Nhóm phóng viên tường
trình từ VN
2016-05-04
2016-05-04
30
tháng 4 năm nay khác với mọi năm. Không khí lễ lạc hầu như không có ở miền
Trung mà thay vào đó là nỗi bất an của hầu hết người dân nơi đây. Bởi vì vấn đề
an ninh thực phẩm, đặc biệt là an ninh hải sản đang là vấn đề nhức nhối đối với
người dân miền Trung và người dân của cả nước. Bên cạnh đó, cuộc biểu tình kéo
dài nhưng chưa có kết quả của người dân xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình cùng với nhiều cuộc biểu tình khác ở Bắc miền Trung đã khiến cho không khí
ở đây nóng lên, đầy bất an.
Bờ
biển bị bán đứng
Một
người dân Hải Ninh, không muốn nêu tên, chia sẻ:
“Bọn
FLC nó làm trên đất Hải Ninh đó, kết hợp với chuyện cá chết quá nhiều nên
dân đi biểu tình. Biểu tình vậy thôi chứ chưa biết sẽ đi tới đâu bởi vì
bây giờ mọi chuyện đâu vào đó rồi. FLC nó lấy đất của bà con, trong đó có một số
người chuẩn bị làm nhà nó cũng lấy và đền bù rẻ mạt nên dân họ bất bình. Bây giờ
nó trồng cây trồng đủ thứ rồi, khó mà lấy lại được nữa. Nói chung là do tay chủ
tích xã hắn đi đêm với FLC nên dân người ta bất bình, cứ tiếp tục biểu tình để
đòi quyền lợi nhưng chẳng biết là sẽ tới đâu!...”
Một
phụ nữ khác không muốn nêu tên tiếp lời: “Đất người ta là tiền tỉ mà cuối
cùng nó đền vài trăm triệu đồng. Bà trong huyện cũng kiếm được mười mấy tỉ. Nó
ăn đã rồi dọt chứ dân có được chi mô. Mình trồng phi lao, bạch đàn thì bị nó chặt
sạch…”
Theo
những người này, gần hai trăm hecta bờ biển ở Hải Ninh đã bị bán đứng. Người
dân hết sức bức xúc vì sự cẩu thả của chính quyền địa phương và đã biểu tình
hơn nửa tháng nay nhưng vẫn chưa có kết quả. Vấn đề mà người dân muốn được làm
rõ, được bạch hóa chính là hai chục hectra đất bờ biển của ông chủ tịch xã Hải
Ninh Phạm Văn Liệu. Ông này đã bán 10 hectare với số tiền hai chục tỉ đồng và
ôm tiền bỏ trốn bằng cách từ chức để rồi bặt vô âm tín.
Trong
khi đó, phía mua đất đã đến đây xây dựng mà không có sự đồng ý của bà con ngư
dân, nông dân ở đây. Trước đây ba mươi năm, khu vực mà ông chủ tịch xã Hải Ninh
đã bán là của bà con nông dân, ngư dân đã khai hoang, trồng phi lao và trồng dừa.
Sau đó, vì nhu cầu nhà ở, đất để canh tác, nhiều người trong xã đã xin nhà nước
cấp sổ đỏ trên diện tích mình đang trồng trọt, canh tác để làm nhà nhưng chính
quyền nhất định không cho, bảo rằng đó là khu vực rừng phòng hộ.
Công
an và dân phòng đang chặn đường vào khu đất của FLC tại Hải Ninh. RFA PHOTO.
Nhưng
rồi đùng một cái, người ta mang xe xúc, xe ủi đến dọn mặt bằng cả hằng ngàn
hecta, trong đó gồm cả hai chục hecta của ông chủ tịch xã Phạm Văn Liệu. Điều
này vừa gây bất ngờ vừa chọc giận nhiều gia đình ở đây. Đặc biệt một số gia
đình chuẫn bị làm nhà trên diện tích đã mua từ những phiên đấu giá do nhà nước
tổ chức trước đây cũng bị tập đoàn chủ đầu tư FLC yêu cầu giao đất để họ đền
bù.
Cũng
xin nói thêm, tập đoàn FLC là tập đoàn đang gây sóng gió bất bình hiện nay ở
nhiều nơi, trong đó có vụ bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa mà bà con ngư dân ở đây vừa
biểu tình hai tháng trước. FLC chuẩn bị xây sân gofl ở Hải Ninh và bị người dân
ở đây biểu tình phản đối.
Bởi
vì hầu hết những mảnh đất của bà con Hải Ninh chuẩn bị làm nhà đều có sổ đỏ
nghiệp chủ theo diện dất ở lâu dài. Nhưng khi mua, tập đoàn FLC đã mua diện
tích chồng lên diện tích của người dân và yêu cầu người dân di dời, đền bù
không thỏa đáng. Điều này gây bức xúc cho bà con ngư dân. Bởi ngư dân nơi đây
đã nhìn thấy viễn cảnh các bãi neo đậu thuyền sẽ bị xua đuổi đi nơi khác nhằm
phục vụ du lịch trong tương lai.
Một
câu hỏi cần lời giải đáp
Như
lời của Bà Thiệp, vợ của một ngư dân đánh bắt gần bờ tại Hải Ninh, Quảng Ninh,
Quảng Bình:
“Cá
thì hết biển để đánh rồi., Mà bây giờ có ai thu mua đâu mà đánh bắt. Bây giờ
người dân chủ yếu là ăn rau với cá khô, cũng không có tiền để mua thịt nữa. Mỗi
ngày đi chợ vài chục ngàn đồng là đủ rồi, không ai dám mua nhiều hơn đâu!”
Theo
Bà Thiệp, vấn đề đất đai của ngư dân Hải Ninh hiện nay rất chồng chéo, khó nói.
Bởi vì những người đã mua đất tại bờ biển Hải Ninh không chỉ đơn giản là mua đất
để xây nhà ở mà người ta còn tính đến chuyện kinh doanh, làm du lịch trong
tương lai. Mọi vấn đề về thủ tục cấp phép họ đã đóng thuế đầy đủ và có đủ tư cách
trong việc chiếm hữu sử dụng lâu dài. Đùng một cái, FLC, kẻ đến sau nhưng lại
có đầy quyền lực, xua đuổi bà con ra khỏi vùng đất của mình, điều này không những
làm tổn hại đến kinh tế của bà con mà con làm suy giảm niềm tin của rất nhiều
người vào đảng, nhà nước cũng như tính chí công vô tư trong điều hành nhà nước.
Đặc
biệt vụ việc ông chủ tịch xã Hải Ninh Phạm Văn Liệu tự cho mình cái quyền sở hữu
hai chục hecare đất dọc bờ biển và bán cho chủ đầu tư, sau khi nhận được tiền của
10 hecare thì ôm tiền bỏ trốn và rất có thể chủ đầu tư đã trả đủ tiền vào tài
khoản của ông ta. Điều này chỉ cho người dân nơi đây thấy rõ một vấn đề là nạn
tham nhũng, cửa quyền và tư túi, biến tài sản quốc gia, tài sản của tổ tiên để
lại thành tài sản cá nhân dựa vào quyền lực đã xuống tận địa phương.
Và
câu hỏi của người dân đặt ra là có bao nhiêu ông chủ tịch xã, chủ tịch huyện,
chủ tịch tỉnh trên đất nước Việt Nam này đã tự biến đất rừng, đất bờ biển,
đất đồng bằng thành của riêng? Và điều này cho thấy vấn đề gì? Tại sao đảng và
nhà nước lúc nào cũng hô hào chống tham nhũng, chống cửa quyền nhưng càng hô
hào thì đất nước càng rối ren, càng lộ ra nhiều quan tham, nhiều sâu mọt có xuất
thân trong lòng đảng, chế độ?
Một
người dân khác tên Huệ, ở Hải Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình, chia sẻ:
“Cá
cũng vẫn chết dạt vô rứa, giờ có khoai thì ăn khoai, có rau thì ăn rau chứ chẳng
có hy vọng gì hết. Dân biểu tình chống chuyện bất công vậy thôi chứ chẳng hy vọng
có tiến bộ chi!”
Câu
chuyện đấu tranh tìm công bằng, lẽ phải của ngư dân, nông dân Việt Nam có vẻ
như ngày càng nở rộ trên khắp đất nước. Và có vẻ như trên dải đất hình chữ S
này, đi đâu người ta cũng có thể bắt gặp bất công, cửa quyền, hách dịch, tham
nhũng và sâu mọt hại dân. Thật đáng buồn khi bà Huệ đưa ra kết luận như vậy!
Nhóm phóng viên tường
trình từ Việt Nam.
-----------------------------
No comments:
Post a Comment