Wednesday, July 15, 2009

NHỮNG CHẾ ĐỘ TOÀN TRỊ - QUỐC XÃ và STALIN - LÀ NHỮNG CHẾ ĐỘ TÀN BẠO NHẤT TRONG LỊCH SỬ


Các nhà khoa học Đức và Nga kêu gọi chính quyền không can thiệp vào việc đánh giá lại lịch sử
Nikita Zholkver
Phạm Minh Ngọc dịch
15/07/2009 1:19 chiều
http://www.talawas.org/?p=7271
Chính quyền ở Moskva phẫn nộ trước Nghị quyết đánh giá chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa Stalin và vai trò của chúng trong việc phát động Chiến tranh Thế giới II của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Trong khi đó các nhà khoa học cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu lịch sử.
Sắp đến hai ngày “kỉ niệm” lớn: Hiệp ước Molotov-Ribbentrov kí ngày 23 tháng 8 năm 1939 và Chiến tranh Thế giới II nổ ra một tuần sau đó.

Nghị quyết của OSCE
OSCE - bất chấp sự phản đối của phái đoàn Nga - đã thông qua nghị quyết, do Litva và Slovenia đệ trình, trong đó nhấn mạnh rằng trong thế kỉ XX các nước châu Âu đã phải sống dưới những chế độ toàn trị - Quốc xã và Stalin - tức là những chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử. Các chế độ này đã phạm những tội ác như: diệt chủng, đàn áp nhân quyền và quyền tự do của con người, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại. Văn bản này thể hiện sự lo lắng sâu sắc trước những động thái nhằm ca ngợi các chế độ toàn trị, nó cũng như khả năng củng cố các chế độ cực đoan. Ngoài ra, OSCE còn quyết định lấy ngày 23 tháng 8 hàng năm làm ngày tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa Stalin.

Phản ứng của Moskva
Các đại biểu Duma quốc gia Nga đã cực lực phê phán Nghị quyết của OSCE. Ông Konstantin Kosachyov, Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại, nói rằng “đây chính là mưu toan viết lại lịch sử Chiến tranh Thế giới II, nhằm đổ trách nhiệm về nguyên nhân, tiến trình và kết quả chiến tranh cho cả nước Đức và nước Liên Xô cũ”. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng Nga còn dẫn lời chỉ trích không kém phần gay gắt của ông Oleg Morozov, Phó chủ tịch Duma quốc gia cũng như của ông Gennady Zyuganov, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga nữa.
Ông Arseny Roginsky, Chủ tịch Hiệp hội Memorial (tổ chức bảo vệ nhân quyền và giáo dục lịch sử) cho rằng phản ứng thái quá của các chính khách có liên quan đến hai vấn đề. Thứ nhất, tự tuyên bố là người thừa kế hợp pháp của Liên Xô, nước Nga không thể đánh giá đúng được di sản của chế độ Xô-viết, nó cố gắng giữ lại những trang lịch sử huy hoàng và tìm cách rũ bỏ phần di sản mà người ta phải xấu hổ khi nhắc tới. Thứ hai, “ở Nga chưa thực hiện việc đánh giá về mặt pháp lí tội ác của chủ nghĩa Stalin”, ông Arseny Roginsky đã nói với hãng Interfax như thế.

Nghị quyết muộn màng
Bà Irina Sherbakova, một nhà sử học thuộc Hiệp hội Memorial, trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Deutsche Welle đã gọi Nghị quyết của OSCE là “công bằng”. Hơn nữa, theo bà đáng ra nghị quyết như thế phải được thông qua từ lâu rồi mới đúng. “Chúng tôi cho rằng Nghị quyết được thông qua quá muộn - muộn hàng chục năm. Dịp ‘kỉ niệm’ chẵn này không thể bỏ qua được”, bà tuyên bố như thế.
Irina Sherbakova cho rằng sẽ là bình thường nếu nước Nga công nhận rằng chế độ Liên Xô đã là chế độ như thế nào trong hàng chục năm trời. “Điều đó sẽ tạo nền tảng cho quá trình thảo luận và cùng nhau làm việc, cùng nhau tưởng niệm - tức là những điều chúng ta đã cùng ước mong ngay từ đầu những năm 1990 và lúc đó tưởng như đã rất gần, nhưng nay, ít nhất là trong vòng mấy năm tới - là điều bất khả thi”, bà nhấn mạnh như thế.

Chính quyền quá “chú ý” đến lịch sử
Tuy nhiên, Irina Sherbakova và các đồng nghiệp của bà quyết định tiếp tục công việc mặc dù những người nghiên cứu độc lập, theo lời bà, phải chịu rất nhiều áp lực và cản trở.
“Khi chính quyền quan tâm quá mức tới lịch sử, lại còn định biến nó thành hệ tư tưởng nữa thì đấy là dấu hiệu bất an của chính quyền - cả về tư tưởng lẫn những lĩnh vực khác. Nó cảm thấy mình không còn đủ tự tin nữa”, Irina Sherbakova tuyên bố.

Kinh nghiệm nước Đức
Ông Bernd Bonwetsch, Giám đốc Viện Sử học Đức ở Moskva, trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Deutsche Welle, nhận xét rằng Nga và Đức có những cách tiếp cận khác nhau với lịch sử của mình. “Nếu xét chính phủ, tổng thống và giới chính khách cao cấp nói chung thì tình hình khác hẳn với nước Đức, khác với những điều các chính khách Đức nói và những điều họ kì vọng”, ông tuyên bố như thế.
Bonwetsch công nhận rằng có những khác biệt căn bản giữa Đức và Liên Xô, mặc dù ở cả hai nước đều có hàng triệu nạn nhân. Ở Liên Xô không có nạn diệt chủng người Do Thái (holocost), Liên Xô cũng không phát động chiến tranh thế giới. Nhưng nhà sử học nhắc nhở rằng Liên Xô cũng sẵn sàng sử dụng vũ lực nhằm giành cho bằng được quyền lợi của mình: đấy là trường hợp Phần Lan và Rumani trong năm 1940.

Chủ nghĩa toàn trị khác nhau

Bà Irina Sherbakova cho rằng Liên Xô và nước Đức dưới trào Hitler là những hệ thống khác nhau. Bà chỉ ra rằng Nghị quyết của OSCE không đặt Hitler và Stalin vào cùng một rọ.
“Trong tài liệu không nói đến sự tương đồng giữa hai chế độ. Chỉ nói rằng đây là những chế độ hoàn toàn không có tự do. Trong các biểu hiện cụ thể, đấy là những chế độ khác nhau, nhưng chúng có một điểm chung: con người và xã hội hoàn toàn không được tự do. Cá nhân gần như không có cơ hội phát biểu một cách tự do ý kiến của mình. Hàng triệu và hàng triệu người đã phải trả giá cho quyền tự do. Không nên đặt dấu bằng giữa hai hệ thống này. Nhiệm vụ của các nhà sử học là suy nghĩ xem vì sao thế kỉ XX lại đem đến cho chúng ta những hình thức cai trị như thế và làm sao để nó không còn lặp lại trong tương lai”, Irina Sherbakova tuyên bố.

Uỷ ban kì lạ
Nhắc đến thái độ đối với quá khứ ở nước Nga, ông Bernd Bonwetsch đặc biệt nhấn mạnh Nghị định của Tổng thống về việc thành lập Uỷ ban chống những hành động xuyên tạc lịch sử
[1]. “Thật là một Uỷ ban kì lạ. Thí dụ, một trong những hậu quả của nó là Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã yêu cầu các viên sử học và ngôn ngữ học tiến hành thống kê và ghi lại những trường hợp xuyên tạc lịch sử, có cả họ tên, địa chỉ và số điện thoại các nhà sử đó nữa”, nhà khoa học người Đức này nói.
Thái độ của các chính khách, chính phủ và Tổng thống Nga đối với lịch sử của mình làm ông cảm thấy lo lắng. Ông kêu gọi mọi người nên có thái độ tự phê bình và các tiếp cận tỉnh táo hơn. ông Bernd Bonwetsch cũng nhắc đến vụ tranh cãi gần đây, khi tác giả của một bài viết trên trang mạng của Bộ Quốc phòng
đổ lỗi cho Ba Lan trong việc gây ra Thế chiến II.Không thể gán cho Ba Lan trách nhiệm tương tự như trách nhiệm của nước Đức của Hitler và nước Liên Xô của Stalin được, hai nước này đã kí hiệp ước thúc đẩy việc mở màn cho Chiến tranh Thế giới II”, Bernd Bonwetsch nói. Ở Đức người ta đã quen với việc là chính phủ không can thiệp vào công việc của các nhà sử học và không chỉ thị họ phải làm thế nào.

Cách tiếp cận mang tính khai sáng đối với lịch sử
Bernd Bonwetsch không khẳng định rằng động cơ của OSCE là hoàn toàn khoa học, có cả động cơ chính trị nữa. Nhưng tỏ ra bực tức và phản ứng là một việc, còn nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu những sai lầm và bi kịch của nó lại là chuyện hoàn toàn khác.
Tôi cho rằng cần phải có một cách tiếp cận mang tính khai sáng hơn đối với lịch sử. Nước Nga đã có một lịch sử cực kì khủng khiếp đối với người dân rồi. Cần phải đơn giản là công nhận rằng chuyện đó đã xảy ra”, Bernd Bonwetsch khẳng định như thế. Ông và bà Irina Sherbakova đều cảm thấy lo lắng khi người ta coi những nhà sử học đang cố gắng nghiên cứu một cách khách quan quá khứ của nước Nga là xuyên tạc lịch sử. “Tôi thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng”, nhà khoa học người Đức này nói.

Nguồn: Dịch từ tiếng Nga:
http://www.dw-world.de/dw/article/0,,4459601,00.html
----------------------------------------------------------------------------------------------

[1] Trước đây Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ làm như thành lập uỷ ban hay ra nghị quyết là có thể đóng đinh được lịch sử lên tường vậy. Nhưng tâm trí thì có vẻ như giống nhau - ND.


Russia scolds OSCE for equating Hitler and Stalin
Sun Jul 5, 2009 8:24am IST
http://in.reuters.com/article/worldNews/idINIndia-40810320090705
MOSCOW (Reuters) - Russian lawmakers threatened the OSCE with "harsh" consequences on Saturday after the European security body's parliamentary arm condemned both Stalinism and fascism for starting World War Two.
Russia's delegates stormed out of the Organisation for Security and Cooperation in Europe's annual parliamentary meeting after members passed the resolution, drafted by a delegate from the host nation Lithuania, a former Soviet satellite.
"This is nothing but an attempt to re-write the history of World War Two," Konstantin Kosachyov, who heads the foreign relations committee of Russia's lower house of parliament, told Interfax news agency.
"The reaction of the parliament to this document will be immediate and it will be harsh."

The resolution called for a day of remembrance for victims of both Stalinism and Nazism to be marked every August 23, the date in 1939 when Nazi Germany and the Soviet Union signed the Molotov-Ribbentrop pact dividing Eastern Europe between their spheres of influence.

Of the 213 delegates present, eight voted against the resolution and four abstained.

An OSCE spokesman noted that unlike its parliamentary branch, the Vienna-headquartered OSCE itself does not pass resolutions and takes decisions by consensus, giving each of its 56 member countries veto power.
Such parliamentary resolutions have little to no effect on OSCE policy, though Friday's was enough to draw Moscow's ire.
Since its brief war with neighbouring Georgia last year, Russia has had a strained relationship with the OSCE, which led a post-war monitoring mission in the conflict zone.
The legacy of Josef Stalin often touches off emotional public debates in Russia, and in May, the Kremlin set up a commission to counter claims from other countries that Russia had not defeated fascism in Europe in the war.

Alexander Kozlovsky, the head of Moscow's delegation to the OSCE, called the resolution an "insulting anti-Russian attack", state-owned RT television reported. The head of the Russian Communist Party, Gennady Zyuganov, told Ekho Moskvy radio that the document was "disgusting" and "shameful".
Millions of Russians, especially of the older generation, revere Stalin for fashioning the Soviet Union into a superpower and defeating Nazi Germany during the Great Patriotic War, as it is known to most Russians.
Last year, Stalin was voted the third greatest Russian in history in a national survey.
President Dmitry Medvedev has launched an official drive to fight versions of history that question Russia's role in defeating fascism.
Russian histories of World War Two still give little attention to the Molotov-Ribbentrop pact, which carved up Poland and the three Baltic States at the outbreak of war.
The Soviet Union joined the allied side in 1941 after it was attacked by Germany.
Kosachyov, a parliamentarian from Prime Minister Vladimir Putin's United Russia party, offered his own history lesson to the Baltic states that supported the resolution. "A large portion of their populations fought alongside the SS with weapons in hand," he said, Interfax reported.
(Additional reporting by Anne Jolis in Brussels)

No comments: