Friday, September 16, 2011

Ý KIẾN về "THƯ NGỎ" CỦA ÔNG LÊ XUÂN KHOA với SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÀ BÁO TRẦN BÌNH NAM (Khương Tử Dân)


Ý kiến về “Thư Ngỏ” của ông Lê Xuân Khoa với sự ủng hộ của nhà báo Trần Bình Nam
Khương Tử Dân
Sau khi đọc bài viết của tác giả Trần Bình Nam, tôi xin mạn phép có một số ý kiến về bài viết này liên quan đến thư ngỏ của 36 nhân vật có khoa bảng, học vị đã ký tên trong thư ngỏ gửi cho các nhân vật tai to mặt lớn đang độc quyền cai trị ở Việt Nam cộng sản, từ hơn 80 năm qua. Dưới thời Việt Minh và đảng cộng sản VN, không biết bao nhiêu trí thức đã bị gông cùm, ngục tù và bị thủ tiêu, bị biến mất một cách mờ ám, đen tối.

Trước hết phải xác định rõ là thư ngỏ này do ông Lê Xuân Khoa soạn, còn có bao nhiêu người ký tên thì không ai rõ, chỉ biết là có tất cả 36 người. Điều chắc chắn là nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã lên tiếng là đã không biết gì về thư ngỏ, và cũng không hề ký tên vào thư ngỏ đã gửi đi. Như vậy là có sự trí trá trong đó, ít hay nhiều. Dù ít hay nhiều, tính chất, giá trị của nó chỉ còn là một con số không to lớn. Thư ngỏ do ông Lê Xuân Khoa soạn ra, hay phịa ra như một tô phở bột Ajinomoto đã bị ô nhiễm.... Đấy là một trò gian dối, nói một đàng làm một nẻo, mượn danh của người khác để mua danh, mua lợi cho mình.

Điều thứ hai, khi ông Lê Xuân Khoa trong một bài viết tiếp theo thư ngỏ và từ bài viết của tác giả Trần Phong Vũ, ông Lê Xuân Khoa bèn giải thích:”Chúng ta cũng cần phân biệt “Thư Ngỏ” không phải là “Kiến nghị”. Đúng như tên của nó, Thư ngỏ không gửi riêng cho đối tượng mà được mở cho toàn thể mọi người, trong và ngoài nước. Điều này hoàn toàn khác biệt với thực tế là thư ngỏ do ông Lê Xuân Khoa soạn ra đã gửi cho các quan chức bạo quyền như sau:
Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chủ tịch và Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Thủ tướng và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
 
Lời nói của ông Lê Xuân Khoa đã tự mâu thuẩu với nhau trong một thời gian quá ngắn.Thư ngỏ gửi đi với sự giải thích, có hai màu sắc khác biệt, có sự ô nhiễm, thiếu trong sạch, thiếu ánh sáng, thiếu quang minh chính đại, thiếu trung thực, thiếu thành tín, thiếu sự tín nhiệm, thiếu tin cậy đối với một người lãnh đạo có học thức, có khoa bảng, và nhất là đối với một nhà giáo ở cấp bậc hậu đại học. Hơn nữa, ông Lê Xuân Khoa là người có tuổi, cao niên, lời nói đúng ra phải có trọng lượng ngàn cân, như đinh đóng cột, như một người quân tử, nhất ngôn, tứ mã nan truy. Ông Lê Xuân Khoa đã được làm lễ thượng thọ, chắc chắn phải trên 80 tuổi.
 
Điều thứ ba, tác giả Trần Bình Nam đưa ra hai thí dụ nói về bà ngoại trưởng C. Rice thời TT. Bush và thủ tướng Tony Blair đã tiếp kiến, đón nhận nhà độc tài, bạo chúa Gaddafi của Libya, đúng theo nghi lễ để chứng minh là:”chúng ta không thể phủ nhận rằng chính quyền Hà Nội là một chính quyền được thừa nhận theo công pháp quốc tế.  Xin lỗi ông Trần Bình Nam nhé, từ ngữ “chúng ta” ông sử dụng ở trong bài viết của ông, được nêu trên là muốn nói đến nhóm 36 người đã ký vào “thư ngỏ tào lao” hay để chỉ cộng đồng người Việt tỵ nạn CS VN ở hải ngoại? Dù là nhóm thư ngỏ 36 người, hay cả cộng người Việt tỵ nạn CSVN Hà nội cũng đều vô nghĩa, vì sự thừa nhận hay phủ nhận hoàn toàn do mỗi cá nhân, không thể tuyệt đối là phải thừa nhận chính quyền CSVN, vì tất cả 36 vị có tên trong thư ngỏ, chỉ là những cá thể riêng biệt, độc lập, có tự do, không đại diện cho một chính quyền nào cả. Nói cách khác họ là dân thường, mang quốc tịch My/, Pháp,/ Anh,/ Úc,/ Canada,/ Thụy sĩ....Họ không có quan hệ ngoại giao với nhà cầm quyền Hà nội. Thí dụ như chính quyền TT. Bush khi tiếp TT. Dũng/ Chủ tịch Nguỹên Minh Triết ở toà Bạch Ốc, Chính phủ Bush phải treo cờ máu một sao ở phòng hợp ở tòa Bách Ốc, nhưng cộng đồng người Việt tỵ nạn bên ngoài tòa Bạch ốc, vẫn tự do cầm cờ vàng ba sọc đỏ dàn chào TT. Dũng/ chủ tịch Triết và hô to khẩu hiệu: “đã đảo VC”, Việt cộng, VC go home”. Như chính TT. Bush đã có lần nói, đó là tự do, dân chủ ở Mỹ. Điều ông Trần Bình Nam viết là có chỗ chẳng thuyết phục được ai cả. Nói cách khác những gì ông Lê Xuân Khoa viết, qua sự cò mồi của giáo sư Vũ Quốc Thúc, tiếp theo bài viết của tác giả Trần Phong Vũ không thuyết phục được đa số, nếu có chăng là thuyết phục được tác giả Trần Bình Nam, và một thiểu số trí thức khoa bảng vịt kiều đã được đảng và nhà nước kết nạp và đón tiếp bằng xe công an có còi hụ như ls. vịt kìu Nguỹên Hữu Liêm đã tự sướng kể lại. Điều ông Lê Xuân Khoa không biết tới là rất nhiều thành phố của nhiều tiểu bang Mỹ chỉ công nhận là cờ vàng ba sọc đỏ của cộng đồng người việt tỵ nạn CSVN hà nội ở Mỹ, mà không công nhận lá cở máu của Việt cộng.

Trước đây cũng khá lâu, có thể vào năm 2004, không biết ông Trần Bình Nam có còn nhớ đến sự kiện đại sứ Việt cộng tên Nguyên Tâm Chiến, viết một bức thư phản đối nghị sĩ Pam Roach, bang Washington  về vụ người Việt tỵ nạn CSVN Hà nội đã xây một tượng đài kỹ niệm thuyền nhân và những chiến sĩ vô danh. Đại sứ VC, Nguỹên Tâm Chiến đã viện dẫn là hai nước đã có ban giao quốc tế nầy nọ, thì chuyện xây dựng tượng đài chỉ có tính cách ôm giữ quá khứ, là không đúng tư cách pháp lý giao ước ngoại giao, làm hai nước mất đi tình hữu nghị, mà nên dẹp bỏ. Đại sứ Việt cộng Nguỹên Tâm Chiến đã bị phản hồi nhục nhã, bị dạy cho một bài học về nhân quyền, về tự do... và còn bị bang Washington từ chối vinh danh cờ máu, chỉ vinh danh cờ vàng. Đấy là một điều quốc nhục cho đảng, cho nhà nước CSVN. Vì bang Washington đã chính thức vinh danh cở vàng ba sọc đỏ, màu cở của VNCH và ủng hộ, hậu thuẩn cho cộng đồng người Việt tỵ nạn CSVN Hà nội thuộc bang Washington xây tượng đài theo dự án. Ông Terrell A. Minarcin chỉ nhân danh là công dân bang Washington trả lời đại sứ VC Nguyên Tâm Chiến. Đấy là văn thư đã làm cho đại sứ VC ở Washington phải xấu hổ, tủi nhục vì đã không học được bài học ngoại giao chính thống. Vấn đề này cũng tương tự như nhiều thành phố ở Mỹ, Canada đã thừa nhận là cở quốc gia của cộng đồng người Việt ty CSVN Hà nội, mà không công nhận cờ máu, một sao có mười sáu chữ vàng y organic. Những định nghĩa về từ ngữ chính danh do Gs. Vũ Quốc Thúc bỏ vào mồm ông Lê Xuân Khoa, giải thích tíếp theo bài viết của tác giả Trần Phong Vũ, chẳng thuyết phục được bao nhiêu người. Ông Lê Xuân Khoa đã lấp liếm trong vụ chữ ký, ngưgời đứng tên, về việc ngôn từ chính danh, về thư ngỏ... nào là không gửi cho đối tượng. Thứ Thư ngỏ đã viết gửi cho ai, lại có tên, chức vụ tùm lum ta la. Ông Lê xuân Khoa đã thiếu thành tín, nói ngược nói xuôi, nói hai lời, tiền hậu bất nhất....

Điều thứ tư, ông Trần Bình Nam đã viết:” Chỉ trích xây dựng thì ít, chỉ trích để có tiếng nói thì nhiều”. Tôi nghĩ câu nói này ông đã viết ra không đúng đối tượng lắm, mà nên viết cho ông Lê Xuân Khoa và 35 trí thức vịt kiều khoa bảng có tên trong "Thư ngỏ" thì đúng hơn. Vì nội dung của "Thư ngỏ" toàn là chuyện tào lao, báo chí toàn cầu, các bloggers trong nước đã phải vào tù, bị gông cùm là vì một số điểm mà người dân Việt trong và ngoài nước đã và đang đấu tranh. Ông Lê xuân Khoa và nhóm trí thức vịt kìu khoa bảng, tự họ đã muốn gây tiếng vang, vừa đánh trống thổi kèn, vừa tự kiêu, tự sướng với những điểm chẳng có gì gọi là tuyệt chiêu, chỉ toàn là các thế võ trói gà, như có người đã nói, là họ đang muốn đảng và nhà nước bíết rõ là họ hiện hữu.  Nếu ông Trần Bình Nam tự nghĩ là nếu có 36K người ký tên sẽ làm thay đổi được tình thế dưới sự lãnh đạo của ”vịt kìu yêu nước” Lê Xuân Khoa? Điều này có thể sẽ là một ảo tưởng, và có thể còn là một ác mộng, vì ông Trần Bình Nam đã nói là chưa hề quen biết với ông Lê Xuân Khoa. Ông Trần Bình Nam quả thật đã có nhiều can đảm vì đã hậu thuẩn, ủng hộ, đồng thuận với một người mà ông Trần Bình Nam, chưa hề quen biết. Hay cũng có thể ông Trần Bình Nam chỉ nhìn vào người có tên sau cùng là giáo sư Vũ Quốc Thúc mà lên giọng áp đảo mọi người. Chỉ tiếc là giáo sư Vũ Quốc Thúc hiện tại hoàn toàn khác biết với Gs.Vũ Quốc Thúc nửa thế kỹ trước. Chính một người cháu của giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng đã bật mí trên mạng như vậy. Bất cứ sự vật gì sau hơn nửa thế kỹ, đều bị soi mòn, hay đã biến mất. Chắc ông Trần Bình Nam đã thừa biết điều đó. Kiến thức khoa học, sự nghiên cứu, học hỏi sau nửa thế kỹ không biết bao nhiêu là sự thay đổi, cứ thử nhìn lại bản thân, và các nước Nhật, Mỹ, Đức... so với nửa thế kỹ trước. Có nhiều sự kiện, dữ liệu liên hệ đến khoa học chỉ một vài tháng trước sau, đã có nghiệm chứng, sai lệch. Sự sai lệch, chệch hướng thường xuyên xảy ra trong nghị trường chính trị nhiều hơn tất cả.

Điều thứ năm, ông Lê Xuân Khoa, tuy học về văn chương, triết học, nhưng đã dính líu vào sự nghiệp chính trị từ lâu, nhất là về vấn đề hòa giải, hòa hợp. Ông Lê Xuân Khoa cũng đã nhiều lần từ chối chào cở trong các buổi ra mắt sách của ông ta, và làm nhiều người bất bình. Cộng đồng người Việt tỵ nạn đã quá quen mặt với ông Lê Xuân Khoa, qua nhiều bài viết, nhiều cuộc tiếp kiến không mấy thiện cảm cho lắm trong mấy lần ông Lê Xuân Khoa ra mắt sách. Cá nhân tôi nghĩ là đa số người chỉ trích, công kích ông Lê Xuân Khoa vì sự thiếu thành tín, thiếu quang minh chính đại của ông ta, ông Lê Xuân Khoa không phải là người trọng chữ tín, mà là người hai lời, thích móc nối, đi đêm. Làm chính trị thời đại ngày nay mà nhị tâm, hai ba đầu, tráo trở, lấp liếm nhập nhằng thì phải tự coi như đã tự thiêu, tự hũy hoại mình, sau khi cộng đồng đã biết rõ sự thật, vì̀ đã mất tín nhiệm, mất sự tín cẩn. Điển hình như trường hợp của anh em nhà họ Hoàng Cơ Minh, của đảng Việt Tân. Ông Trần Bình Nam có sự tín nhiệm, tin cậy vào ông Lê Xuân Khoa là quyền tự do cá nhân của ông, nhưng ông không thể áp đặt cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản Hà nội phải đặt tín nhiệm vào những người đã có sự lem nhem chưa được ánh sáng chiếu rọi, là một điều thất sách có ảnh hưởng tai hại cả cho uy tín của ông. Xin quí vị nhìn vào hình dưới đây cho thấy ông Lê Xuân Khoa, móc nối đi đêm với VC lâu rồi. Ông Lê Xuân Khoa mang chức vụ gì trong đảng cầm quyền Hà nội, mà lại được huy hiệu cờ đỏ, sao vàng cài trên cổ áo “coat” khi đi dự dạ tiệc? Nếu so với các đảng ủy trung ương BCT, sẽ thấy rõ hơn.

“Nhà “giáo” Lê Xuân Khoa đeo biểu tượng cờ đỏ sao vàng trên cổ áo “coat”, được Trần Khuê đón tiếp.

Thư ngỏ của ông Lê Xuân Khoa đã gửi cho 5 tham quan, bốn quan chóp bu đã có hình ảnh, tên họ gi trên. Tất cả các tham quan trong BCT đều có mang phủ hiệu, biểu tượng cở máu, sao vàng, y chang như cái phù hiệu trên c̀ổ áo của ông trí thức vịt kìu yêu H2O Lê Xuân Khoa.

Điều thứ sáu, ông Trần Bình Nam cho rằng:” khi đất nước đang trong hoàn cảnh chỉ mành treo chuông” không có tính “hòa giải hòa hợp”  là sự việc quá khôi hài, nếu không muốn nói là tiếu lâm. Ông Trần Bình Nam, dường như đang ngủ mê, không nghe biết gì cà̉về những gì các quan tổng bí thư, thủ tướng CSVN đã nói. Ông Trần Bình Nam chắc cũng chưa bao giờ nghe hai quan đại tướng, trung tướng tổng trưởng, phó tổng trưởng quốc phòng đã tuyên bố. Trên thực tế Việt cộng với Tầu cộng vẫn là anh em trong tình hữu nghị có cùng chung lý tưởng, quyền lợi, nghĩa vụ như sông liền sông, núi liền núi như ông Đái Bỉnh Quốc đã tuyên bố khi  tham quan CSVNXHCN... Mối tình hữu nghị, thân giao nầy đã bắt đầu tử thời Mao Hồ. Những sự việc ông Trần Bình Nam viết ra, nào là “chỉ mành cheo chuông”, “cứu nước như cứu lửa” là hoàn toàn sai lầm, nếu không muốn nói là chỉ có tính hù dọa, rung cây nhát khỉ, diễn trò kịch bản cho vui thôi. Thử hỏi có bao nhiều người tin vào lời nói của ông Trần Bình Nam so với thực trạng chính trị giưã hai nước Tàu Việt cộng đang diễn ra từ nhiều thập niên qua.

Những nhận định của ông Lê Xuân Khoa và 35 trí thức khoa bảng vịt kìu yêu nước trong "Thư ngỏ" quá hèn nhát. Họ không dám nói lên thực trạng tham nhũng, về công hàm án nước của Phạm văn Đồng năm 1958, thực trạng chia năm, sẻ bẩy trong đảng CSVN, và hiện tình kinh tế, lạm phát, tiền tệ mất giá, nhất là về các tập đoàn kinh tế, quốc doanh của đảng và nhà nước đã làm đất nước ngày càng tụt hậu. Làm kẻ sĩ mà hèn nhát, thiếu thẳng thắn, thiếu quang minh chính đại, thiếu khí khái, thiếu cả trái tim và cái đầu như thủ tướng Putin đã khẳng định thì còn có giá trị gì? Với tình trạng bất ổn, suy thoái, xã hội băng hoại như vậy, thử hỏi còn được quần chúng tín nhịêm, ủng hộ, hậu thuẩn sao? Làm kẻ sĩ chân chính là phải đứng về phía dân, đấu tranh cho quyền lợi, tự do, dân chủ của nhân dân, chứ không phải đứng về phía bạo quyền để cò mồi cho bạo chúa làm chuyện này chuyện kia. Đó là những chuyện tào lao có ý đồ của kẻ nịnh hót để kiếm chút lợi danh, bổng lộc, đặc quyền, đặc lợi....

Nhiều cuộc họp mặt song phương đã diễn ra ở Hà Nội, và ở Bắc Kinh, cho cả hai bên, hai phía anh em cộng sản Tầu Việt cộng đã nhất trí đồng thuận từ trong ra ngoài qua cách trang điểm, phục sức giữa ông Đái Bỉnh Quốc và Nguỹên Tấn Dũng, giưã các tướng lãnh, và nhất là tổng bí thư Nguỹên Trọng Phú, được dân Hà nội gọi là Trọng Lú. Như vậy thế nầy là thế nào, ông Trần Bình Nam lại khẳng định là đất nước đang ở trong tình trạng “chỉ mành treo chuông”, hay “cứu nước như cứu lửa, có phải là nghịch lý, trái chiều không? (Điều làm tôi ngạc nhiên là ông Trần Bình Nam là nhà bình luận chính trị có uy tín, không hiều sao lại bình luận về vụ "Thư ngỏ" của ông Lê Xuân Khoa thiếu thẳng thắn, thiếu trung thực, thiếu sâu sắc, thiếu sáng suốt, thiếu đại chúng... Có thể tác giả Trần Bình Nam chỉ dưạ vào học vị tiến sĩ, và cái danh xưng giáo sư đại học ở Johns Hopkins mà có tư duy lệch lạc...)

Điều sau cùng tôi muốn nói nhỏ riêng với ông Trần Bình Nam là, môi trường chính trị, diễn đàn chính trị hoàn toàn không giống với môi trường, diễn đàn học thuật, nghiên cứu chỉ thuần tính triết học, văn hóa, nghệ thuật và khoa học như ở các đại học đã có truyền thống. Môi trường chính trị, và diễn đàn chính trị ngoài xã hội tập họp đủ mọi thành phần có trình độ văn hóa, kiến thức quá khác biệt và cũng là vùng đất đấm đá, tranh giành  tiền bạc, lợi nhuận, đủ màu sắc tư lợi, đen đỏ có thể đi đến hành động thủ tiêu, làm cho đối phương phải biến mất. Nếu đòi hỏi phải có lời lẽ nhã nhặng, lịch sự, khiêm nhường theo phép xã giao, nghi thức truyền thống như ở các đại giảng đường đại học, thì chỉ là một ảo tưởng. Mà ngay trong môi trường đại học ở Viêtnam XHCN hiện tại, cũng không còn có truyển thống văn hóa, học thuật triết học của thời đại hơn nửa thế kỹ trước, vì bản chất, truyền thống đại học đã bị thay đổi theo cơ chế XHCN. Nhưng đó cũng là cái nghiệp của những người làm chính trị, họ phải đối diện với các cơ quan ngôn luận, báo chí về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí đã được luật pháp hậu thuẩn. Người làm chính trị phải biết rõ thời cơ để tiến thối, quy ẩn, nếu không sẽ bị chửi thậm tệ, bị nhạo báng, bị phỉ nhổ, dù họ có minh chứng giải trình minh bạch hay không. Điển hình như các vụ Watergate, thổi sáo vườn hồng, hay vụ phục quốc của Hoàng cơ Minh qua phim ảnh chẳng hạn.

Bạo quyền CSVN trước sau gì cũng sụp đổ, không phải do cộng đồng người Việt tỵ nạn CS Hà nội ở hải ngoại, mà chính do người dân trong nước nổi dậy, một phần do tự họ suy thoái trong nội bộ đấm đá với nhau. Có một sự việc, mà cộng đồng có thể làm được mà cộng đồng đã không làm là chấm dứt nạn gửi tiền về thiên đàng mù và dứt khoát không về CSVN. Nếu thực hiện được hai điều đó, CSVN đã sụp đổ từ lâu.

Nếu "Thư ngỏ" của ông Lê Xuân Khoa được xác định trong giới hạn trí thức khoa bảng ‘vịt kiều yêu nước” ở hải ngoại, có thể đã không bị phản đối, chỉ trích thậm tệ như vậy.

DTK

---------------------------

Trần VăN Tích  -   Thursday, 09.15.2011, 12:00pm (GMT-7)

Bonn, ngày 14 tháng chín năm 2011,
                                                                                                
Kính thưa ông Trần Bình Nam,

     Tôi rất thích thú đọc bài viết ngắn ba trang giấy của ông đề ngày Sept. 12, 2011 nhan đề “Ý kiến về Thư Ngỏ của 36 nhà trí thức hải ngoại“ và xin được đóng góp một vài ý kiến thô thiển. Tôi sẽ viết rất ngắn.

     Nơi trang nhất, Ông viết ở gần cuối trang : “35 vị trí thức còn lại đồng ý ký tên“. Theo tôi được biết, ông Nguyễn Đạt Thịnh đã có cơ may phỏng vấn nhà văn Doãn Quốc Sỹ và được tác giả  Chiếc chiếu hoa cạp điều, Khu rừng lau v.v.. cho biết đại khái không hề biết đến Thư Ngỏ và dĩ nhiên, không có “ký kiếc“ gì cả. Bài phỏng vấn này đăng tải trên Thời Báo Houston. Như vậy có lẽ để cho chính xác, nên chăng xin sửa lại con số 35 thành 34? Tôi không rõ giáo sư Lê Xuân Khoa giải thích vấn đề xem như gây nghi vấn này ra sao; vạn nhất nếu Ông biết, kính xin vui lòng chia sẻ tin tức với tôi, tôi xin đa tạ trước.   

     Qua trang hai, ông nêu trường hợp Kadafi từng được bà Condoleezza Rice và ông Tony Blair tiếp đón. Với tất cả lòng kính trọng đối với Ông, tôi kính xin Ông cho phép tôi trình bày nhận định riêng tư là : ví dụ Ông đưa ra hoàn toàn thiếu tính thích đáng. Tư thế của bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ và ông Thủ tướng Anh đối với gã độc tài khát máu Kadafi khác tư thế của người Việt Nam tỵ nạn cộng sản đang sống lưu vong ở nước ngoài đối với phe nhóm đang tiếm quyền ở quốc nội một trời một vực. Tôi vốn ngưỡng mộ những bài biên khảo chính luận của Ông. Nhưng cũng vì lòng ngưỡng mộ sẵn có đó mà tôi rất ngỡ ngàng khi đọc kiến giải mới mẻ của Ông. Điều đáng buồn hơn nữa là chính Giáo sư Vũ Quốc Thúc, một nhân vật tôi hằng kính trọng, cũng đưa ra luận cứ có thể xem là tương tự khi bàn về légitimité/légalité qua những điện thư trao đổi cùng giáo sư Lê Xuân Khoa [tôi tạm chấp nhận giả thiết những điện thư này là chân thực, không phải là giả mạo như chữ ký của nhà văn Doãn Quốc Sỹ (ít nhất theo ông Nguyễn Đạt Thịnh)].       

     Lưu vong là một hiện tượng bất thường trong lịch sử nhân loại nhưng không phải vì thế mà lại ít có những hoàn cảnh lưu vong. Khi một tập thể không còn sống được dưới một chính thể mà đành xé lòng bỏ nước ra đi thì tập thể đó có thái độ khác, hoàn toàn khác, hết sức khác, đối với những kẻ tuy trên danh nghĩa là đang cai trị dân tộc họ nhưng thực tế là những tên đang tra tấn đồng bào họ, thậm chí đang là những tên đao phủ đối với đồng bào họ. Tháng chín năm 1938, Neville Chamberlain và Édouard Daladier từng cùng nhau đến Münich ký hiệp ước với Adolf Hitler vì hai chính trị gia này xem chính quyền quốc xã là “được thừa nhận theo công pháp quốc tế“ (!) nhưng những Thomas Mann, Anna Seghers, Heinrich Mann, Stefan George v.v..có bao giờ gửi thư ngỏ cho cái “thực thể“ phe nhóm Hitler-Himmler-Goebbels! Trong Đệ nhị Thế chiến, thực khó lòng tưởng tượng được là những André Maurois, Saint Exupéry, André Breton v.v..xem chính phủ Vichy của Pétain là légitime !

     Nơi phần cuối bài viết, Ông cho rằng nếu có “một Thư Ngỏ do 36 ngàn người trong và ngoài nước ký thì sức mạnh của nó sẽ như thế nào?“.

     Kính thưa Ông,

     Nếu Tổ tiên hết thiêng, nếu Dân tộc vô phúc, nếu bỗng dưng có một số khá đông đồng bào cùng bị quỷ ám, nếu bất ngờ xảy ra hiện tượng lên đồng tập thể với kết quả là một bức thư ngỏ dùng nội dung, văn phong, dụng ngữ như bức thư ngỏ do 35 vị tự nhận là “trí thức“ từng đưa ra thì thư ngỏ mới đó chỉ có thể có một “tác dụng tích cực“ duy nhất là tự nhiên khiến bọn chóp bu Việt cộng đắc ý tự ban cho mình cái quyền thay Trời trị…loài bò sát.

     Tôi xin Ông cho phép được gửi thư này cho một số Diễn Đàn và bè bạn. Trân trọng kính chúc Ông dồi dào sức khoẻ, đó có lẽ là điều quan trọng nhất ở lứa tuổi chúng ta.

Trần Văn Tích

-----------------------------------


VỀ “THƯ NGỎ GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM VỀ HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH DÂN TỘC”


Trần VăN Tích  -   Thursday, 09.15.2011, 12:00pm (GMT-7)

Trần Bình Nam   -    Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ  -   09:20 GMT - thứ tư, 14 tháng 9, 2011

Hồ Bạch Thảo
Cập nhật : 13/09/2011 13:01

Nhân một bài viết của Ông Trần Phong Vũ
Lê Xuân Khoa   -     Posted by basamnews on 11/09/2011
.
Trần Phong Vũ   -   Posted by basamnews on 12/09/2011
.
Lê Quốc Trinh    -    12:01:am 01/09/11
.
Posted by basamnews on 30/08/2011

.
.
.

No comments: