Tuesday, July 21, 2009
VIỆT NAM RỚT TIÊU CHUẨN NHÂN QUYỀN
Việt Nam rớt tiêu chuẩn nhân quyền
Maran Turner, Asia Times
Cymbidium, X-Cafe chuyển ngữ
22.07.2009
http://www.x-cafevn.org/node/1993
Ngày nay, có nhiều thứ để ăn mừng ở Việt Nam như tiến bộ quan trọng về kinh tế, giảm nghèo khó và gia tăng quan hệ thương mại trên khắp thế giới, ngay cả với Hoa Kỳ, kẻ thù địch của Hà Nội trước đó. Thật vậy, Việt Nam vẫn ở trên con đường phát triển kinh tế nhanh mặc dù với sự xuống dốc của kinh tế toàn cầu và quốc gia này đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với những nước láng giềng Đông Nam Á trong việc lôi cuốn đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc.
Trong khi có các cố gắng ngoạn mục này, Việt Nam vẫn chưa tiến triển trên mọi mặt. Mặc dù đang thi hành những cải cách về kinh tế một cách bao quát, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng chuyên chế và dân chúng thường không có những nhân quyền căn bản gồm quyền tự do phát biểu, tín ngưỡng và hội họp. Một trong những trường hợp nổi tiếng liên quan đến Cha Nguyễn văn Lý, một linh mục Công Giáo bị cầm tù cách đây hai năm vì bị cáo buộc là phân phát tài liệu chỉ trích chính phủ giới hạn quyền tự do tín ngưỡng và chính trị.
Sau đó chính phủ đảng cộng sản đã tự hào cho truyền hình trực tiếp phiên tòa xử Cha Lý dài bốn tiếng, mặc dù quá trình xét xử cho thấy rõ ràng vị linh mục này không được luật sư biện hộ pháp lý. Tấm ảnh chụp một công an hai tay đang bịt chặt miệng Cha Lý trong phiên tòa xuất hiện từ trên mạng Internet được xem như là hình ảnh biểu tượng sự đàn áp hiện nay ở Việt Nam.
Linh Mục Nguyễn Văn Lý tại phiên toà
http://i369.photobucket.com/albums/oo135/tntddc/dcnq/921ed65c.jpg
Chưa đầy bốn tháng trước khi Cha Lý bị bắt, vào tháng Hai 2007, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đem Việt Nam ra khỏi danh sách những “Quốc Gia Đáng Quan Ngại” - một nhãn hiệu ngoại giao cho những quốc gia mà chính phủ tiếp tục vi phạm trắng trợn quyền tự do tín ngưỡng.
Sự đổi hướng hòa giải được tạo ra khi Hoa Kỳ và Việt Nam thương lượng với nhau về những mối cải thiện giao thương và đầu tư dưới thời Tổng Thống George W. Bush. Hiện nay ở Washington, nhiều người kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách Quốc Gia Đáng Quan Ngại (CPC) và vài người trong số đó dùng trường hợp của Cha Lý, 63 tuổi, đang bị biệt giam với bản án tám năm tù vì hành động cổ vũ cho dân chủ, một nền tảng chính đáng cho sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ.
Cha Lý rất nổi tiếng trong cộng đống quốc tế như là một lãnh đạo tinh thần trong số những người đang tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Vì những cố gắng đó, ông đã bị ở tù tổng cộng 16 năm. Trước đó, ông bị giam sau khi cung cấp bài viết về việc thiếu tự do tín ngưỡng ở Việt Nam cho Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tín Ngưỡng Quốc Tế.
Dưới áp lực của các chính khách Hoa Kỳ và sau khi Việt Nam bị đặt tên là quốc gia đáng quan ngại, Cha Lý chỉ thụ án bốn năm của bản án 15 năm. Nhưng buồn thay, tự do của ông bị vắn số và sự giam cầm ông hiện nay đang làm phức tạp thêm những mối quan hệ ấm áp từ trước đến giờ với Washington.
Ngay trước ngày mừng lễ Độc Lập ngày 4 tháng Bảy, 37 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gửi lời thỉnh cầu đặc biệt đến Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đề nghị ông thi hành cam kết của chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ luật pháp quốc gia và quốc tế và thả Cha Lý ngay lập tức.
Phản ứng của Hà Nội là cảnh báo qua các cơ quan truyền thông quốc gia rằng mối quan hệ song phương sẽ bị tổn thương nếu chính khách Hoa Kỳ tiếp tục xía vào chuyện nội bộ của Việt Nam và nghe theo “những tường trình sai lầm” từ “những nguồn có thành kiến.”
Nhưng các Thượng Nghị Sĩ lại chỉ ra cho biết thế nào được gọi là “sai lầm trầm trọng” trong vụ xử Cha Lý, những sai lầm vi phạm ngay cả hiến pháp của Việt Nam và quan trọng nhất là Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền và Chính trị, một hiệp ước mà cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều tham gia và nó cho phép mỗi bên quyền đòi hỏi việc tuân thủ luật lệ từ bên kia.
Bức thư đó là một khởi xướng được tổ chức bởi Tự Do Ngay Bây Giờ, một nhóm tranh đấu cho tù nhân chính trị và hai Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback và Barbara Boxer cũng yêu cầu tin tức về sức khỏe và an sinh của Cha Lý. Bức thư của Thượng Viện Hoa Kỳ theo gót một khuyến nghị được chấp thuận bởi Hạ Viện Hoa Kỳ kêu gọi Bộ Ngoại Giao đặt tên quốc gia đáng quan ngại lại cho Việt Nam như Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tín Ngưỡng Quốc Tế đã khuyến cáo.
Nếu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xét rằng cần phải đưa Việt Nam vào trở lại danh sách mới, điều này có thể làm nguy hại rất nhiều cho quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Việc trở lại danh sách quốc gia đáng quan ngại sẽ đòi hỏi Tổng Thống Obama thi hành một số biện pháp kinh tế, những biện pháp này có thể được giới hạn trong cắt giảm trợ giúp tài chính và vay mượn nhưng cũng có thể bao gồm giới hạn thương mại và hợp đồng với chính phủ Việt Nam.
Mặc dù Quốc Hội đang làm căng về yêu cầu xếp loại Việt Nam, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton, hiện đang có mặt trong vùng để tham dự buổi họp Hiệp Hội Các Quốc Gia Vùng Đông Nam Á mà ngoại trưởng Việt Nam cũng sẽ tham dự, vẫn không nghe theo bằng cách bào chữa là chưa có bằng chứng đầy đủ về đàn áp tôn giáo để áp dụng xếp loại Việt Nam vào quốc gia đáng quan ngại lần nữa.
Trong khi đó, Việt Nam đang tăng cường đàn áp ngay cả gần đây đối với những người tranh đấu không phải vì lý do tôn giáo, như tháng trước họ bắt ông Lê công Định, một luật sư nhân quyền nổi tiếng về tội “phân phát tài liệu tuyên truyền chống nhà nước.” Theo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, blogger cổ vũ dân chủ Nguyễn Tiến Trung, một trong những người lãnh đạo của Tập Hợp Thanh Niên Việt Nam Dân Chủ, bị bắt hôm mùng 7 tháng Bảy. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới ước đoán là 11 phóng viên và blogger đang bị cầm tù ở Việt Nam.
Mức độ nặng nề mà chính phủ Việt Nam tiếp tục dùng để đàn áp những người khác chính kiến có thể làm ngạc nhiên những người đang bị mê hoặc bởi những tiến bộ kinh tế gần đây của quốc gia này. Tổng sản phẩm quốc nội đã gia tăng hơn 6 phần trăm mỗi năm trong năm năm qua, có lẽ được phần nào kích động bởi sự tham gia vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới của họ vào tháng Giêng năm 2007. Điều này cho phép những mối liên quan thương mại sâu xa với Hoa Kỳ; từ khi Washington bãi bỏ phong tỏa kinh tế vào năm 1994, thương mại song phương đã gia tăng trung bình 35% mỗi năm với trị giá 15.7 tỉ đô la trong năm ngoái.
Những người cổ vũ cho mối ràng buộc nâng cao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bào chữa rằng quan hệ thương mại và tiến triển kinh tế sẽ đem cải tiến tương xứng đến nhân quyền, tự do công dân và tự do tín ngưỡng. Sau hai năm từ khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và gần ba năm sau khi được Hoa Kỳ mang ra khỏi danh sách quốc gia đáng quan ngại, sự tiến bộ đó đã rõ ràng chưa xẩy ra. Thay vào đó, hiện nay có những dấu hiệu là Việt Nam đang đi thụt lùi với những cam kết duy trì và tôn trọng nhân quyền căn bản.
Hoa Kỳ và Việt Nam đang tiến hành đối thoại chính thức về nhân quyền từ năm 2007 mặc dù không có một cấu trúc theo đúng nghi thức hay khuôn mẫu để đo lường tiến bộ, vì thế cho đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể.
Washington từ xưa đến giờ vẫn cho là họ cương quyết ủng hộ nhân quyền ở Việt Nam mặc dù số lời kêu gọi có giảm đi trong khi thương mại và đầu tư gia tăng. Nếu chính phủ Việt Nam quả thật đang ở ngưỡng cửa của vi phạm nhân quyền trầm trọng thì đem họ trở lại danh sách các quốc gia đáng quan tâm có thể mang sự cấp bách mới đến cho cuộc đối thoại đã bế tắc.
Vietnam failing rights standard
By Maran Turner
Asia Times Online
Jul 22, 2009
http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KG22Ae01.html
WASHINGTON - There is much to celebrate in Vietnam these days, with substantial economic progress, reductions in poverty and deepening trade relationships all over the world, including with Hanoi's former battlefield adversary the United States. Indeed, Vietnam is still on an economic fast track, despite the global economic downturn and is quickly narrowing the gap with its richer Southeast Asian neighbors in attracting foreign direct investment.
While these efforts are impressive, Vietnam is not progressing on all fronts. Despite implementing wide-reaching economic reforms, Vietnam is still a monolithic one-party state and the country's citizens are often denied basic civil liberties, including freedom of expression, religion and association. One of the more prominent cases involves Father Nguyen Van Ly, a Roman Catholic priest who was imprisoned two years ago for allegedly disseminating material that was critical of the government's limitations on religious and political freedom.
Then the communist party-led government proudly televised Father Ly's four-hour trial, even though the proceedings clearly showed that the priest was denied the right to a lawyer and legal defense. The photograph of a security officer firmly covering Father Ly's mouth with two hands during the trial emerged on the Internet as an iconic image of Vietnam's ongoing repression.
Less than four months before Father Ly was arrested in February 2007, the US State Department lifted its designation of Vietnam as a "Country of Particular Concern" (CPC) - a diplomatic label reserved for countries where governments commit ongoing and egregious violations of religious freedom.
The conciliatory shift, made during the George W Bush administration, came as the US and Vietnam negotiated improved trade and investment ties. Now there are many voices in Washington calling for Vietnam to be redesignated as a CPC and several of them point to the case of the 63-year-old Father Ly, who is now in solitary confinement serving an eight-year sentence for his pro-democracy activism, as just cause for a US policy shift.
Father Ly is well known in the international community as an inspirational leader among those struggling for human rights in Vietnam. For his efforts, he has spent a combined 16 years in prison. His prior detention came after he provided written testimony to the US Commission on International Religious Freedom about the lack of religious freedom in Vietnam.
Under pressure from US policymakers and after Vietnam was designated a CPC, Father Ly served only four years of that previous 15-year sentence. But sadly his freedom was only short-lived and his ongoing detention now is complicating what have been warming diplomatic ties with Washington.
Just before the US's July 4 Independence Day celebrations, 37 US senators made a special request to Vietnamese President Nguyen Minh Triet to uphold his government's obligations under domestic and international law and to immediately release Father Ly.
Hanoi's response has been cautionary, saying through the state media that the bilateral relationship would suffer if US policymakers continued to meddle in Vietnam's internal affairs and listened to "flawed reports" from "biased sources".
Yet the US senators pointed to what they characterized as "serious flaws" in Father Ly's trial, flaws that flouted both Vietnam's constitution and just as importantly the International Covenant on Civil and Political Rights, a multilateral treaty to which Vietnam and the United States are both party and gives each the right to expect adherence from the other.
The letter, an initiative organized by the political prisoner advocacy group Freedom Now and Senators Sam Brownback and Barbara Boxer, also requested information about Ly's health and welfare. The US Senate's letter came hot on the heels of the US House of Representatives adoption of a new resolution calling for the State Department to re-designate Vietnam as a CPC, as recommended by the US Commission on International Religious Freedom.
If Vietnam was judged by the US State Department to warrant a new designation, it could damage significantly US-Vietnam trade relations. Re-entering the ranks of US-designated CPCs would require President Barack Obama to take certain economic measures, which could be limited to curbs on financial assistance and loans but could also include limits on trade and contracts with the Vietnamese government.
Despite mounting Congressional calls for Vietnam's redesignation, Secretary of State Hillary Clinton, now in the region to participate in an Association of Southeast Asian Nations meeting where her Vietnamese counterpart will be in attendance, has so far demurred by arguing that there is not sufficient evidence of specific religious persecution to warrant a new CPC designation.
Meanwhile, Vietnam has stepped up its harassment, albeit recently of non-religious activists, including the arrest last month of prominent human-rights lawyer Le Cong Dinh, who was arrested for "distributing propaganda against the state". According to Reporters Sans Frontiers (RSF), pro-democracy blogger Nguyen Tien Trung, one of the leaders of the Association of Young Vietnamese for Democracy, was arrested on July 7. RSF estimates 11 journalists and bloggers are now under detention in Vietnam.
The harshness with which the Vietnamese government continues to squash dissent may surprise those who have been distracted by the country's recent economic progress. Gross domestic product (GDP) has grown by more than 6% each year for the past five years, driven partially by the country's accession to the World Trade Organization (WTO) in January 2007. That's allowed for deepened commercial ties with the US: since Washington lifted its trade embargo in 1994, bilateral trade has increased on average by 35% per year. Last year bilateral trade was worth US$15.7 billion.
It has been argued by proponents of enhanced US-Vietnam ties that enhanced trade relations and economic progress would bring a commensurate improvement in human rights, civil liberties and religious freedoms. Two years since Vietnem joined the WTO and nearly three years after it ceased to be designated by the US as a CPC, that progress clearly has not been forthcoming. Rather, there is growing evidence that Vietnam is backsliding on its stated commitments to uphold and respect basic human rights.
The US and Vietnam have engaged in official human-rights dialogue since 2007, though without a formal structure or measurable benchmarks for progress, and so far without concrete results.
Washington has throughout contended that it has stood firm on human-rights promotion in Vietnam, even if the volume of that call has diminished as trade and investment has increased. A re-designation of Vietnam as a CPC - if the government does indeed meet the threshold for committing severe human-rights violations - may bring new urgency to the stalled dialogue.
Maran Turner is executive director of Freedom Now and serves as pro bono counsel to Father Nguyen Van Ly of Vietnam.
Copyright 2009 Asia Times Online (Holdings) Ltd. All rights reserved.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment