Tuesday, September 20, 2011

PHỎNG VẤN CHỊ LƯ THỊ THÙY TRANG - CON GÁI ANH HÙNG LƯ VĂN BẢY (Mỹ Linh)



Mỹ Linh
Posted on Tháng Chín 20, 2011 by mylinhng

Chế độ Nguyễn Tấn Dũng cũng hô hào có dân chủ, nhưng đây là một loại dân chủ bịt miệng bằng cách tống giam bất cứ ai phê bình chỉ trích những việc làm sai trái của chế độ Dũng. Trong bất kỳ quốc gia nào, nếu muốn tiến bộ và phát triển, thường đều khen thưởng những công dân phê bình, chỉ trích, hay vạch ra những sai trái của chính quyền quốc gia đó. Đơn giản, nhà nước đó, chế độ đó nhìn nhận những khuyết điểm của mình nếu có, rồi để có thể hoàn thiện hơn, làm tốt đẹp hơn những chính sách đã được đề ra. Nhưng đối với chế độ Dũng là khác, tất cả những ai phê bình, chỉ trích, hay vạch ra những sai trái của chế độ Dũng đều bị liệt vào thành phần “phản động”, mang tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”, hoặc bị mang một tội danh “lật đổ chính quyền”. Hai tội danh này nằm trong Điều 88 và Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự.

Hai tội danh Điều 88 và Điều 79 này hoàn toàn đi ngược lại luật pháp quốc tế mà nước CHXHCNVN đã ký kết khi trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc. Đó là 2 văn kiện Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị mà Hà Nội đã ký kết vào ngày 18/7/1977 và 24/9/1982. Hai tội danh này cũng đi ngược với Điều 69 Hiến Pháp về quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền biểu tình…

Theo lời kể lại của chị Lư Thị Thùy Trang, anh hùng Lư Văn Bảy đã làm Đơn Kháng Án cái bản án vô cùng bất công ngày 22/8/2011 vì tại phiên tòa, anh Bảy không có luật sư bào chữa, và chính cá nhân ông hoàn toàn không được phép tự do biện hộ cho mình, và phiên xử chỉ kéo dài khoảng 15 phút với bản án đã được định sẵn được gọi là “bản án bỏ túi”. Nhưng rất tiếc, sau đó, công an đã làm đủ áp lực đối với cá nhân anh Bảy và cả gia đình của ông. Rồi họ bắt buộc ông phải làm một Đơn Xin Thụ Án, coi như không còn kháng án nữa. Khôi hài thiệt, việc này chắc chỉ xảy ra trong chế độ Nguyễn Tấn Dũng. Người tù nhân tự viết đơn hài lòng với bản án mình đang gánh chịu. Cũng có thể, đây là một cuộc đấu trí trong tù giữa anh Lư Văn Bảy và chế độ Nguyễn Tấn Dũng, nhằm vạch trần sự thô bỉ, sự bịp bợm của Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang nói riêng, về ngành tư pháp của chế độ Nguyễn Tấn Dũng nói chung.

Muốn đánh rắn phải đập ngay đầu, và đầu rắn hiện tại là Nguyễn Tấn Dũng. Bằng mọi cách chúng ta phải lôi đầu Dũng xuống. Mọi bài viết, mọi biểu ngữ biểu tình, mọi truyền thanh, truyền hình, cùng nhau vạch trần mọi tội ác và sự tham nhũng của Dũng. Toàn dân không chấp nhận Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền. Dũng cầm quyền đã gây ra nạn lạm phát phi mã mà nhân dân đang gánh chịu. Chế độ Dũng qúa ư hèn nhát với giặc Tàu. Chế độ Dũng dã bắt giam qúa nhiều người yêu nước. Dũng mới 12 tuổi bỏ học đi làm giao liên, biết gì mà làm chức thủ tướng. Đã đến lúc, chúng ta không thể ngồi yên để chế độ Dũng mặc sức tác oai tác oái hành hạ nhân dân như thế này.

Ngày 19 tháng 9 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do

PS:
1) Bài báo Thanh Niên về phiên xử án.
2) Bài viết tiếng Anh của AP.
3) Bài viết của Lê Minh về anh Lư Văn Bảy.
4) Phần audio hội luận giữa phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH, Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình VN và chị Lư Thị Thùy Trang.
.
1) Bài báo Thanh Niên về phiên xử án
Phạt 4 năm tù đối với Lư Văn Bảy vì tội chống phá Nhà nước
22/08/2011 16:47


(TNO) Ngày 22.8, TAND tỉnh Kiên Giang đưa ra xét xử vụ án tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đối với bị cáo Lư Văn Bảy (59 tuổi, ngụ ấp Kinh 9, thị trấn Tân Hiệp, H.Tân Hiệp, Kiên Giang) và tuyên phạt bị cáo Bảy 4 năm tù, quản chế 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
Theo cáo trạng, tháng 9.2007, với nhiều bút danh như: Chánh Trung, Hoàng Trung Chánh, Hoàng Trung Việt, Nguyễn Hoàng, Bảy soạn thảo 8 bài viết có nội dung nói xấu Đảng, tuyên truyền chống phá Nhà nước ta, gửi về địa chỉ “Tiếng nói tự do”.
Tháng 1.2008, việc làm sai trái của Bảy bị phát hiện, chính quyền địa phương mời giáo dục và bị cáo này cam kết không tái phạm.
Nhưng từ đầu năm 2010 đến khi bị bắt vào tháng 3.2011, Lư Văn Bảy lấy bút danh Trần Bảo Việt tiếp tục soạn thảo 16 tài liệu, với 73 trang, nội dung nói xấu Đảng, Nhà nước; tuyên truyền kích động chống Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên đa đảng… phục vụ mưu đồ lật đổ chính quyền của các thế lực thù địch phản động.
Gia Bách
.
2) Bài viết tiếng Anh của AP
Vietnam jails 8th democracy activist in a month
By Associated Press
A pro-democracy activist in Vietnam has been sentenced to four years in prison for calling for an end to the Communist monopoly on power, marking the eighth dissident to be jailed in less than a month.
Lu Van Bay, 59, was convicted of “spreading propaganda against the state” at a half-day trial in southern Kien Giang province, Presiding Judge Do Minh Hung said Tuesday. He was also given three years of house arrest after serving out his sentence.
Bay was accused of posting more than 10 articles on several overseas Vietnamese websites between 2007 until his arrest in March, the judge said. The writings called for a multiparty system and the end to Vietnam’s one-party rule, he added.
The judge said Bay confessed and asked for leniency in Monday’s trial.
His sentencing is the latest in a spate of crackdowns against some of Vietnam’s most prominent dissidents, drawing sharp criticism from the Washington and international human rights groups. Vietnam does not tolerate any threat to its one-party rule and maintains that only lawbreakers are jailed.
On Sunday, 50 protesters were detained after attending a rally in Hanoi to denounce China’s territorial claims in the South China Sea. All but 11 were released.
Last week, an appeals court reduced the sentences of two land-rights activists convicted of trying to overthrow the government while upholding the sentences of two others. Earlier in the month, a French-Vietnamese math professor was also given a three-year sentence after being convicted of attempting to overthrow the government by posting articles criticizing one-party rule and holding membership in a banned pro-democracy group.
Meanwhile, last month, an appeals court upheld the seven-year prison sentence for Cu Huy Ha Vu, the dissident son of one of Vietnam’s founding revolutionaries. Ailing Roman Catholic priest The Rev. Thadeus Nguyen Van Ly, was also returned to prison after receiving more than a year of medical leave.
The two are among Vietnam’s most high-profile pro-democracy activists.
.
3) Bài viết của Lê Minh về anh Lư Văn Bảy.


Viết bởi Lê Minh
Thứ năm, 25 Tháng 8 2011 13:11
Đến giờ phút này mà tờ báo Đại Đoàn Kết của đảng csVN vẫn còn ráng gọi người lính VNCH là “ngụy”, xem bài báo ở cuối bài, thì rõ ràng không thể nào có sự tha thứ nào cho chúng. Chỉ có đánh sập chế độ man rợ này thì chúng mới ngưng kích động hận thù dân tộc theo lối mị dân. HLTL
Hôm 22/08/2011, Tòa án tỉnh Kiên Giang đã xử ông Lư Văn Bảy 4 năm tù, 3 năm quản chế với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”.
Ông Lư Văn Bảy năm nay 59 tuổi, ngụ tại thị trấn Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Theo cáo trạng của phiên tòa Kangaroo, không có luật sư bào chữa, ngoài gốc gác là một quân nhân thuộc binh chủng Không quân QL VNCH, sau năm 1975 ông có tham gia hoạt động chống Cộng trong “Mặt trận Liên tôn” vào tháng 9/1977, và sau đó bị bắt và bị giam cầm 6 năm tù đến 9/1983,…
Ông Bảy là một cựu quân nhân, thuộc binh chủng Không quân QL VNCH. Năm 1970, lệnh tổng động viên ban ra, khi đó ông tròn 18 tuổi, đành từ giã tuổi học trò để lên đường nhập ngũ, gia nhập binh chủng không quân và trở thành chuyên viên kỹ thuật phục vụ tại Sư đoàn 1 Không quân giới tuyến (đóng tại Đà Nẵng). Vì thuộc đơn vị trực thăng chuyên thả toán cho lực lượng biệt kích Lôi Hổ nhảy toán trong rừng, cho nên ông đã có dịp đi khắp các địa danh thuộc Vùng I địa đầu đất nước của miền Trung khô cằn sỏi đá, chứng kiến được những cảnh khổ đau mà nhân dân miền Trung phải chịu đựng, nhất là vào Mùa Hè đỏ lửa 1972. Nhờ đó ông cũng đã chứng kiến được cảnh tan hoang chết chóc trên con đường dẫn vào Quảng Trị với hàng đống thây người chất chồng thành núi, khiến cho một nhà báo Tây phương phải đặt tên là Đại lộ Kinh hoàng (Terror Boulevard).
Vào ngày 28 Tết năm 1974 khi Trung Cộng tấn công Hoàng Sa thì ông Bảy đang đóng ở Đà Nẵng. Khi đó tinh thần chống ngoại xâm trong đơn vị đã dâng cao, thật sự đi vào lòng mọi người và toàn đơn vị đều tình nguyện hiến dâng cho Hoàng Sa.
Ông Lư Văn Bảy, một con người luôn tâm huyết, đau đáu với vận mệnh của đất nước trước họa ngoại xâm từ Trung Cộng. Đó là lý do rất nhiều bài viết của ông mang sắc thái chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa-Trường Sa và vấn đề cho Trung Cộng khai thác Bô-Xít ở Tây Nguyên.
Ông bắt đầu viết bài và gởi ra hải ngoại từ những năm 2005, 2006. Để che mắt lực lượng công an, ông đã dùng nhiều bút danh khác nhau như Chánh Trung, Hoàng Trung Việt, Hoàng Trung Chánh, hoặc Nguyễn Hoàng. Vào khoảng tháng 8 năm 2007, ông bắt đầu gởi bài trực tiếp đến Ban Biên Tập trang web Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ để nhờ hiệu đính bài vở và phổ biến rộng rãi đến các nơi.
Kể từ đầu năm 2010, ông bắt đầu sử dụng bút danh Trần Bảo Việt và có gởi bài trực tiếp đến một số trang như Đàn Chim Việt, Thông Luận, Đối Thoại, Báo Tổ Quốc,…
Tháng 1 năm 2008, ông bị công an tỉnh Kiên Giang đến tận nhà bắt, thu giữ máy vi tính có chứa nhiều bài viết trong ổ cứng. Tuy nhiên ngay sau đó, ông được thả ra với lời cảnh cáo và cam kết không viết bài nữa.
Tuy nhiên, vì “không thể chịu nổi cảnh ngang trái trong xã hội ngày nay”“không chấp nhận sự uơn hèn của CSVN trước giặt bành trương Trung Cộng”, cho nên chỉ sau một thời gian ngắn ông lại tiếp tục viết nhiều hơn và mạnh hơn. Chỉ riêng từ cuối tháng 10 năm 2010 cho đến trước lúc bị bắt vào 26/03/2011, ông đã viết khoảng 15 bài, tức là khoảng 1 bài trong mỗi tuần!
Trong bài “Lời cuối cho những ai còn tự nhận mình là người Việt Nam”, ông đã nhắn nhủ với lãnh đạo CSVN bằng những lời nhẹ nhàng nhưng rất kiên quyết:
“nếu ngay từ bây giờ mà quý vị sẵn sàng từ bỏ quyền lợi riêng trong vai trò độc tôn lãnh đạo, để chấp nhận con đường dân chủ đa nguyên phù hợp với trào lưu tiến bộ của thế giới, phù hợp với ý nguyện của toàn dân, đây là hành động tự cứu mình và cứu đảng ĐCSVN tiếp tục tồn tại song hành cùng với dân tộc bởi vì, sự bình đẳng giữa các đảng phái trong đó có ĐCSVN để toàn dân tự do chọn lựa người lãnh đạo đất nước”
Tuy dân tộc Việt Nam vẫn phải oằn oại dưới cai trị của cộng sản trên toàn cõi Việt Nam gần 36 năm dài, nhưng ông vẫn tin tưởng rằng “Dân tộc Việt Nam sẽ hồi sinh sau những năm dài đen tối”.
Trong bài “Phong trào Dân chủ Việt Nam: Niềm tin và hy vọng” **, ông đã thể hiện niềm tin sắt đá hơn vào phong trào dân chủ Việt Nam, ngay sau khi cao trào đấu tranh đòi hỏi dân chủ bùng nổ tại các nước Bắc Phi, đưa đến sự sụp đổ đầu tiên của chế độ độc tại tại Tunisia và Ai Cập:
“Cuộc cách mạng thành công của nhân dân Tunisia, Ai Cập, Sudan và đang lan rộng ra các nước Phi châu khác trong thời gian qua sẽ là kết quả đáng theo gương cho sự tranh đấu của nhân dân VN trong thời gian tới.
Chắc chắn phong trào dân chủ VN sẽ là niềm tin và hy vọng, là niềm tự hào cho toàn dân trên con đường xây dựng quê hương đầy đổ nát”.
Chỉ khoảng 10 ngày trước khi bị bắt hôm 26/03/2011, ông đã có bài “Nhận định tình hình và vài thiện ý cho phong trào đấu tranh dân chủ hiện tại” với một số nhận định và đề nghị, mà ông cho rằng “Nếu thực hiện được như thế thì con đường tranh đấu cho nền dân chủ đa nguyên của chúng ta chắc chắn sẽ sớm thành công trong sự ôn hòa và không đổ máu. Hồn thiêng sông núi sẽ không bao giờ quay lưng với con đường chính nghĩa của toàn dân tộc VN chúng ta”.
Tuy luôn trăn trở với những ưu tư buồn phiền về vận mệnh của dân tộc, nhưng ông vẫn luôn nghĩ đến những con người kiên cường, những người tù bất khuất hiện vẫn còn đang bị giam hãm đâu đó trong các nhà tù cộng sản. Ông đã thể hiện tình “huynh đệ chi binh” cũng như tình người đối với thân phận nghiệt ngã của anh Nguyễn Hữu Cầu qua bài “Xin chút tình thương với người tù chính trị xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu” và ông cũng không quên người tù bất khuất Trương Văn Sương qua bài “Trương Văn Sương: niềm tự hào của dân tộc”.
Những bài viết của ông hoàn toàn thể hiện tâm huyết, trăn trở của một con người yêu nước tha thiết. Rõ ràng những bài viết đó là vũ khí, là cái gai khiến chế độ run sợ, phải đem ông ra xử chóng vánh trong một phiên tòa Kangaroo không có luật sư bào chữa. Tuy thân xác đã bước vào nhà tù nhỏ, nhưng ông vẫn đặt Niềm tin và hy vọng vào Phong trào Dân chủ Việt Nam.
Lê Minh
.
4) Phần audio hội luận giữa phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH, Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình VN và chị Lư Thị Thùy Trang.

.
.
.

No comments: