(*)
Lá thư này nhạc sĩ Đình Đại gửi cho tôi sau khi tôi ngỏ ý xin anh một cuộc phỏng
online ghi hình về CD “Lửa tù” anh mới ra mắt cách đây sáu ngày,
hôm 23/4/2016. Vì quá bận rộn, lại “rất ngại và không quen khi được phỏng
vấn, nhất là phỏng vấn bằng hình ảnh” nên Đình Đại từ chối.
Tuy
nhiên, anh cũng dành cho tôi những chia sẻ đáng quý và chân thành với lời nhắn cuối
thư “Nghiên giúp anh chuyển tải những ý này của “Lửa Tù”. Còn về cá nhân
anh không có gì để nói đến, và cũng không quan trọng”.
Chia
sẻ của nhạc sĩ -ca sĩ Đình Đại, do vậy đã thành lời tâm tình với độc giả, với
khán giả yêu mến anh, với những người tù lương tâm và với những ai còn đau đáu
chuyện nước non. Được sự đồng ý của anh, tôi xin đăng nguyên văn lá thư này kèm
theo “Bài ca tù 8”- một trong những ca khúc nằm trong CD “Lửa
tù” do anh và ca sĩ Thu Sương trình bày. “Bài ca tù 8” còn mang tên gọi
là “Lửa tù”-cũng là tên cuốn CD- được lấy cảm hứng từ nhân vật trung tâm là Tù
nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Già.
Anh
Đình Đại
CD
“Lửa tù” gồm 10 ca khúc viết về Tù nhân lương tâm Việt Nam. Trong
đó có ba bài Đình Đại phổ thơ của các tác giả khác:
“Tù
thơ” (Tù ca 2) được phổ từ bài “Thơ của tôi không phải là thơ” của Ngục
sĩ Nguyễn Chí Thiện. “Ta về”(Tù ca 5) phổ thơ của Tô Thuỳ Yên và
“Dòng Sông Tự do”(Tù ca 10) của Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Cả
mười ca khúc đều được trình bày qua giọng hát của chính tác giả và ca sĩ Thu
Sương. Mười bài Tù ca gồm:
1
- Trăng Tù
2
- Tù Thơ
4
- Giấc Mơ Tự Do
5
- Ta Về
6
- Mai Về
7
- Trông Chờ
8
- Lửa Tù
9
- Anh Sẽ Về
10
- Dòng Sông Tự Do
Điều
duy nhất Đình Đại không đồng ý đó là tôi gọi anh là nhạc sĩ, ca sĩ, kể cả qua
cách xưng hô trong giao tiếp lẫn trên bài viết. Tuy nhiên, nếu nghe Đình Đại
hát, nghe những sáng tác của anh thì Đình Đại thật sự là “một nghệ sĩ có tài”
theo đánh giá của rất nhiều người. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Xin cảm
ơn Đình Đại với những gì anh đã và đang đóng góp cho quê hương dù “những việc
làm ấy thật sự không đáng gì”, theo cách gọi của anh.
Dưới
đây là nguyên văn lá thư Đình Đại gửi cho tôi. Và ca khúc “Lửa tù” do anh sáng
tác và trình bay.
“Anh
xin rất cảm ơn nhã ý của Thanh Nghiên, tuy nhiên khoảng thời gian này anh rất bận.
Từ 6h đến 22h anh đều ở ngoài đường. Ngoài ra anh rất ngại phỏng vấn vì anh
không quen với việc này lắm.
Ý
tưởng thực hiện CD thì như Thanh Nghiên biết rồi đó, nó xuất phát từ một ý tưởng
của Thanh Nghiên (**). Và do chị
Thu Sương khuyến khích, tạo moi đều kiện để có thể thực hiện được CD
đó.
Bên
cạnh chị Thu Sương, còn có sự trợ giúp của rất nhiều người.
Ngay
ngoài trang bìa của CD “Lửa tù” được ghi: “Xin gởi đến Tù nhân lương tâm Việt
Nam”.
Và
anh xin có một lưu ý nhỏ, đó là quan niệm của riêng anh về Tù nhân lương tâm Việt
Nam (TNLTVN). Với anh, bản thân của TNLT khái quát hơn là một định nghĩa thông
thường. Nó chỉ là một thuật ngữ mới để nói về một hiện tượng đã kéo dài từ 80
năm qua, tức là từ khi chế độ độc tài toàn trị hiện diện trên đất nước
này.
Vì
vậy mà trong CD có nhạc phổ thơ của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, có cả nhạc phổ
thơ của thi sĩ Tô Thuỳ Yên, đại diện cho lớp người tù mà chúng ta quen gọi là
tù chinh trị, hay gọi một cách không chính xác là tù cải tạo. Vì sau năm 1975,
quân đội miền Nam chính thức bị giải thể cùng với chế độ Cộng Hòa.
Sau
biến cố này, tất cả những quân nhân cán chính đều trở thành những công dân
trong một xã hội mới. Họ bị trả thù, bị lưu đày người thì vài năm, người thì
vài chục năm trong các nhà tù từ Bắc chí Nam. Và những con người ấy đã bị bách
hại vì luôn mang tư tưởng tự do, phi cộng sản thì với anh, họ chính là những
TNLT.
Và
rồi tiếp đến là những người phản kháng như Thanh Nghiên. Và ngay cả người bị tước
đi quyền đi về quê hương, như trường hợp của Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Điếu Cày, Tạ
Phong Tần, v.v... Và ngay cả những người rất bình thường như anh cũng có thể có
nguy cơ bị cấm, chỉ vì không dung dưỡng tư tưởng cộng sản. Chỉ vì mang khát vọng
quê hương được tự do.
Anh
muốn Thanh Nghiên hiểu rằng, định nghĩa TNLT anh sử dụng cho CD “Lửa Tù” khá đa
dạng và bắt nguồn kể từ khi xuất hiện chế độ độc tài. Nó là một dạng kháng thể
tự nhiên của một dân tộc bị áp bức. Vì vậy mà hình ảnh anh sử dụng nó trở nên
đa dạng. Và tất cả mọi hình ảnh hay hoàn cảnh anh kể qua những ca khúc đều là
những số phận nghiệt ngã có thật của anh em, đồng bào.
Thông
điệp anh muốn gởi đến đó là sự cảm thông và chia sẻ, nó gần với bàiNghiên
viết về anh Nguyễn Ngọc Già. Sự lãng quên và thờ ơ chính là điều chúng
ta cần báo động. Nó gần như sự vô cảm mà ta thường nói đến ở trong nước. Vì vậy
với việc làm nhỏ bé của mình, anh hy vọng sẽ có thể khiến cho một số anh em đồng
bào quan tâm hơn đến những người tù lương tâm.
Lửa
Tù nói nhiều đến khát vọng tự do, tự do cá nhân, tự do tư duy, tự do yêu thích,
và nhất là tự do bắt nguồn từ lòng yêu nước. Anh không nói đến những khắc nhiệt
ghê gớm của tù ngục, vì chỉ mỗi cái việc bị tước đi quyền tự do và bị cầm tù nó
đã là ghê gớm và đáng bị lên án lắm rồi. Người xưa có câu chí lý “nhất nhật tại
tù, thiên thu tại ngoại”. Vì vậy, trừng phạt lớn nhất đối với người có
tội chính là sự cầm tù. Và tội ác lớn nhất cũng chính là sự cầm tù
những người vô tội. Tức là những người bị cầm tù vì khác biệt tư tưởng, yêu
thích hay chọn lựa. Những người dám chấp nhận hiểm nguy, đi làm những việc tốt
đẹp cho đất nước mà không sợ bạo quyền.
Vì
sao lại là lửa?
Vì
đó là nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng về Tự Do của Con Người nói chung và của
người Việt Nam nói riêng. Lịch sử phản kháng, chống ngoại xâm trên mấy ngàn năm
của người Việt cũng là vì muốn bảo vệ Tự Do của mình.
Lửa
còn là nhiệt huyết cháy bỏng truyền thừa về lòng yêu nước, về tình yêu của mình
đối với một lãnh thổ, văn hóa và con người sinh sống trên mảnh đất đó.
Lửa
cũng chính là phát minh hay món quà mà Thượng Đế đã ban cho con người để từng
bước thoát khỏi đời sống mông muội, tiến tới văn minh.
Và
lửa, là sức mạnh không thể hủy diệt. Lửa không thể bị đóng kín, gói gọn hay bị
cầm tù vì lửa sẽ thiêu hủy tất cả những gì ngăn cản nó.
Và
cuối cùng thông điệp anh muốn gởi đến đó là sự bé nhỏ của anh, của mỗi chúng
ta.
Anh
chỉ là một hạt cát phù sa nhập thành dòng sông tự do để trôi về một tương lai
tươi sáng. Vì vậy nếu có nói về CD Lửa Tù thì hãy nói về những số phận cay nghiệt
mà anh em đồng bào đã phải trả giá cho khát vọng tự do ấy. Đó chính là những
TNLT. Không chỉ là những TNLT của ngày hôm nay, mà của ngày hôm qua và cả ngày
sau nữa. Giai đoạn, bối cảnh và hoàn cảnh tù đày có thể khác, song khát vọng tự
do của người Việt thì không thay đổi. Và Tự Do Dân Chủ là một tổng thể bất
phân. Không thể có Dân Chủ mà thiếu Tự Do, và Tự Do chỉ được thể hiện qua một
cơ chế Dân Chủ.
Vậy
Nghiên giúp anh chuyển tải những ý này của Lửa Tù. Còn về cá nhân anh không có
gì để nói đến, và cũng không quan trọng.
Chúc
Thanh Nghiên và ông xã vui khỏe.
Thân
thương!
Đình
Đại”.
LuaTu DinhDai
thanh nghien
pham - Published on May 3, 2016
Chú
thích: (**): Thực ra đây không phải ý tưởng của tôi mà khởi đi từ ý nguyện của
Blogger Nguyễn Ngọc Già được anh thể hiện trong một bài viết khi chưa bị bắt.
Nguyễn Ngọc Già gợi ý về một lá cờ và một ca khúc riêng cho Tù nhân lương tâm
(anh gọi là “Lương tâm ca”). Tôi chỉ nhắc lại ý nguyện này sau khi anh bị
bắt. Từ bài viết của tôi, chị Thu Sương (Hạt Sương Khuya) đã đề nghị nhạc sĩ
Đình Đại sang tác những ca khúc cho tù nhân lương tâm. Và như lời bộc bạch của
chị Thu Sương thì “Đình Đại, một nghệ sĩ sống tại Paris, người đã sáng tác
10 ca khúc "Tù ca" trong đó bài “Tù ca 3” được viết theo đề nghị của
tôi làm quà cho Phạm Thanh Nghiên, và cũng để Phạm Thanh Nghiên làm tròn lời ước
nguyện của tác giả Nguyễn Ngọc Già”
29/4/2016
No comments:
Post a Comment