Dân
chủ là gì? Nếu bạn hỏi một viện sĩ hàn lâm, có lẽ ông hay bà viện sĩ sẽ bắt đầu
từ thời Hy Lạp, với chữ Demos là dân chúng vàKratein là
lãnh đạo, nghĩa là một xã hội do con người lãnh đạo. Nếu bạn hỏi một giáo sư
chính trị học, có lẽ ông hay bà giáo sư sẽ bắt đầu từ Plato đến John Locke rồi
qua John Stuart Mill, từ một hệ thống chính trị dựa trên tiêu chuẩn đa số cho đến
một xã hội dân bản, nơi con người cùng suy nghĩ về những vấn đề và hợp tác để
tìm giải pháp cho những vấn đề của chính họ. Nếu bạn hỏi lãnh tụ sinh viên
Trung Quốc, người phát biểu đầu tiên trong biến cố Thiên An Môn, anh ta sẽ trả
lời là Minzhu, Min là nhân dân” và Zhu là
làm chủ và Minzhu có nghĩa là nhân dân làm chủ.
Nhưng
không phải ai cũng hiểu dân chủ một cách lý thuyết như vậy. Dân chủ với đại đa
số người dân đơn giản hơn nhiều. Dân chủ là những gì có thể cầm được, sờ mó được
hay thậm chí ăn được.
Bánh
mì Ai Cập
Tháng
Giêng 2011, nếu bạn đến Tahrir Square, ở Ai Cập, và hỏi một người dân Ai Cập
đang biểu tình chống độc tài Hosni Mubarak trong Mùa Xuân Arab (Arab Spring
Uprisings) dân chủ là gì, anh ta sẽ chỉ ổ bánh mì anh đang kẹp quanh đầu. Dân
chủ, với anh, đơn giản là ổ bánh mì.
Tại
sao bánh mì?
Nhân
dân các quốc gia Á Rập sống dựa vào bánh mì. Riêng nước Yemen đã có 20 loại
bánh mì khác nhau. Bánh mì là thức ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người
dân Ai Cập. Bánh mì quan trọng đến mức được gọi là aish có
nghĩa là cuộc sống.
Trước
đây dọc bờ sông Nile là những cánh đồng lúa mì bát ngát nhưng trong thời gian
trước Mùa Xuân Á Rập, Ai Cập là một trong những nước phải nhập cảng lúa mì nhiều
nhất thế giới. Giá bánh mì tăng 37%. Giá thực phẩm tăng 18.9%. Nạn thất nghiệp
gia tăng làm bánh mì, một thức ăn vốn bình thường trong đời sống, trở nên một
món hàng đắt đỏ.
Trong
cuộc cách mạng Mùa Xuân Á Rập, nhiều người dân Á Rập kẹp trên đầu những ổ bánh
mì, biểu tượng cho mục đích đấu tranh của họ. Khẩu hiệu đấu tranh “lật đổ chế độ
độc tài Hosni Mubarak” trong thời điểm này đồng nghĩa với “nhân dân Ai Cập cần
bánh mì”.
Cuộc
biểu tình chống độc tài Mubarak bắt đầu từ 18 tháng Giêng 2011 trước quốc hội
Ai Cập. Dù bị đàn áp đẫm máu với 846 người bị giết và hơn 6 ngàn người bị
thương, cuộc nổi dậy vẫn không dừng bước và cuối cùng đã buộc Mubarak từ chức
vào 6 giờ chiều, ngày 11 tháng Hai 2011.
Cá
Việt Nam
Tương
tự như người dân Ai Cập hay Yemen, nếu hôm nay, bạn ra Hà Tĩnh và hỏi ngư dân,
dân chủ là gì, người viết tin rằng những ngư dân đang chịu đựng khó khăn sẽ chỉ
vào bãi cá chết dọc bờ.
Tại
sao cá?
Cá
là “aish” của người Việt Nam, nhất là ngư dân vùng biển.
Cá
là một phần của đời sống người Việt Nam, dù ngư dân hay không phải ngư dân, dù
đang ở trong nước hay đang sống ở nước ngoài. Bữa cơm gia đình Việt Nam, nếu
không mỗi ngày thì ít nhất vài lần một tuần phải có thêm món cá.
Ngư
dân Việt Nam, không giống ngư dân các nước khác, ngoài chịu đựng thiên tai, còn
chịu đựng nhân tai thảm khốc hơn nhiều. Trong suốt 41 năm, mỗi chuyến trở về của
những ngư dân Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi v.v. là một
lần sống sót, không chỉ sống sót từ những trận bão tố ngoài khơi, những ngọn
sóng to, những cơn gió lớn mà sống sót từ những viên đạn không một chút xót
thương của những người "vừa là đồng chí vừa là anh em" Trung Quốc.
Biến
cố cá chết vừa qua là vết thương mới trên thân thể vốn đã nhiều thương tích của
họ. Và như ông bà ta thường nói “tức nước vỡ bờ”, những làn sóng biểu tình đông
đảo là phản ứng tự nhiên. Họ không thể im lặng, câm nín như trước nữa. Lãnh đạo
CS đáp lại bằng những hành động đàn áp dã man, ngay cả đối với phụ nữ và trẻ
em. Nhưng điều đó chỉ thú nhận chế độ đang lui dần vào ngõ cụt. Ngay cả các
lãnh đạo CS trung ương cũng biết chế độ CS một ngày phải tàn. Ngày đó đang đến.
Chọn
lựa nào của người Việt quan tâm?
Gác
qua bên thành phần bán nước, thờ ơ, vô cảm, chỉ biết làm giàu trên xương máu đồng
bào, riêng đối với thành phần thật sự quan tâm với đất nước chỉ có hai chọn lựa
dành cho họ: (1) Phê bình nhưng bảo vệ đảng CS bởi vì dù sao đi nữa, đảng CS vẫn
còn có thể sửa đổi, vẫn còn có “tư cách lãnh đạo đất nước”, vẫn còn có khả năng
đưa đất nước vượt qua những hố sâu tham nhũng, lạc hậu kinh tế giáo dục, vẫn
còn đủ sức mạnh để chống đỡ nạn Hán xâm, vẫn còn là chỗ dựa của chính họ; và
(2) phát xuất từ nhận định rằng cơ chế chính trị, kinh tế, và văn hóa độc quyền
cộng sản hiện nay là nguyên nhân tạo ra tình trạng chậm tiến, lạc hậu của đất
nước, bất lực trước nạn Hán xâm, và do đó cần phải tập trung sức mạnh dân tộc để
tháo gỡ bằng một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện và triệt để.
Đối
với những người chọn lựa phương pháp thứ nhất, bên cạnh những lo lắng cho tương
lai đất nước có thể rơi vào hỗn loạn sau cách mạng, một phần khác, dù nói gì đi
nữa, chính cái chế độ tồi tệ này đã nuôi dưỡng họ, đã ban phát cho họ bổng lộc,
tạo cho họ một chỗ đứng trong xã hội, và điều đó có nghĩa nếu chế độ này sụp đổ,
họ sẽ như cánh bèo giữa biển biết trôi dạt về đâu, liệu chế độ dân chủ có chấp
nhận họ hay không.
Thực
tế tại các nước cựu CS trả lời cho cả hai lo lắng.
Hãy
nhìn sang Đức, sang 6 nước cựu CS Đông Âu, 15 nước thuộc Cộng Hòa Liên Bang Xô
Viết cũ, 8 nước vùng Balkans, 3 nước Angola, Congo, Ethiopia ở Phi Châu, và
ngay cả Mông Cổ ở Á Châu, có quốc gia nào đã trừng phạt nặng nề các đảng viên
CS đã dựa vào đảng chỉ vì chén cơm manh áo không?
Không.
Ngoại trừ các biện pháp đối với những kẻ đã gây ra tội ác, quan tâm hàng đầu của
các chính phủ dân chủ sau CS, kể cả Việt Nam sau này, là phục hưng sức mạnh đất
nước để cố gắng đuổi kịp các nước đã tiến trước quốc gia họ hơn nửa thế kỷ.
Latvia, Lithuania, Estonia, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary v.v. đã làm vậy, và họ
thành công.
Đồng
thời, thực tế tại các nước cựu CS cho thấy có nước nào trong đó lãnh đạo đảng
CS tự nguyện thay đổi, tự nguyện chuyển hóa đất nước từ độc tài sang dân chủ?
Không.
Tất cả đều bị đẩy lui bằng sức mạnh nhân dân qua các cuộc biểu tình ồ ạt. Các
lãnh đạo CS, có kẻ chết trước khi cách mạng dân chủ xảy ra nên không bị xử như
Enver Hoxha của Albania, có kẻ may mắn nên chỉ bị hai năm tù treo như Czesław
Kiszczak của Ba Lan, cũng có kẻ phải chết nhục trong lưu đày như Erich Honecker
hay bị xử bắn như Nicolae Ceauşescu. Lịch sử chứng minh, dù trong hoàn cảnh
nào, các lãnh tụ CS vẫn cố bám vào chiếc ghế quyền lực đến giờ phút cuối cùng,
không ai tự nguyện ra đi.
Tiến
trình thay đổi có thể khác nhau nhiều ít tại mỗi quốc gia, dân chủ vẫn là khát
vọng chung của con người dù sống ở đâu trên mặt đất này. Các học giả có thể
tranh luận về phương pháp, mức độ áp dụng các nguyên tắc dân chủ theo điều kiện
của mỗi quốc gia nhưng không ai cho rằng dân chủ chỉ là sản phẩm riêng của các
nước tiên tiến Tây phương chứ không phải chung của nhân loại.
Sierra
Leone, Ghana, Ivory Coast ở châu Phi là những bằng chứng hùng hồn. Những quốc
gia này trước đây không lâu đồng nghĩa với chiến tranh, lạc hậu, tủi nhục, đói
nghèo ngày nay là những quốc gia dân chủ điển hình đầy kiêu hãnh của Phi châu.
Tại
sao một người dân trong bộ lạc ở rừng núi Guinea hay Malawi có quyền bầu cử, ứng
cử, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do đi lại còn người Việt Nam thì không?
Ai
cũng có thể trả lời được đó là do cơ chế độc tài CS. Do đó, chọn lựa thứ hai,
tháo gỡ cơ chế cộng sản, là chọn lựa đúng đắn, bức thiết của những ai đang quan
tâm đến sinh mệnh Việt Nam.
Bảo
vệ chế độ CS dù qua bất cứ hình thức nào kể cả bằng việc phê bình nhưng xây dựng
đảng trong thời điểm này là đi ngược lại quyền lợi sống còn của đất nước. Lãnh
đạo CSVN, trong thời gian tới, có thể sẽ thực hiện vài “đổi mới” nhỏ để làm dịu
lòng công phẫn của người dân nhưng đó chỉ là những viên thuốc ngủ như họ đã từng
cho nhân dân Việt Nam uống suốt 41 năm qua.
Mỗi
người trong đời ít nhất đã có một lần phải chọn lựa. Không ai có thể cùng lúc
đi trên cả hai con đường. Chọn lựa hôm nay là chọn lựa giữa độc tài và dân chủ.
Dân chủ không chỉ là tiền đề, là cơ sở để phục hưng đất nước mà còn là vũ khí để
chống nạn Hán xâm. Chọn lựa thay đổi tận gốc rễ có thể sẽ gặp vài khó khăn, sẽ
phải giẫm lên nhiều chông gai, nhưng đó là con đường thời đại và không có con
đường nào khác.
Yêu
nước không bao giờ quá trễ, hãy đi cùng dân tộc và thời đại.
10.05.2016
No comments:
Post a Comment