EMAIL CỦA GS CARL THAYER VỀ CUỘC ĐIỀU TRẦN CỦA ỦY BAN ĐỐI NGOẠI CỦA THƯỢNG VIỆN MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG
Chau Xuan Nguyen's Site
Jul 16, '09 9:01 PM
http://chauxuannguyen.multiply.com/journal/item/33/33
EMAIL CỦA GS CARL THAYER VỀ CUỘC ĐIỀU TRẦN CỦA ỦY BAN ĐỐI NGOẠI CỦA THƯỢNG VIỆN MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG LÀM TÔI PHẤN KHỞI CHO NHÂN DÂN VN THẾ NÀO VÀ KHINH MIỆT BỌN HÈN MẠT, KHIẾP NHƯỢC CỘNG SẢN VN BAO NHIÊU.
Chào quý độc giả,
Hôm nay, GS Carl Thayer gửi đến tôi bài tường trình và nhận xét của GS về Ủy Ban Đối Ngoại của TV Mỹ về vấn đề Biển Đông. Tôi sẽ dịch email này và có 1 điều tôi muốn nói cho quý vị biết là đối với Tây Âu, chữ bạn là rất quý chứ không hời hợt như VN. Học chung 1 lớp kô hẳn là “bạn”, chỉ là class mate, nhưng chỉ có 1 nhóm nhỏ mới thật sự là “bạn” là bạn thân, là quý trọng. Trg bài này, GS rất vui khi nhận thấy mọi người điều trần đều gọi VN là bạn.
Điều thứ hai tôi muốn nói ở đây là hệ thống chính trị của Mỹ và Úc là tất cả những chính sách quốc gia đều bắt đầu từ những Ủy Ban đặc nhiệm của TV và Hạ Viện (kô phải bù nhìn từ đảng chĩ thị như VN đâu).
Những cuộc điều trần này là Ủy Ban Đặc nhiệm (về nhà Băng, về đối ngoại, về quân sự v.v..) thành lập bởi những Dân Biểu và Nghi Sĩ có kinh nghiệm về những lãnh vực chuyên môn này và họ kêu gọi những chuyên gia trên khắp thế giới (như GS Carl Thayer về quân sự ĐNA và Thái Bình dương v.v..) viết bài và điều trần. Trc khi điều trần phải tuyên thệ nói sự thật. Từ những cuộc điều trần cũa những chuyên gia trên thế giới này rồi những Ủy Ban này mới thu thập kiến thức, kinh nghiệm và đúc kết chính sách cho Chính Phủ đương thời (Policy directions and Recommendations). Từ đó Chính quyền Obama mới thành hình chính sách của Mỹ đối với TQ và Vn về ngoại giao v.v..và những nhà Ngoại Giao, Đại Sứ mỹ thi hành (Policy implementation) chứ ko phải lối làm việc ngược như VN (Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng nói việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước'. Từ đây suy ra tất cả những gì có ý phản đối chủ trương này đều sẽ là "Phản Động" vì dám chống lại 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước'. ) mặc dầu những chuyên gia với 30 năm kinh nghiệm về Bauxite như tôi, viết 5 bài về kinh tế Bauxite, môi trường, vận chuyển v.v..nhưng ý kiến của 1 thằng y tá vẫn là ý kiến quyết định).
Từ bài viết này cho thấy rằng TQ càng hung bạo, Mỹ càng theo phe VN để chống lại bành trướng TQ. Cái ngu của 15 thằng cộng sản là không biết dùng những ý kiến thuận lợi này để bảo vệ giang sơn nhưng lại khiếp nhược, hèn hạ vâng dạ với bọn tàu cộng.
Những ý kiến của Mỹ và Úc là nếu có 1 dàn khoan của Mobil trong vùng tranh chấp thì dàn khoan này có sức mạnh bằng 1 đệ thất hạm đội của Mỹ vì nếu TQ hay bất cứ ai làm tổn thương tài sản và nhân mạng của ng Mỹ thì Mỹ sẽ có chiến tranh, đây là nguyên tắc mà bất cứ quốc gia nào cũng biết (trái lại với ngư dân VN đánh cá trg vùng biển VN !!!).
Trân trọng kính chào độc giả,
Chau Xuan Nguyen
Sau đây là bản dịch của bài của GS Carl Thayer:
Ủy Ban Đặc Nhiệm về Bang Giao Quốc Tế của Nghị Viện Mỹ vừa kết thúc buổi điều trần về sự căng thẳng ở Biển Đông (Tranh chấp về hàng hải và Chủ quyền Đông Á)
Hỏi 1. Thông điệp này cho TQ là gì từ buổi điều trần này ?? Có thay đổi gì về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đ/v vùng Đông Á ???
Trả lời: Sự kiện tàu TQ cản trở tàu USNS Impeccable đã làm sự quan tâm về Biển Đông của CP Obama được nâng cao hơn. TQ sẽ không vui vì những chuyện họ đã khiêu khích Mỹ. Cả 2 ông Trợ Lý Ngoại Giao của Mỹ về Đông Á và Đông Nam Á và Trợ Lý Bộ Quốc Phòng Mỹ đều nêu lên vấn đề là TQ càng ngày càng bành trướng về quân sự và vấn đề tự khẳng định chủ quyền, sẽ làm cho tình hình nóng hơn và trực tiếp đe dọa nền an ninh và hòa bình của khu vực. Vấn đề tân trang về không quân và Hải Quân của TQ ở đảo Hải Nam cũng được đặc biệt lưu ý. Cả 2 vị Trợ Lý này đều nêu lên phản ứng của Mỹ là “cây gậy và cà rốt”. TQ được cảnh báo là Mỷ vẩn được quyền cho tàu bè tự do đi lại trên những vùng kinh tế đặc quyền của TQ và cùng lúc, Mỹ cũng sẵn sàng thương lượng tay đôi với TQ để giải quyết vấn đề này.
Hỏi 2. Viet Nam có được lợi ích gì từ sự thay đổi chính sách này của Mỹ.
Trả lời: VN sẽ có lợi ích trong sự kiện Mỹ hoàn toàn và mạnh mẽ bác bỏ những chủ quyền hàng hải của TQ.
VN sẽ vui khi Mỹ sẽ hành động chống lại việc TQ đe dọa những công ty Mỹ hợp tác hợp pháp với VN trên lãnh vực dầu khí ở Biển Đông. Đặc biệt là Trợ lý Ngoại Giao Mỹ, ông Marciel đã nêu lên 1 sự kiện là TQ đã áp lực những công ty Mỹ hợp tác với VN ở những block mà ngoài những vùng mà TQ nói là hải phận của họ.
Hơn nữa, VN sẽ an toàn hơn khi chính sách của Mỹ là sẽ quan tâm đến Biển Đông và sẽ tạo dựng 1 nền an ninh vững chắc để cân đối với TQ. Cuối cùng, VN sẽ vui khi biết là tất cả những nhân vật điều trần và chuyên gia đều coi VN như là 1 người bạn trong cuộc điều trần với Ủy Ban Ngoại Giao của Hoa Kỳ.
U.S. Senate Foreign Relations Committee Hearings on the South China Sea
Carlyle A. Thayer
July 16, 2009
[client name deleted]
The US Committee on Foreign Relations just ended its hearing about tension on East Sea (Maritime Disputes and Sovereignty Issues in East Asia).
Q1. What is the message of this hearing to China? Any changes in the US's policy on East sea?
ANSWER: Chinese harassment of the USNS Impeccable has resulted in raising the importance of maritime disputes in the South China Sea for the Obama Administration. China will not be pleased with what it has provoked. Both deputy assistant secretaries of State (East Asian and ASEAN Affairs) and defense (South and Southeast Asia) highlighted Chinese assertiveness and growing military capability in the South China Sea as a factor creating friction threatening regional peace and security. China’s air and sea build up at a new base on Hainan island was specially highlighted. Both officials outlined a robust U.S. policy response that comprises both ‘stick and carrot’. China has been left on notice that the U.S. will continue to assert its prerogative to send military vessels into China’s Exclusive Economic Zones. At the same time the United States has opened the door for a settlement of these issues through bilateral dialogue.
Q2. Will Vietnam benefit from these changes if any?
ANSWER: Vietnam will benefit from the strong dismissal of China’s legal basis for its maritime sovereignty claims by U.S. officials.
Vietnam will privately take comfort in the assertion that the United States will act to prevent any further Chinese intimidation of U.S. companies to withdraw from lawful commercial development with Vietnam of energy (oil and gas) resources in the South China Sea. In particular, Deputy Assistant Secretary Marciel specifically highlighted Chinese pressures on U.S. companies working with Vietnam in offshore blocks that he claimed fell outside the area claimed by China.
Further, Vietnam will be reassured by official pledges that the U.S. will remain engaged in the South China Sea and build stronger security relationships with partners as a balance to China. Finally, Vietnam will be pleased that it was referred to as either a friend or partner of the United States in testimony by officials and experts who testified before the Senate Committee on Foreign Relations.
Thayer Consultancy
------------------------------------------
CUỘC TRANH CHẤP LÃNH THỔ-LÃNH HẢI TẠI CHÂU Á
Mỹ sẽ thay đổi ở Biển Đông?
Lê Quỳnh
BBCVietnamese.com
Cập nhật: 12:25 GMT - thứ sáu, 17 tháng 7, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/07/090717_southchinasea_comment.shtml
Buổi điều trần hôm 15/07 trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ được cho là dấu hiệu chứng tỏ sự quan tâm lớn hơn của chính quyền Obama đối với tranh chấp Biển Đông và sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tại phiên điều trần, các chuyên gia được mời đã đề cập tới một loạt các sự kiện xảy ra gần đây, trong có vụ đối đầu giữa tàu của Mỹ và tàu Trung Quốc.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao chuyên trách Đông Nam Á, Đại sứ Mỹ tại khối ASEAN, Scot Marciel, nói Bắc Kinh đã cảnh báo các công ty dầu khí Mỹ và nước ngoài không làm ăn với Việt Nam trong khu vực tranh chấp, nếu không sẽ gặp khó trong việc kinh doanh với Trung Quốc.
Theo ông Marciel, quan điểm nhất quán của Hoa Kỳ là phản đối các động thái đe dọa các công ty Mỹ và đã bày tỏ quan ngại về việc này với Bắc Kinh.
Phó phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Robert Scher, nói Lầu Năm Góc xác định lực lượng của Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Đông Nam Á, xây dựng quan hệ an ninh chặt hơn với các đối tác trong vùng, trong đó có Việt Nam.
Ông Scher cũng nói bộ quốc phòng muốn củng cố cơ chế ngoại giao - quân sự với Trung Quốc để cải thiện liên lạc và giảm nguy cơ hai phía có những tính toán sai lầm.
Ba nhà nghiên cứu từ các trường, viện ở Washington cũng có mặt và cho biết quan điểm của họ, tại buổi điều trần do Thượng nghị sĩ Jim Webb làm chủ tọa.
Để có bình luận về sự kiện này, BBC Việt ngữ đã phỏng vấn Tiến sĩ David Scott, Đại học Brunel, London, tác giả của nhiều cuốn sách và bài viết về Trung Quốc và quan hệ quốc tế ở châu Á.
David Scott: Tôi chú ý phần trình bày của người phát ngôn bộ quốc phòng (Robert Scher) phần nào đó cứng rắn hơn phát ngôn của người của bộ ngoại giao (Scot Marciel). Bàn về việc Mỹ có thể làm gì, người của bộ quốc phòng nói thẳng về sự khẳng định quyền của Mỹ, duy trì sự nổi bật về quân sự trong vùng. Cũng đáng chú ý khi ông ta chỉ ra việc củng cố lực lượng ở căn cứ Guam như một nơi biểu dương sức mạnh trong khu vực.
BBC: Nhưng đã có sự thống nhất về chính sách ở trong chính quyền Obama chưa, thưa ông?
David Scott: Câu hỏi đặt ra là chính quyền Obama sẽ tiếp tục hoặc thay đổi chính sách của chính quyền Bush đến mức nào. Có ba điểm làm tôi chú ý ở chính quyền Obama mà chúng đều có liên quan tới Biển Đông.
- Thứ nhất, sự nhấn mạnh của chính phủ Bush về Iraq đã bị giảm nhẹ. Khi Obama quyết định triệt thoái khỏi Iraq và tập trung vào Afghanistan, phần nào, đó là sự kêu gọi Mỹ quay lại với Châu Á - Thái Bình Dương thay vì Trung Đông. Thực ra diễn tiến này có lẽ đã xảy ra 10 năm trước, nhưng rồi bỗng chốc có vụ 11/09, al-Qaeda chi phối chính quyền Bush. Nhưng nay ở mức độ nhất định, mối đe dọa này đã giảm bớt và sự trỗi dậy của Trung Quốc lại trở thành ưu tiên của Mỹ.
- Thứ hai, ngay sau khi xảy ra vụ va chạm đầu năm ở Biển Đông liên quan tàu Impeccable, chính quyền Obama đã tuyên bố và có vẻ quả thực đã điều động thêm tàu Mỹ ra yểm trợ tại đó. Mỹ chứng tỏ họ không nhượng bộ.
- Thứ ba, đã có thắc mắc liệu cam kết của Bush xây dựng căn cứ tại Guam có được tiếp tục thực hiện hay không. Nhưng hành động đầu tiên mà Hillary Clinton thực hiện trong chuyến thăm Châu Á với tư cách ngoại trưởng là ký thỏa thuận về Guam khi bà thăm Nhật hồi tháng Hai.
Kết hợp tất cả những động thái này, theo tôi, chính quyền Obama có thể sẽ có thái độ mạnh mẽ hơn về Biển Đông so với chính phủ Bush trước đây. Người ta cứ nói Obama đang chủ trương đối thoại (engagement) hơn đối nghịch; dĩ nhiên ông ấy ủng hộ đối thoại. Nhưng khi ta quan sát diễn biến ở Biển Đông, chính quyền Obama có những quyết định cứng cựa, ít nhất là trong ngôn từ.
BBC: Ông hình dung suy nghĩ ở Bắc Kinh về thái độ của Mỹ là như thế nào?
David Scott: Nếu tôi là Trung Quốc, tôi sẽ quan sát rất kỹ mỗi lần quan chức Mỹ thăm Việt Nam, mỗi lần tàu Mỹ cập cảng Việt Nam...Trên giấy tờ, Mỹ tiếp tục giữ vai trò trung lập. Nhưng Trung Quốc sẽ chú ý bất kỳ mối dây liên hệ nào, dù kinh tế hay chính trị, giữa Mỹ và Việt Nam.
Trong mắt Bắc Kinh, Mỹ đang nói nhiều ngôn ngữ. Mỹ nói phải đối thoại với Trung Quốc, nhưng Mỹ cũng theo đuổi những động thái cân bằng sức mạnh trong vùng. Trung Quốc đối diện với chiến lược phòng hờ (hedging) kinh điển: đối thoại với Trung Quốc nhưng đồng thời cũng tăng cường sức mạnh cho Mỹ. Đó không phải là sự kiềm chế công khai và cứng rắn. Vì thế, trên giấy tờ, Mỹ là trung lập, nhưng phần nào đó tôi thấy Mỹ ngả về Việt Nam một phần vì các công ty Mỹ quan tâm chuyện khai thác ở vùng biển do Việt Nam kiểm soát.
BBC: Có vẻ như trong mắt Trung Quốc, trong vấn đề Biển Đông, người này được đồng nghĩa với người kia mất. Tức là không thể xảy ra việc Trung Quốc nhượng bộ?
David Scott: Thật khó trả lời. Một mặt, đây vẫn có thể là trò chơi mà tất cả đều thắng. Bắc Kinh đã đề nghị tạm gác đòi hỏi chủ quyền, hãy cùng nhau khai thác. Nhưng mặt khác, Biển Đông là vấn đề tranh chấp lãnh thổ và với người Trung Quốc, chủ quyền lãnh thổ rất nhạy cảm. Biển Đông phần nào đó giống như Đài Loan: lấy lại cái mà họ xem đã bị mất là vấn đề thể diện cho Trung Quốc.
Kết hợp điều đó với nhu cầu năng lượng, Biển Đông ngày càng quan trọng với Trung Quốc. Vì thế, có dấu hiệu rõ ràng Trung Quốc đang củng cố lực lượng quân sự ở Biển Đông. Cùng lúc, Mỹ cũng hăng hái hơn với Biển Đông. Tôi cho rằng tình hình Biển Đông đang trở nên xấu đi.
BBC: Quan điểm của Mỹ là không để căng thẳng tại đây biến thành đe dọa cho quyền lợi của họ. Theo ông, liệu Trung Quốc có thể đảm bảo cho cả quyền lợi của Trung Quốc và Mỹ? Ví dụ, thuyết phục các công ty dầu khí Mỹ hợp tác với Trung Quốc thay vì các nước khác.
David Scott: Rất thú vị. Nếu Bắc Kinh bảo, quý vị muốn có thỏa thuận trong vùng biển tranh chấp thì hãy giao thiệp với chúng tôi, chúng tôi sẽ cấp phép, ai nấy đều vui vẻ. Chuyện đó có thể làm được, vì những quốc gia như Việt Nam hay Philippines không thể gây áp lực với công ty Mỹ, trong khi Trung Quốc có thể.
Nhưng mặc dù việc cung cấp năng lượng có thể được dàn xếp giữa Bắc Kinh và Washington, quyền lợi chiến lược của Mỹ còn lớn hơn thế. Sự biểu dương sức mạnh của Trung Quốc trên biển, dù có thể đem lại hợp tác kinh tế cho công ty Mỹ, lại sẽ cản trở những tính toán địa chính trị của Mỹ.
---------------------------------------------------
Cảnh báo sức mạnh hải quân Trung Quốc
No comments:
Post a Comment