Sunday, May 1, 2016

ÉTIENNE DE LA BOÉTIE VÀ BẤT TUÂN DÂN SỰ (BS Hồ Hải)





Saturday, April 30, 2016


VỀ ÉTIENNE DE LA BOÉTIE

Chân dung Étienne de La Boétie


Étienne de La Boétie là một tiến sĩ xã hội học thiên tài đoản mệnh. Ông sinh năm 1530 và mất năm 1563 khi vào tuổi 33, tuổi sung sức nhất của đời người.

Ông là một thẩm phán Pháp, cũng là người được xem là khai sinh ra nền triết học chính trị hiện đại của Pháp. Ông là người đưa ra vấn đề "Bất tuân dân sự" đầu tiên cho nhân loại đối với một thể chế độc tài là phương pháp nhẹ nhàng và khả dĩ nhất để làm thay đổi một thể chế độc tài.

 "Luận văn về sự nô lệ tự nguyện" (Discours de la servitude volontaire - The Discourse on Voluntary Servitude)

Năm 1548, khi chỉ mới 18 tuổi, Ông đã trình luận án tiến sĩ với đề tài: "Luận văn về sự nô lệ tự nguyện" (Discours de la servitude volontaire - The Discourse on Voluntary Servitude). Luận văn của ông như một quả bom nổ tung trời nước Pháp tấn công vào thể chế quân chủ chuyên chế độc tài của Vua Louis XIV.

Nhưng các tài liệu mới đây cho rằng, "Luận văn về sự nô lệ tự nguyện" được ông viết vào khoảng năm 1552 hoặc 1553 khi ông vào những năm cuối đại học hoàn thành tấm bằng luật sư - khi ông ở vào khoảng 22 hay 23 tuổi. Dù 18 hay 23 tuổi thì với luận văn này ông đã có công lao rất lớn cho nhân loại về khai trí một vấn đề xã hội học, mà nhân loại từ trước đó không hiểu biết về sức mạnh của chính mỗi cá nhân trong xã hội looài người.

HAI TƯ TƯỞNG LỚN CỦA LA BOÉTIE

Lew Rockwell tóm tắt triết lý chính trị La Boétie như sau: Theo La Boétie, những bí ẩn lớn nhất của chính trị là sự tự nguyện tuân phục của đám đông dân chúng với nhà cầm quyền. Tại sao mọi người trên thế giới đồng ý để bị cướp phá và chịu bị áp bức bởi một bạo chúa? Nó không chỉ là sợ hãi, Boétie giải thích trong "Discours de la servitude volontaire" mà là sự đồng ý tự nguyện làm nô lệ cho nhà độc tài của chúng ta. Và ông đưa ra giải pháp bằng thuyết Bất tuân dân sự.

Từ luận cứ đó ông La Boétie đưa ra 2 tư tưởng lớn, sau này đã giúp các chính khách nổi tiếng áp dụng để làm cách mạng xã hội ôn hòa, không đổ máu, thoát khỏi ngoại xâm và cộng sản ác độc với chính đồng bào mình. Hai tư tưởng đó là:

1. Người dân các quốc gia chậm tiến là vì họ có dân tộc tính bị trị, tự nguyện nô lệ ngoại bang hoặc tự nguyện nô lệ chính khách đã bị nô lệ ngoại bang.

2. Giải quyết vấn đề tự nguyện nô lệ này rất đơn giản là người dân không cần bạo động, mà chỉ cần bất tuân dân sự với chính khách đã tự nguyện nô lệ ngoại bang hoặc bất tuân dân sự với ngoại bang.

Bất tuân dân sự - Civil Disobedience - là các hoạt động, công khai từ chối tuân theo một số luật lệ nhất định, yêu cầu và lệnh của chính phủ, hoặc của một quyền lực quốc tế chiếm đóng. Bất tuân dân sự là biểu tượng một sự vi phạm hoặc nghi thức hoặc tượng trưng luật pháp, chứ không phải là một phản đối toàn thể hệ thống. Bất tuân dân sự đôi khi, mặc dù không phải luôn luôn, được định nghĩa như là phản kháng bất bạo động.

NHỮNG NHÀ CÁCH MẠNG ĐÃ SỬ DỤNG THÀNH CÔNG BẤT TUÂN DÂN SỰ

Người đứng đầu cho áp dụng bất tuân dân sự của La Boétie thành công trong cuộc cách mạng xã hội giải phóng dân tộc ra khỏi ách đô hộ thực dân là ông Mahatma Gandhi. Năm 1919, thực dân Anh ra luật chống bạo động Rowlatt. Với kinh nghiệm bảo vệ lao động Ấn Độ ở Nam Phi khi ông còn làm việc cho Anh ở Nam Phi sau khi tốt nghiệp luật sư ở London University, ông Gandhi đã kêu gọi phong trào bất tuân dân sự ở Ấn Độ.

Phong trào bất tuân dân sự của ông Mahatma Gandhi rất khắc khe và thành công khi kêu gọi các công nhân làm ở nhà máy cho thực dân Anh đình công bãi khóa, kèm theo dân Ấn Độ không dùng hàng của người Anh, các cửa hiệu đóng cửa tham gia tiệt thực, v.v... cuối cùng người Ấn đã thành công buộc thực Dân Anh phải trao trả độc lập cho Ấn Độ sau khi tách bang Pakistan ra khỏi Ấn để thành lập quốc gia Pakistan vì xung đột tôn giáo.

Những nhà cách mạng tiếp bước con đường bất tuân dân sự theo lý thuyết của La Boétie tiếp theo sau ở trên thế giới đã thành công như Nelson Mendela ở Nam Phi, Lech Walesa ở Ba Lan, Václav Havel ở Tiệp Khắc, Cách mạng Hoa hồng ở Georgia 2003, Cách mạng Cam ở Ukraina 2004, và Aung San Suu Kyi ở Miến Điện mới vừa thành công ở Miến Điện kiên trì 20 năm để vừa trở thành người hùng.

NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN THÀNH CÔNG CHO BẤT TUÂN DÂN SỰ

Không phải tất cả các chính khách áp dụng phương pháp bất tuân dân sự kể trên đều áp dụng một khuôn mẫu giống nhau. Phương pháp của Gandhi là khó thực hiện nhất, nếu không nhờ vào sử dụng cộng đồng dân Ấn giáo mê tín để chấp trì chân lí và tiệt thực trong cả nước. Từ lý thuyết bất tuân dân sự biến tướng thành đấu tranh bất bạo động sau này ở các quốc gia là một hình thức rất hiệu quả.

Nhưng qua bản thân tôi nghiên cứu, có những điểm chung của tất cả các phong trào bất tuân dân sự thành công ở các quốc gia trên là phải có đủ những điều kiện sau:

1. Phải có thời cơ chín mùi cho việc thực hiện bất tuân dân sự. 

Hoàn cảnh của Ấn Độ là ông Mahatma Gandhi kiên trì đấu tranh từ 1919 đến 1947, tất cả 28 năm mới dành được độc lập bằng đảng Quốc Đại. Một phần quan trọng là nhờ vào sau chiến tranh thế giới II Anh kiệt quệ, và lòng dân Ấn đến mức phản kháng thực dân Anh vì bóc lột kiểu tư bản hoang dã.

Hoàn cảnh của Ba Lan thì được vượt quá luật nhà nước cộng sản để thành lập công đooàn đooàn kết của Lech Walesa, cùng với cơ hội tùy nguy di tản cộng sản của ông Gorbachev, khi Liên Xô sụp đổ kinh tế, không còn đủ sức bảo hộ Đông Âu mà thành.

Hoàn cảnh của Tiệp Khắc gian nan hơn, họ phải tạo phong trào Hiến chương 1977 hợp tác với chính quyền cộng sản đưa ra phương án giải quyết thảm trạng quốc gia tham nhũng, tha hóa trong một nền chính trị độc đảng, cơ hội đến khi Liên Xô tuyên bố tùy nghi di tản.

Nelson Mandela phải dùng cả 30 năm tù đày của mình và sự cao cả của một lãnh tụ tinh thần làm phong trào thoát khỏi ách thống trị độc tài của chế độ Apartheid, trong cảnh khốn cùng nhân dân Nam Phi phải làm nô lệ cho chính quyền ngay trên quê hương mình, lao động khổ sai móc tài nguyên làm giàu cho ngoại bang Hà Lan áp đặt.

Aung San Suu Kyi thì kiên trì tranh đấu 21 năm nhờ vào chế độ quân quản độc tài, nhưng hiến pháp cho phép đa đảng. Khi kinh tế và lòng dân cùng cực là lúc chính quyền độc tài quân sự phải thỏa hiệp với bà.

2. Phải có một nhân vật hoặc nhóm dẫn đường cho bất tuân dân sự trong một tầng lớp trí thức thực sự cùng chung một lý tưởng, tùy theo tình hình mà thành lập một tổ chức dân sự thực hiện lý tưởng của mình. Ấn Độ có Mahatma Gandhi, Ba Lan có Lech Walesa, Tiệp Khắc có Véclav Havel và nhóm trí thức Hiến chương 1977, Nam Phi có Nelson Mendela, và Miến Điện có người đàn bà thép Aung Kyi ai cũng rõ.

3. Phải có một lý thuyết dẫn đường, và phải biến lý thuyết đó thành hành động thực tiễn ôn hòa. Nếu ông Gandhi với chủ thuyết Chủ trì chân lý, thì ông Véclav Havel có Hiến chương 1977 với chủ thuyết "Quyền lực của nhân dân - Power of non-power". Lech Walesa có hiến chương: Đooàn kết, tự trị và độc lập. Còn ông Nelson Mandela là chủ thuyết chống chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi. Còn bà Aung Kyi thì chủ thuyết "Thoát khỏi sợ hãi" - Freedom from fear - để kêu gọi người dân cùng đấu tranh cho một Miến Điện đòan kết tự do dân chủ.

Ba trong 5 người dẫn đầu đã là khôi nguyên của giải Nobelo Hòa Bình, vì sự nghiệp cống hiến của họ đưa dân tộc mình từ cuộc sống súc vật trở về Người, mà không nhờ vào yếu tố bên ngooài như ở Tiệp Khắc và Ba Lan- ở đây là Liên Xô!

4. Phải kêu gọi được toàn dân tham gia để thực tế hóa lý thuyết dẫn đường. Yếu tố nhân hòa cuối cùng là yếu tố thành bại. Đây là yếu tố khó nhất cho một dân tộc có dân tộc tính nô lệ, chưa sẵn sàng để đủ tư chất nhận lãnh tự do dân chủ. Những dân tộc bị trị, trong tiềm thức tư duy của họ ưa chuộng tự nguyện nô lệ hơn là biết sử dụng tự chủ, dân chủ và tự do. Nếu trao cho họ những món hàng xa xỉ này, họ sẽ như một đứa trẻ được trao con dao bén, không biết dùng dao, nên đâm loạn xạ, kể cả tự đâm vào mình. Lịch sử nhân loại và cả miền Nam Việt Nam đã minh chứng rõ ràng khi những kẻ có chút chữ đã đâm loạn xạ nền dân chủ non trẻ của Việt Nam Cộng Hòa như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tẫn Mẫm, Lý Chánh Trung, Hooàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Thất Lập, v.v...

5. Phải trường kỳ tranh đấu, có thể 10 năm, 20 năm, 30 năm hơn như Nelson Mandela. Vì kẻ thống trị của một dân tộc tính bị trị càng không bao giờ từ bỏ sự thống trị tàn ác của kẻ đã từng bị ngoại bang đối xử tàn ác với mình. Hơn nữa, trong tiềm thức của những kẻ thống trị này luôn sống sót và trổi dậy năng lực làm nô lệ ngoại bang.

KẾT

Mỗi quốc gia có một hoàn cảnh lịch sử, một văn hóa, một tư duy, những điều kiện để xuất hiện hình thức đấu tranh cho độc lập, tự do và dân chủ xã hội. Nhưng chung hết là, cơ hội để xuất hiện khi kinh tế sụp đổ, nền chính trị lỗi thời, nhân hòa đã mất và đất trời cũng không còn thuận với ý đồ đen tối của những kẻ thống trị tham tàn. Lúc này ở Việt Nam thời cơ đã có, nhưng 4 yếu tố còn lại của một phong trào bất tuân dân sự chưa phôi thai rõ ràng.

Dân Quảng Bình biểu tình đòi Formosa đóng cửa, một phong trào bất tuân dưn sự ê Việt Nam bắt đầu còn tự phát

Một phong trào bất tuân dân sự tại Việt Nam cho con đường đấu tranh ôn hòa, không đổ máu vì một nước Việt độc lập, tự chủ, dân chủ và hùng cường lúc này là hoàn toàn khả thi cả nhân lực, trí lực lẫn thiên thời. Tôi sẽ trở lại đề tài này về chủ đề 1 trong 5 yếu tố làm nên phong trào bất tuân dân sự ở Việt Nam khả thi, trong những bài sau.

Sài Gòn, 14h36' thứ Bảy, 30/4/2016
Posted by Hồ Hải at 2:36 PM 




No comments: