưng chỉ cách đó vài km, hàng trăm nghìn người dân
Venezuela đang phải ăn những món đồ ôi thiu và thừa thãi trong sự khốn khổ đến
cùng cực.
Trong khi đất nước
đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế trầm trọng thì Câu lạc bộ đồng quê Caracas
Country Club vẫn hoạt động bình thường.
Nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng, tại sao giữa lúc
"nước sôi lửa bỏng" – khi mà nền kinh tế tại Venezuela đang bị chao đảo
như hiện nay thì giới thượng lưu nước này vẫn còn cả đống tài sản kếch xù để
thoải mái tận hưởng cuộc sống giàu sang?
Bởi những người giàu rất nhanh nhạy và từ lâu đã
chuyển toàn bộ tài sản của mình sang ngoại tệ. Do vậy, kể cả khi đồng nội tệ
bolivar có rớt giá và nên kinh tế Venezuela có sụp đổ thì tài sản của họ vẫn
không bị ảnh hưởng gì.
Những người giàu có
tại Venezuela lưu giữ tài sản của mình bằng ngoại tệ, do vậy cho dù đồng nội tệ
có trở nên "vô giá" thì họ vẫn có thể thoải mái chi cho những bộ cánh
hàng hiệu.
Chính vì vậy, mặc cho nhiều người dân có phải nhặt
rác để ăn thì các khu vui chơi nghỉ dưỡng thượng lưu xung quanh thủ đô Caracas
vẫn hoạt động bình thường với giá vé "gửi xe" cao ngất ngưởng.
Ví như Câu lạc bộ đồng quê Lagunita Country Club có
lệ phí thành viên 70.000 USD; Câu lạc bộ golf Valle Ariba Golf Club có lệ phí
thành viên 65.000 USD hay Câu lạc bộ du thuyền Carenero Yacht Club có mức lệ
phí thành viên lên tới 90.000 USD.
Đừng
ung dung tận hưởng cuộc sống bên cạnh nỗi khốn khổ của cả quốc gia
Liệu có phải cuộc sống quá sung túc đã làm lu mờ đi
lòng thương người và cách đối nhân xử thế của giới nhà giàu Venezuela?
Bất chấp sự đói khát của hàng trăm nghìn người trên
toàn lãnh thổ, nhiều quý ông, quý bà hay cậu ấm, cô chiêu lắm tiền nhiều của vẫn
thản nhiên cho rằng "Tôi chỉ thông minh hơn khi tích trữ ngoại tệ mà
thôi".
Một số người còn biện minh rằng "Không phải là
tôi không quan tâm tới người nghèo, tôi vẫn thường xuyên góp tiền từ thiện
mà" hay "Họ sống khổ thì tôi không được tận hưởng cuộc sống bằng tiền
của mình sao".
Trong khi dân thường
Venezuela phải ăn rau và thịt thối thì người giàu tại nước này có thể thoải mái
thưởng thức thịt bò Tartare hay Sashimi.
Chính vì những suy nghĩ ích kỉ, vụ lợi cho bản thân ấy
mà tầng lớp thượng lưu tại "thiên đường dầu mỏ" đã bị cộng đồng quốc
tế "ném đá" không thương tiếc.
Nhiều người lên tiếng phản đối cách sống ăn chơi, hưởng
thụ không phải lối của hội nhà giàu trong thời điểm đất nước Venezuela đang có
sự biến động dữ dội.
Tại sao họ không bớt ghé thăm những nơi sang trọng để
quyên góp một chút tiền nhằm giúp đỡ hàng nghìn người dân nghèo khó trong khi một
bữa ăn chơi của họ quá đủ để nuôi sống cả một gia đình trong vài tháng?
Đối lập với hình ảnh
sang trọng của giới thượng lưu thì nhiều người dân Venezuela vẫn đang phải đi
lượm nhặt đồ ăn trong đống rác thải hôi thối.
theo Trí Thức Trẻ
No comments:
Post a Comment