Tầm
trưa, bọn mật vụ và đám dân phòng chở thêm mấy người khác đến. Tôi cố đoán xem
họ có phải những người đi biểu tình không. Kinh nghiệm đi tù cho tôi biết họ là
những người nghiện ma túy hơn.
Bọn
mật vụ lúng túng, không biết nên chuyển tôi sang chỗ nào. Tên thì nói lên lầu,
tên thì bảo đưa sang phòng bên cạnh. Cứ thế chúng tranh cãi với nhau.
-
Các anh muốn đưa tôi đi đâu thì quyết định nhanh lên, đứng ngoài này nắng lắm.
Tôi
nghe rõ một tên bảo với đồng bọn: “Đưa ra xa một chút vì chỗ này là của riêng
PC47. Tí lấy cung còn phải đánh nữa”.
Bọn
chúng đưa tôi sang dãy nhà đối diện.
Tôi
đi qua chỗ chị Dương Thị Tân. Chị đang bóp chân. Tôi trông rõ các khớp xương
tay của chị sưng tướng lên, chứng bệnh chị đã mang mấy năm nay. Lúc này, tôi mới
thấy Việt Quân trong phòng, có mấy tên mật vụ ngồi canh. Tôi thở phào, vì từ
sáng không biết chúng đưa Việt Quân đi đâu.
Chúng
tống tôi vào phòng trong cùng.
-
Tôi bị bệnh cột sống, không ngồi lâu được. Phiền anh xếp giúp tôi mấy cái ghế
tôi nằm.
Tôi
nói với tên mật vụ đi theo mình.
-
Đã ốm đau bệnh tật, không chịu ở nhà còn cứ thích đi.
Hắn
vừa xếp ghế, vừa càu nhàu. Cái lối càu nhàu ra vẻ nhân đạo lắm.
Tôi
nằm cầu nguyện, có lúc đã thiếp đi. Chị gái tôi theo đạo Phật, thường dặn: “Những
lúc bị công an đánh, em cứ cầu nguyện và khởi tâm thương xót kẻ đánh đập mình
thì cơn đau sẽ giảm”. Mặc dù rất uất ức và đau đớn vì bị đánh đập, chửi bới,
xúc phạm nhưng tôi vẫn cầu nguyện Chúa tha thứ cho những người đã gây ra tội ác
với chúng tôi. Và tôi cũng không cho phép mình giữ lòng thù hận đối với họ.
Khoảng
3 giờ chiều (tôi đoán thế), một tên mật vụ khác mang cho tôi một hộp cơm, nói rằng
chồng tôi nhờ mua. Tức là tất cả 6 chị em chúng tôi đều bị bỏ đói, muốn ăn phải
tự bỏ tiền ra “nhờ” bọn chúng mua giúp. Tôi không ăn mặc dù bụng rất đói. Thi
thoảng đi vệ sinh, (dưới sự “áp giải” của mật vụ) tôi cứ cố nhìn sang dãy nhà đối
diện xem anh Tửng và Nguyễn Hữu Tình ra sao. Bọn mật vụ chắn ngang tầm mắt của
tôi. Nhưng cho dù chúng không che chắn thì tôi cũng chẳng trông thấy gì vì kính
của tôi đã bị chúng đánh văng đi lúc bị bắt. Hôm sau, nghe Tình kể lại thì Tình
bị chúng đánh ba lần liền, lần nào cũng đánh hội đồng, tức có từ 2 đến 3 thằng
cùng đánh.
Vẫn
không thấy tên nào vào “làm việc” cả. Thôi, cứ ngủ, đến đâu hay đến đó. Thậm
chí tôi còn không bận tâm xem khi nào thì chúng tôi được thả.
Khoảng
6 giờ chiều, chúng đưa tôi và chị Tân lên lầu. Chồng tôi đang nằm trên ghế. Anh
ngồi dậy, tay ôm ngực.
-
Hai chị em có sao không? Chồng tôi hỏi.
-
Anh đau lắm không anh?
-
Chúng thúc vào bụng, vào đầu…
-
Tiên sư lũ khốn! Tôi buông câu chửi thề, cắt ngang câu anh nói.
-
Nhưng tha thứ cho chúng em ạ, chúng là công cụ. Với lại, chúng càng ác càng
nhanh đổ.
Mải
hỏi han chồng, lúc này tôi mới nhìn thấy bức tượng Hồ chềnh ềnh ngay đó. Tôi lập
tức xoay ghế, ngồi quay lưng lại:
-
Ối dời! Kinh quá, lại gặp ông này ở đây, tên tội đồ dân tộc.
Rồi
quay sang tấm hình Mác - Lê, tôi làm bộ giật thót người:
-
Úi rùi, cả đống quỷ đỏ kia nữa chứ. Tởm quá, đêm nay còn ngủ ngáy gì được nữa.
Mấy
tên mật vụ lặng thinh. Chúng giỏi! Khi cần thì dù người dân có hiền lành, nhịn
nhục đến mấy chúng vẫn đánh đập không tiếc tay. Lúc không có chỉ thị đánh người
(tôi đoán thế) thì chúng im thin thít và để người ta tha hồ chửi rủa cả bậc
thánh mà chúng tôn thờ.
Chị
Tân kể lại chuyện chị đối lý với chúng cho vợ chồng tôi nghe. Bọn mật vụ im
thin thít. Khi nào chối tai quá thì chạy ra ngoài một lúc, rồi lại trở vào.
Tôi
hát Kinh Hòa Bình, để giữ lòng bình thản.
Tên
đứng tuổi lúc sáng đưa cho chồng tôi chai dầu, bảo:
-
Anh cầm lấy xoa cho chị này.
Tôi
điên tiết, mắng:
-
Hồi sáng anh chối là không ai đánh tôi. Bây giờ anh lại đưa dầu gió bảo chồng
tôi xoa bóp cho tôi. Tức là anh đã thừa nhận các anh có đánh đập, hành hung
chúng tôi. Nghiệp vụ anh kém, tiền hậu bất nhất.
Nghe
xong câu ấy, hắn vác mặt đi mất.
Một
tên lên thông báo rằng sẽ có xe chở chúng tôi về công an địa phương. Hắn đề nghị
đưa chị Tân về trước. Chị không đồng ý, yêu cầu mọi người phải được đi chung với
nhau.
-
Chị đừng lo cho tụi em. Chị đi trước, có gì còn thông báo cho mọi người.
Chúng
đưa chị Tân đi. Chừng vài chục phút sau, những tên khác mang túi xách của chồng
tôi lên, bảo chồng tôi kiểm tra xem còn thiếu gì không trước khi ra về.
-
Kính và giầy của tôi đâu? Chẳng lẽ các anh để tôi về trong bộ dạng này.
Ba
tên mật vụ cùng nhìn xuống đôi chân lem luốc của tôi.
-
Thôi, hai vợ chồng về nghỉ ngơi đi.
Một
tên ra vẻ tử tế.
-
Các anh em đồng đội của tôi đâu?
-
Họ về hết rồi? Mấy tên đồng thanh trả lời.
-
Các anh nói thật chứ? Họ đâu? Chồng tôi hỏi.
-
Chúng tôi nói dối anh chị làm gì.
Bố
khỉ! Nói dối là bản chất của cộng sản, lại còn hỏi “chúng tôi nói dối làm gì”.
Đi
qua phòng giam giữ Việt Quân hồi sáng, tôi ngó vào nhưng bọn chúng cản, bắt
chúng tôi đi lối khác.
-
Các bạn tôi đâu?
-
Tôi đã nói là họ về hết rồi, anh chị là người cuối cùng. Thôi về đi.
Tôi
lại đòi kính, đòi giầy. Hai vợ chồng tôi căng mắt nhìn sang khu đối diện xem có
anh Tửng và Tình không. Hai phòng đóng kín, tối om. Có lẽ chúng đã thả các bạn
tôi thật.
Không
có kính, chồng tôi không dám đi nhanh. Có lẽ phải cảm ơn cuộc đời vì người thân
của chúng tôi không trông thấy bộ dạng thảm thương của vợ chồng tôi lúc ấy.
Đi
được một đoạn thì nhận được điện thoại của Hoàng Vi. Đường phố ồn ào, tôi không
nghe rõ Vi nói gì.
Về
đến nhà, tôi mới biết là ngay khi chúng tôi bị bắt, bên ngoài đã biết tin nhưng
chưa biết chúng tôi bị đưa đi đâu. Đến tối, anh em đồng đội kéo đến nơi chúng
tôi bị giam giữ để đòi người. Thể nào khi thả chúng tôi, bọn mật vụ huy động lực
lượng còn đông hơn hồi sáng. Thì ra là để đối phó với việc đòi người. Chúng thả
vợ chồng tôi đi cổng khác để không gặp được anh em. Việt Quân, Nguyễn Hữu Tình
và anh Đỗ Đức Hợp được thả sau chúng tôi. Vợ chồng tôi bị chúng lừa.
Lúc
bị bắt, tôi nghĩ cuộc biểu tình sẽ chỉ có rất ít người tham gia vì bị ngăn chặn
ngay từ đầu. Nhưng không, từ Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang cho đến Sài Gòn đều có
người xuống đường biểu tình. Con số được ước tính khoảng hơn 5 ngàn người tại
hai thành phố là Hà Nội và Sài Gòn.
Sự
đau đớn về thể xác bỗng nhẹ đi. Tôi hiểu rằng kể từ hôm nay, những con người ít
ỏi chúng tôi không còn đơn độc nữa.
Hết
No comments:
Post a Comment