Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2011-09-16
Ông Phạm Bá Hải, người sáng lập Bạch Đằng Giang Foundation khi đang theo học tại đại học Dheli ở Ấn Độ, vừa mãn hạn tù năm năm tại Việt Nam nhưng còn phải chịu hai năm quản chế.
Anh Pham Bá Hải đã mãn hạn tù (tháng 9, 2011) . Ảnh do anh Hải gởi
Thuật lại với Thanh Trúc về nguyên nhân và diễn tiến của vụ án Bạch Đằng Giang mà ông cho là bất công và phi lý, đầu tiên ông Phạm Bá Hải trình bày tôn chỉ của tổ chức do ông sáng lập sau nhiều năm bị cưỡng bách hồi hương từ trại tị nạn Thái Lan về Việt Nam:
Được thành lập để hoạt động nhân đạo
Ông Phạm Bá Hải : Bạch Đằng Giang Foundation trên nền tảng là một quĩ, một hội từ thiện hoạt động nhân đạo , tôi thành lập lở Ấn Độ lúc đang học và làm việc ở bên đó.
Mục tiêu của hội là nói sự thật về tình hình phát triển của đất nước, cổ võ và lan truyền các tư tưởng tự do dân chủ và nhân quyền. Mục tiêu thứ hai mà cũng là cái bức xúc về một vấn đề thường thấy tại Việt Nam, tình trạng công nhân lương thấp và điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn về sức khỏe, nói chung đời sống rất khó khăn, cho nên tôi ủng hộ vấn đề lập công đoàn độc lập.
Mục tiêu thứ ba là Bạch Đằng Giang Foundation cố gắng hỗ trợ cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 mà nay còn sống. Và thứ tư là hỗ trợ, cung cấp học bỗng, công ăn việc làm và nghề cho những người trực tiếp từ các trại tị nạn bị cưỡng bách về nước.
Mục tiêu của hội là nói sự thật về tình hình phát triển của đất nước, cổ võ và lan truyền các tư tưởng tự do dân chủ và nhân quyền. Mục tiêu thứ hai mà cũng là cái bức xúc về một vấn đề thường thấy tại Việt Nam, tình trạng công nhân lương thấp và điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn về sức khỏe, nói chung đời sống rất khó khăn, cho nên tôi ủng hộ vấn đề lập công đoàn độc lập.
Mục tiêu thứ ba là Bạch Đằng Giang Foundation cố gắng hỗ trợ cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 mà nay còn sống. Và thứ tư là hỗ trợ, cung cấp học bỗng, công ăn việc làm và nghề cho những người trực tiếp từ các trại tị nạn bị cưỡng bách về nước.
Ngoài ra thì tôi cũng vạch ra những trường hợp khác mà Bạch Đằng Giang Foundation hỗ trợ là các nạn nhân của một xã hội bất công, của một cơ chế thiếu sự hoàn thiện và đã tạo nên cái bất công đó. Đó là những nét đại cương của hội. mà tôi lập ra năm 2005, sau khi học xong thạc sĩ bên Ấn Độ .
Trong một chuyến về thăm nhà lần thứ hai năm 2006, vào khi chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ bên Ấn Độ, ông Phạm Bá Hải bị chân lại tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất khi trên đường trở về Ấn Độ:
Chuyến về đó thì tôi mang đầu tư của tập đoàn chuyên sản xuất giày da mà tôi đang làm bên đó, về để tuyển sơ khởi một số nhân sự và lập văn phòng đại diện đầu tư. Sau khi về Việt Nam hai tuần lễ, tôi trở lại Singapore thì bị chận trở lại và sau đó thì bị bắt.
Khi đó công an không giải thích lý do trường hợp hoãn xuất cảnh của ông Phạm Bá Hải tại cửa khẩu Việt Nam, chỉ nói là mời ông đến Sở Xuất Nhập Cảnh thành phố Hồ Chí Minh ở đường Nguyễn Trải để làm việc:
Tôi đến đó thì họ nói vì lý do an ninh quốc gia, mấy ngày sau tôi liên tục bị thẩm vấn mà vẫn chưa giải quyết được. Họ vu khống tôi những chuyện không thể nào tưởng tượng nỗi, nói rằng tôi là quân khủng bố ở vùng Kashmir Bắc Ấn Độ mang về Việt Nam.
Tôi đến đó thì họ nói vì lý do an ninh quốc gia, mấy ngày sau tôi liên tục bị thẩm vấn mà vẫn chưa giải quyết được. Họ vu khống tôi những chuyện không thể nào tưởng tượng nỗi, nói rằng tôi là quân khủng bố ở vùng Kashmir Bắc Ấn Độ mang về Việt Nam.
Sau lần bị mời làm việc đó, ông Phạm Bá Hải cho biết ông cùng một số bạn hữu trong Bạch Đằng Giang Foundation, gồm nhà hoạt động dân chủ Lê Trí Tuệ, nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang, nhà văn Du Lam Tân Vĩnh Phát, thực hiện một chuyến đi từ Nam ra Bắc:
Đến Huế chúng tôi có ghé thăm cha Lý, đó là thời điểm Nguyễn Ngọc Quang bị bắt. Quang bị bắt thì tôi với Tuệ về Hải Phòng rồi chúng tôi tiếp tục ghé nhà thăm anh Trần Anh Kim ở Thái Bình và khi vừa ra khỏi nhà là tôi bị bắt luôn.
Anh Pham Bá Hải (trái) trước khi bị bắt năm 2006. RFA file
Ở tại Huế thì họ chụp mũ tôi là hoạt động thổ phỉ, còn ở Hải Phòng thì họ bảo có đơn tố cáo tôi với Tuệ đi cướp xe và giật đồ. Tại Thái Bình, lúc họ bắt tôi là họ ép xe tôi vào lề đường và họ nói họ tình nghi tôi mua bán ma túy. Tuy nhiên khi xét xử thì lại là tội tuyên truyền chống nhà nước.
Về chi tiết tại sao chỉ mình ông bị bắt khi đi cùng nhóm Bạch Đằng Giang Foundation đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế, ông Nguyễn Ngọc Quang, lúc ấy bị kêu án ba năm tù, nay trốn khỏi nước sau khi mãn hạn, kể lại:
Ngày 2 tháng Chín 2006, tôi và anh Phạm Bá Hải, anh Lê Trí Tuệ, anh Du Lam Tân Vĩnh Phát, bốn chúng tôi cùng đến Huế để thăm linh mục Nguyễn Văn Lý. Sau khi ra khỏi nhà thì có rất nhiều mật vụ bao vây ở đó. Công an đông quá cho nên tôi mới nói rằng mấy anh đi kiếm một nơi an toàn tạm lánh rồi tiếp tục cuộc hành trình, còn tôi phải đánh lạc hướng bằng cách là ôm cái cặp này tôi chạy.
Tôi đã ôm cái cặp rồi kêu một chiếc xe thồ chạy rất nhanh, thu hút nhóm an ninh đuổi theo tôi. Khi chận tôi lại ở xã Hương Sơ là khoảng hai mươi mốt người, nhờ vậy anh Phạm Bá Hải và anh Tuệ ra được ngoài Bắc, còn anh Du Lam Tân Vĩnh Phát phải trở về Đà Nẵng vì còn con nhỏ, gia đình thì bị chính quyền ở Đà Nẵng phá tan hoang rồi.
Đến ngày mùng 7 tháng Chín 2006, khi từ trong nhà của anh Trần Anh Kim ở Thái Bình đi ra thì anh Tuệ với anh Hải bị bắt. Riêng với anh Tuệ vì không đủ chứng cớ nên sau một thời gian câu lưu ở trại giam B34 công an đã thả anh Tuệ ra và anh Tuệ trốn thoát qua Kampuchia.
Không may là tại Kampuchia ông Lê Trí Tuệ đã bị bắt cóc, đến giờ không ai biết rõ ông đang ở đâu:
Khi tôi trốn thoát khỏi Việt Nam, có gặp một số anh em thì họ nói rằng mật vụ Nguyễn Công Cẩm đã bắt anh Tuệ tại Kampuchia và đem nhốt hoặc thủ tiêu ở đâu thì chính họ cũng không biết được.
Ông Phạm Bá Hải bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước
Trở lại với trường hợp ông Phạm Bá Hải, khi bị bắt ở Thái Bình ông được đưa về nhà giam B4 ở Hà Nội, sau đó giải về thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 25 tháng Tư 2008, bị tòa sơ thẩm thanh phố Hồ Chí Minh tuyên án 5 năm tù giam và 2 năm quản chế vì tội tuyên truyền chống nhà nước, ông Phạm Bá Hải đã kháng án.
Đến ngày 8 tháng Tám 2008, tòa phúc thẩm giữ y án lệnh năm năm tù giam và hai năm quản chế từ tòa sơ thẩm đối với ông Phạm Bá Hải.
Sau hai mươi lăm tháng bị giam ở trại B34 thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Bá Hải được chuyển tới trại tù Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Và ở đó cho đến khi hết án.
Ngày 7 tháng Chín vừa qua, ông Phạm Bá Hải mãn hạn tù năm năm nhưng phải chịu tiếp hai năm quản chế theo án lệnh. Cuối tuần trước, ngày 11 tháng Chín, ông cầm giấy tha lên trình diện công an địa phương,:
Công an xã nói rằng hiện giờ nội dung quản chế như thế nào thì phải chờ công an huyện. Hiện tôi vẫn chờ họ gởi giấy mời qua công an huyện để làm việc về vấn đề đó. Cách đây ba ngày họ hướng dẫn tôi thủ tục đi làm giấy chứng minh nhân dân với sự hướng dẫn của công an xã.
Ông kể tiếp là ông được căn dặn phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định của hai năm quản chế, phải thường xuyên trình diện công an và không được đi bất cứ đâu nếu không có phép.
Như vậy trong bốn người thuộc Bạch Đằng Giang Foundation, bị công an theo dõi và bắt giữ vì cho là hoạt động dân chủ và cấu kết với những người bất đồng chính kiến khác, ông Phạm Bá Hải lãnh án tù lâu nhất vì là người sáng lập tổ chức đó.
Theo nhận định của ông Nguyễn Ngọc Quang, với tôn chỉ đầu tiên của Bạch Đằng Giang Foundation là cỗ võ truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền, rồi thì ủng hộ việc thành lập công đoàn độc lập, nghĩa là những chuyện nhạy cảm đối với chính phủ, thì ông Phạm Bá Hải sẽ không có hy vọng được trở qua Ấn Độ để học tiếp bằng tiến sĩ sau khi mãn hạn hai năm quản chế ở trong nước.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
------------------------------
TÀI LIỆU LIÊN QUAN :
2006.10.11
Bốn thành viên của Khối dân chủ 8406 đấu tranh cho dân chủ đã bị nhà cầm quyền Việt Nam chính thưc truy tố hồi tuần qua.
Giới cầm quyền dựa theo bộ luật hình sự truy tố ông Trương Quốc Huy về tội gọi là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Theo quy định của luật này thì những người bị tội danh ấy có thể bị tù từ 12 năm, đến chung thân, hoặc tử hình.
Còn các ông Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hòang Hải, Phạm Bá Hải thì bị truy tố về tội danh tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN. Hình phạt nặng nhất cho tội danh này là 20 năm tù.
Nhắc lại, nhiều thành viên của tổ chức tranh đấu cho dân chủ mang tên Khối 8406 đã bị bắt giữ, thẩm vấn, xách nhiễu, đàn áp… kể từ sau khi họ tổ chức một cuộc gặp gỡ ở Sài Gòn hôm 27-7-2006.
Quan điểm của Hoa Kỳ và thế giới
Các thành viên của Khối 8406 có vi phạm các tội 'âm mưu lật đổ chính quyền' và 'tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN'? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Torng một cuộc trả lời phỏng vấn dành cho Đài Á Châu Tự Do hôm mồng 2-10, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Marine bày tỏ: “Tôi nghĩ họ là những người dũng cảm, lên tiếng kêu gọi thay đổi chính trị. Tôi hy vọng trong tương lai, những người như vậy sẽ có một môi trường hoạt động rộng hơn ở Việt Nam, nhưng hiện giờ, môi trường hoạt động của họ vẫn đang bị kiềm chế”.
Khi được hỏi là, liệu việc làm của nhóm 8406 có được sự ủng hộ của Hoa Kỳ không? Ông Marine khẳng định: “Những điều họ kêu gọi như quyền tự do phát biểu, quyền được phê bình xây dựng với chính quyền, ngay cả quyền được chỉ trích chính phủ, quyền được tự do hội họp, đều là những quyền căn bản của con người, và luôn luôn được Hoa Kỳ ủng hộ. Chúng tôi ủng hộ các quyền làm người căn bản này cho nhân dân toàn thế giới, chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam.”
Hiện nhiều tổ chức nhân quyền thế giới cáo giác Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền, đàn áp dân chủ, nhất là qua việc gán ghép những tội danh phi lý với các bản án nặng nề đối với những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.
Các tin, bài liên quan
© 2005 Radio Free Asia
.
.
.
No comments:
Post a Comment