Friday, September 16, 2011

THƯ GỬI TẠP CHÍ SCIENCE LIÊN QUAN ĐẾN BẢN ĐỒ SAI SỰ THẬT VỀ BIỂN ĐÔNG (THTNDC)



Huan Vo – Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ
Posted on Aug 24, 2011

Huan Vo
Trưởng Ban Đại Diện
Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ
P.O. Box 462220

Escondido, CA 92046

Ngày 20 tháng 8, năm 2011

Science Magazine
American Association for the Advancement of Science (AAAS)
1200 New York Avenue NW

Washington, DC 20005

Kính gửi Tiến sĩ Bruce Alberts và Ban biên tập Tạp chí Science,

Chúng tôi viết thư này nhằm bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi liên quan đến tấm hình bản đồ sai sự thật về biển Đông Nam Á (còn được gọi là biển Nam Trung Hoa) trong bài viết của tiến sĩ Peng Xizhe, tựa đề China’s Demographic History and Future Challenges, đăng trong Tạp chí Science ngày 29 tháng 7, 2011.1 Việc đăng tải hình bản đồ vốn đang gây tranh cãi trong khu vực Đông Nam Á có thể sẽ làm suy giảm uy tín Tạp chí Science và sự minh bạch của quá trình biên tập, vì ban biên tập tạp chí đã không đánh giá tính chính xác của các tài liệu được cung cấp bởi tác giả.

Trong trang 584 của tạp chí ra ngày 29 tháng 7 năm 2011, bài viết của tiến sĩ Peng Xizhe đăng kèm Sơ đồ 1 (A)(B), giải thích sự phân bố dân số theo khu vực ở Trung Quốc. Sơ đồ này bao gồm và nhấn mạnh “đường chữ U”, tượng trưng cho tuyên bố toàn bộ khu vực biển Đông Nam Á, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong thực tế thì khu vực này hiện đang có các tuyên bố chủ quyền từ nhiều nước khác nhau, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Brunei.

Từ quan điểm của Việt Nam, “đường chữ U” tuyên bố bởi Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải Việt Nam của chúng tôi, bao gồm chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều bằng chứng lịch sử đã được ghi nhận bởi các sử gia Việt Nam và phương Tây về chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo này.2,3

Tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc thể hiện qua bản đồ trong bài viết đã gây ra sự bất bình trong cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Việt Nam và các nước liên quan đang có tranh chấp ở biển Đông. Tuyên bố chủ quyền “đường chữ U” này đã vi phạm Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) năm 1982, mà Trung Quốc là một trong những nước đã đặt bút ký.4

Tuyên bố này của Trung Quốc cũng vi phạm bản Tuyên bố về quy tắc ứng xử (DoC), được thông qua giữa Trung Quốc và 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.5

Bản đồ không chính danh này của Trung Quốc đang đi ngược lại với những mục tiêu cam kết của DoC – giảm thiểu nguy cơ xung đột ở biển Đông. Hình bản đồ “đường chữ U” cung cấp bởi tiến sĩ Peng Xizhe không chỉ sai sự thật mà còn có thể tiếp tục làm tình hình chính trị trong khu vực xấu đi.

Cho dù tiến sĩ Peng Xizhe vô ý hay cố tình đăng kèm hình bản đồ này, ban biên tập Tạp chí Science đã thất bại trong việc kiểm tra và chỉnh sửa các thông tin không trung thực trong bài viết. Sơ suất này vi phạm sứ mệnh của AAAS, cụ thể là:
Thúc đẩy và bảo vệ sự trung thực của khoa học và ứng dụng khoa học; và
Đẩy mạnh các sử dụng khoa học có trách nhiệm trong chính sách công

Chúng tôi đặc biệt quan ngại rằng chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng bản đồ trong bài viết như một chứng cứ về sự thừa nhận của tổ chức khoa học về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông Nam Á. Cho đến khi tranh chấp được giải quyết bằng các biện pháp hợp pháp và hòa bình giữa các bên liên quan, chúng tôi yêu cầu Tạp chí Science giữ sự thận trọng cần thiết để thể hiện tính khách quan của khoa học trong các vấn đề liên quan đến chính sách quan hệ quốc tế. Cụ thể, chúng tôi yêu cầu AAAS và Tạp chí Science làm rõ các thông tin liên quan và gỡ bỏ hình bản đồ đang gây tranh cãi trong bài viết của tiến sĩ Peng Xizhe.

Nhận thức rằng mục tiêu của AAAS và Tạp chí Science là cam kết nâng cao kiến thức thông qua các phương tiện khoa học, hành động đó sẽ được coi trọng, nhằm bảo vệ sự chính trực của khoa học và các tiêu chuẩn chuyên môn của Tạp chí.
Chúng tôi cảm kích thời gian quý báu của Tạp chí trong việc phản hồi về yêu cầu này.
Trân trng,

Võ T. Huân, Trưởng Ban Đại Diện
Thay mặt Ban Đại Diện
Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ

------------------------

Tài liệu tham khảo:

1. Xizhe P. China’s Demographic History and Future Challenges. Science 29 July 2011: 581-587.

2. Chemillier-Gendreau M. Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands. The Hague: Kluwer Law International, 2000. Retrieved from http://www.paracelspratly.com/home/index.php?option=com_content&task=view&id=23&Itemid=81

3. Nguyen N, PhD. Process of establishing Vietnamese sovereignty in the archipelagos of Paracel and Spratly.Vietnam: University of Social Sciences and Humanities, 2002. Retrieved from http://www.paracelspratly.com/home/index.php?option=com_content&task=view&id=12&Itemid=81

4.United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982. Retrieved from http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/UNCLOS-TOC.htm  

5.Declaration on the conduct of parties in the South China Sea. Retrieved from http://www.aseansec.org/13163.htm


Tập Hợp Thanh niên Dân Chủ Đối là một tổ chức phi lợi nhuận, thành lập bởi các thanh niên trẻ Việt Nam trên khắp thế giới, nhằm thúc đẩy tự do chính trị và dân chủ tại Việt Nam.

-----------------------------


BÀI LIÊN QUAN : 

Thursday, September 15, 2011

Thursday, September 15, 2011

Tuesday, September 13, 2011
.
26/08/2011

.
.
.

No comments: