Tuesday, July 21, 2009
NEIL ARMSTRONG NHỚ LẠI CHUYẾN BAY LỊCH SỬ APOLLO 11
Neil Armstrong nhớ lại chuyến bay lịch sử Apollo 11
20/07/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-07-20-voa40.cfm
Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ca ngợi cuộc chạy đua không gian trong những năm 1950, 1960 như là một ví dụ cạnh tranh hòa bình giữa hai đối thủ siêu cường. Phi hành gia Hoa Kỳ Neil Armstrong nói chuyện tại Bảo tàng viện Hàng không Không gian tại Washington trước kỷ niệm 40 năm ngày ông đổ bộ lên mặt trăng trên chuyến bay của phi thuyền Apollo 11.
Thông Tín Viên Michael Bowman của Đài VOA tường trình chi tiết:
Chỉ huy trưởng chuyến bay của phi thuyền Apollo 11, Phi hành gia Neil Armstrong được ghi nhớ mãi mãi là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và nói lên những lời nói bất tử.
Phi hành gia Armstrong nói: “Một bước nhỏ của một người, một bước nhảy vọt vĩ đại của nhân loại.”
Ông Neil Armstrong nói là hiện nay cuộc chạy đua không gian giữa Hoa Kỳ và cựu Liên bang Xô Viết mà kết quả cuối cùng là những chuyến bay của phi thuyền Apollo đã phục vụ cho những mục đích giá trị.
Ông Armstrong nói: “Đây là một cuộc cạnh tranh hoà bình: Hoa Kỳ đối đầu với Liên bang Xô viết. Đây là một cuộc ganh đua cật lực cho phép hai bên vượt lên cao với những mục tiêu về khoa học, học hỏi và khám phá. Cuối cùng cuộc ganh đua cung cấp một cơ chế cho việc hợp tác giữa hai cựu đối thủ. Trong nghĩa đó, cùng với những lý do khác thì đây là một cuộc đầu tư trên tầm mức quốc gia đặc biệt cho cả hai bên.”
Hình ảnh của Armstrong và Edwin 'Buzz' Aldrin, người lái Mô-đun Lunar trên mặt trăng được hơn nửa tỉ khán giả trên trái đất theo dõi một cách thích thú. Cho đến ngày nay, chuyến bay của phi thuyền Apollo vẫn là một trong những thành tựu về công nghệ vĩ đại nhất và được hoan nghênh nhiều nhất.
Tại Bảo tàng viện Hàng không Không gian, Phi hành gia Aldrin kêu gọi khẩn thiết việc làm sống lại chương trình không gian của Hoa Kỳ và cam kết đưa người lên Sao Hỏa.
Phi hành gia Aldrin nói: “Nước Mỹ có còn mơ những giấc mơ vĩ đại hay không? Nước Mỹ có còn tin tưởng vào chính mình hay không? Nước Mỹ có sẵn sàng với những thách đố to lớn ở tầm vóc quốc gia hay không? Tôi kêu gọi thế hệ kế tiếp và những nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta trả lời câu hỏi này là: Vâng, chúng ta có thể làm được.”
Phi hành gia Aldrin có dịp đưa đề nghị của mình lên Tổng Thống Barack Obama vào tối ngày thứ Hai 20 tháng 7 này trong một buổi lễ tại Tòa Bạch Ốc.
Neil Armstrong - Wikipedia, the free encyclopedia
Neil Armstrong Biography - Biography of Neil Armstrong - First Man on the Moon.
Kỷ niệm 40 năm ngày đổ bộ lên Mặt trăng
16/07/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-07-16-voa30.cfm
Cách đây 40 năm, vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, con người đặt chân lên mặt trăng. Biến cố trọng đại này được một tỉ người trên trái đất theo dõi, và ngày này được coi như một mốc điểm đánh dấu một kỷ nguyên mới trong công cuộc thám hiểm không gian. Phi thuyền Apollo 11 được nhiều người coi như là một chiến thắng của công nghệ Hoa Kỳ trong một thế giới đang bị chiến tranh lạnh chi phối. Thông Tín Viên Jessica Berman của Đài VOA tường trình chi tiết.
Ông Armstrong nói: “Một bước nhỏ đối với một người, một bước nhảy vọt vĩ đại cho nhân loại!”Đó là lời tuyên bố của Phi hành gia Neil Armstrong khi đặt chân lên mặt trăng từ tàu đổ bộ ‘Eagle’ của phi thuyền Apollo, và đi vào lịch sử trong tư cách là người đầu tiên bước chân lên măt trăng. Câu phát biểu ngắn gọn của ông đã vang vọng trên khắp thế giới.
Cuộc đổ bộ lên mặt trăng được coi như một đỉnh cao trong chương trình thám hiểm không gian của Hoa Kỳ, mà động lực thúc đẩy là cuộc chạy đua không gian với Liên bang Xô viết kéo dài cả một thập niên.
Mười hai năm trước đó, Liên bang Xô Viết phóng vệ tinh đầu tiên có tên là Sputnik vào quỹ đạo trái đất.
Tiếp theo là phi hành gia Yuri Gagarin bay vào quỹ đạo trái đất với tàu không gian có người lái đầu tiên.
Tổng Thống Hoa Kỳ thời ấy, ông John F. Kennedy, tuyên bố quyết tâm đưa con người lên mặt trăng vào cuối thập niên 1960.
Ông Kennedy nói: “Tôi tin rằng trước khi thập niên này chấm dứt, đất nước này phải cam kết thực hiện mục tiêu đưa một người lên mặt trăng an toàn, và đưa phi hành gia này trở lại mặt đất bình yên.”
Chuyến bay lịch sử của phi thuyền Apollo 11 được thực hiện chỉ vỏn vẹn 8 năm sau lời tuyên bố đó.
Ngày 16 tháng 7 năm 1969, cùng với các phi hành gia Buzz Aldrin và Michael Collins, phi hành gia Armstrong bước vào mô-đun chỉ huy của phi thuyền Apollo 11, đặt trên đầu hỏa tiễn Saturn V (Năm) để chuẩn bị cho chuyến bay lên mặt trăng.
Khoảng 1 triệu người tụ tập chung quanh mũi Canaveral để theo dõi phi thuyền cất cánh.
Phải mất 4 ngày phi thuyền không gian Apollo 11 mới bay vào quỹ đạo mặt trăng.
Từ phía bên kia của mặt trăng ngoài tầm kiểm soát của trạm điều khiển chuyến bay trên mặt đất, tàu đổ bộ Eagle tách ra khỏi mô-đun chỉ huy. Tín hiệu cảnh báo cho các phi hành gia biết là hệ thống hướng dẫn cho thấy là tàu đổ bộ đang ở trên một hố lớn thay vì một địa điểm đổ bộ phẳng lặng được gọi là ‘Biển Yên tĩnh’
Phi hành gia Neil Armstrong điều khiển tàu đổ bộ để đáp xuống mặt trăng. Lúc bấy giờ, tàu đổ bộ chỉ còn đủ nhiên liệu cho đúng 23 giây mà thôi.
“Xin báo cáo cho căn cứ: Tàu Eagle đã đổ bộ lên mặt trăng!”. Đó là lời của Phi hành gia Neil Armstrong.
Sáu tiếng đồng hồ sau đó, ông Armstrong bước xuống bực thang của tàu đổ bộ và mô tả quang cảnh chung quanh.
Ông Armstrong nói: “Nơi này trông giống như một sa mạc ở vùng cao của nước Mỹ. Tuy ở đây có hơi khác nhưng cảnh rất đẹp.”
Nói chuyện trực tiếp với các phi hành gia, Tổng Thống Richard Nixon ca ngợi họ đã hoàn thành sứ mạng.
Ông Nixon nói: “Trong một giây phút vô giá của lịch sử nhân loại, tất cả mọi người trên trái đất đã hợp nhất thành một, trong niềm hãnh diện về những gì mà các bạn đã thực hiện.”
Hơn 20 tiếng đồ hồ sau chuyến đi bộ trên mặt trăng, hai phi hành gia Armstrong và Aldrin cho khởi động tàu đổ bộ ‘Eagle’ và kết nối với phi hành gia Collins trong chuyến bay trở về trái đất.
Các phi hành gia đã được chào đón như là những vị anh hùng.
Kỷ nguyên hiện đại trong cuộc thám hiểm không gian đã bắt đầu với những hứa hẹn sẽ có những chuyến bay lên mặt trăng và xa hơn nữa.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment