Đặng
Khương chuyên
ngữ, CTV Phía Trước
Posted
on May 14, 2016
Tháng
này Tổng thống Obama đang có kế hoạch đến thăm Việt Nam lần đầu tiên trong hai
nhiệm kỳ làm tổng thống. Đây sẽ là chuyến thăm của tổng thống thứ ba đến Việt
Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc hơn bốn thập kỷ trước đây. Lợi ích của Hoa Kỳ
và Việt Nam đang trên đà phát triển gần gũi hơn trong lĩnh vực thương mại và an
ninh, nhưng ông Obama cũng cần chú ý đến hồ sơ nhân quyền vốn không mấy sáng sủa
của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng trong những năm gần đây nhưng nước này vẫn còn là một quốc
gia một đảng, phủ nhận các quyền tự do căn bản của người dân và cai trị bằng vũ
lực.
Các
mối quan hệ kinh tế và an ninh gần gũi hơn với Hoa Kỳ là dấu hiệu tốt. Việt Nam
đã tham gia Hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Partnership) do Hoa Kỳ lãnh đạo, trong đó Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội đã từng
miêu tả “có lẽ đây là [thỏa thuận tự do thương mại] lớn nhất mà Hoa Kỳ đã thực
hiện,” một trục quan trọng của Mỹ nhằm hướng về châu Á. Việt Nam cũng là trung
tâm của sự bùng phát căng thẳng, nơi mà Trung Quốc muốn giành hết quyền lực hàng hải ở
Biển Đông. Việt Nam hiện rất háo hức để mua thêm các loại vũ khí công nghệ cao
từ Hoa Kỳ. Ông Obama cũng đang xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí vốn đã được
nới lỏng hai năm trước để cho phép Việt Nam mua một số loại vũ khí hàng hải.
Việc
dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí hiện nay là hợp lý nhưng ông Obama nên nhấn mạnh rằng Việt
Nam cần tiếp tục cải thiện tình trạng nhân quyền của nước này. Những gì mà ông
Obama nói sẽ thực sự quan trọng, và các nhà lãnh đạo Việt Nam không thể có thêm
quyền lợi mà không phải trả giá. Đảng Cộng
sản cầm quyền nắm giữ độc quyền chính trị và hạn chế các quyền cơ bản như quyền
tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến, báo chí, lập hội và tôn giáo, và [chính quyền]
thường đe dọa [người dân] về thể chất và quấy rối. Bộ luật hình sự nước này
cũng hình sự hóa việc người dân thực hiện các quyền cơ bản của mình.
Gần
đây chúng tôi đã kêu gọi sự chú ý đến các tù nhân chính trị, blogger, luật sư
và những nhà hoạt động khác có những mức án tù dài hạn nhưng họ không phải là
những nạn nhân duy nhất của chế độ một đảng tại Việt Nam. Một nhóm ứng cử viên
độc lập khá lớn và đa dạng gần đây đã cố gắng tự ứng cử vào Quốc hội nhằm kiểm
tra xem các ứng cử viên không phải đảng viên có qua được quá trình phức tạp để
có tên trên lá phiếu hay không, quá trình nhiều giai đoạn này tương đương với
các khu phố hoặc cấp phường. Trong số những người tự ứng cử là một nữ ca sĩ nổi
tiếng, Mai Khôi, vốn không phải là một nhân vật bất đồng chính kiến. Cô từng
nói với một phóng viên rằng cô muốn tìm kiếm sự thông thoáng trong nền chính trị
tại Việt Nam. Kết quả là cô ca sĩ và hầu hết các cử tri độc lập khác đã bị loại
ngay từ vòng đầu tiên [vốn do Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát – ND]. Ông Obama
nên gặp gỡ với ca sĩ Mai Khôi và yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho Hòa
thượng Thích Quảng Độ, lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người
trong ba thập niên qua đã bị lưu đày trong tù tội hoặc quản thúc tại gia. Ông
đã viết một bức thư cho ông Obama, yêu cầu trong chuyến thăm ông Obama nên “nói
cho hàng ngàn người Việt Nam” vốn đang bị trừng phạt vì mưu cầu tự do tôn giáo,
dân chủ và nhân quyền. Ông Obama không nên làm ngơ trước
những lời kêu gọi như vậy.
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment