Sunday, July 19, 2009

GIẢI PHÁP BẢO ĐẠI


Giải pháp Bảo Đại [1]
Trọng Đạt
Đăng ngày 15.07.09
http://danchimviet.com/articles/1285/1/Gii-phap-Bo-i-1/Page1.html
Trong một bài viết về cuộc đời của cựu hoàng Bảo Đại đăng trên báo Trẻ tại Dallas, Texas, số ngày 27-7-2006, "Vua Bảo Đại, The Last Emperor", tác giả Đinh Yên Thảo nhận xét :
"Là vị vua chấp chính gắn liền với một giai đoạn quan trọng của lịch sử Việt Nam, rồi trở thành một cựu hoàng lưu vong tại Pháp, ông là một vị vua không được sử gia, học giả hay giới truyền thông có nhìn nhận ưu ái về các đóng góp của ông cho đất nước Việt Nam"
Thật vậy, nhân cái chết của cựu hoàng ngày 31-7-1997 tại Pháp, một số giáo đường và Hội đoàn hải ngoại có tưởng niệm ông như một vị vua Việt Nam cuối cùng, nhiều báo chí, đài phát thanh đã đề cập tới cuộc đời của ông nhưng tịnh không nghe thấy ai nói tới những thành quả, công trạng của ông trong các giai đoạn làm vua, chấp chính. Trên tờ Văn nghệ Tiền Phong tại Virginia năm 1997, một độc giả lên án Bảo Đại là Việt Gian, năm 1955 ông đã dung dưỡng Bình Xuyên, Ba Cụt, Năm Lửa... phá rối tình hình chính trị miền Nam. Thật vậy, đã một thời kỳ ông bị toàn dân lên án là theo Tây, người ta đã tổ chức những cuộc biểu tình tố cáo ông làm tay sai cho Thực dân, cấu kết với những tổ chức phá hoại đất nước như Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Bình Xuyên, Năm Lửa, Ba Cụt, Nguyễn Văn Vỹ...

Hình : Lễ đăng quang của vua Bảo Ðại. Nguồn: nguyentl.free.fr

Có lẽ vì người ta mải mê lên án Bảo Đại là Việt gian theo Tây mà không ai nhớ tới, hoặc biết tới những đóng góp của ông cho đất nước trong một giai đoạn lịch sử gay go tang tóc vào những năm cuối cùng của thập niên 40 và những năm đầu thập niên 50. Sự thực thì những thành quả ấy phần thì đã lùi vào dĩ vãng từ hơn nửa thế kỷ qua, phần vì ít có người chịu ghi chép lại nên người ta coi như ông không có công trạng gì cho đất nước.
Ông Đoàn Thêm, một vị công chức cao cấp của chính phủ Quốc gia Việt Nam thời đó và sau này dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, đã bỏ công ghi lại những việc từng ngày để giúp cho đời sau tìm hiểu thời cuộc. Ông cũng soạn hai cuốn Những Ngày Chưa Quên, Quyển thượng từ 1939-1954 và Quyển hạ từ 1954-1963 để ghi chép một cách vô tư các biến cố lịch sử theo lối biên niên. Sau khi đã ghi chép những kết quả tốt đẹp của giải pháp Bảo Đại, ông có đôi lời tâm tình như sau.
"Những tài liệu kể trên đã do tôi thâu thập giữa năm 1955, khi những trào lưu phản đối Quốc Trưởng Bảo Đại đương ào ạt lan tràn. Nhiều tờ báo chứa đầy căm hờn với những lời đả kích dữ dội. Vấn đề gạt ông được chính thức đặt ra, ai nấy đều tin rằng ông không thể đứng vững. Riêng tôi thấy ông cũng nên lùi.
Song đối với kẻ đem tâm thành tìm hiểu việc nước thiết nghĩ bình tĩnh nhận xét là điều kiện ưu tiên để tới gần sự thật. Nên tôi đã lặng lẽ kiểm điểm một mình công cuộc của ông và của một lớp người, để tự soi sáng cho tôi. Vì đối với bất cứ nhân vật hay chánh thể nào, tôi không muốn nghĩ ác vì tưởng lầm, hoặc nói ác vì không biết rõ."
Theo những ghi chép vô tư không thiên kiến của ông Đoàn Thêm, chúng ta thấy giải pháp Bảo Đại đã mang lại cho tình hình chính trị, xã hội, kinh tế... nước ta những năm 1948, 49, 50, 51... nhiều thành quả tốt đẹp, Bảo Đại đã là người có công gây dựng chính Phủ Quốc Gia Việt Nam đầu tiên.
Từ 1949 cho tới 1975, nước Việt Nam tự do, dân chủ đã trải qua ba thời kỳ chính quyền lâu dài: Bảo Đại 1949-1954, năm năm; Ngô Đình Diệm 1954-1963; chín năm, Nguyễn Văn Thiệu 1967-1975, tám năm. Chúng ta thấy cả ba chính quyền ấy đều đã có những việc làm tốt đẹp lúc đầu và sau cùng lại bị nhân dân lên án có tội. Bảo Đại có công gây dựng chính thể Quốc Gia Việt Nam đầu tiên nhưng đến 1955 lại bị kết án theo Tây. Ngô Đình Diệm có công thống nhất miền Nam nhưng sau 1-11-1963 lại bị báo chí chửi rủa cả năm trời về đủ thứ tội nào độc tài gia đình trị, đàn áp Phật giáo, thủ tiêu những người đối lập... Nguyễn Văn Thiệu đã ổn định được tình hình chính trị nhiễu nhương, chấm dứt nạn biểu tình tuyệt thực, tích cực chống Cộng Sản xâm lăng nhưng đến cuối trào lại bị lên án tham nhũng thối nát và sai lầm trong di tản chiến thuật đưa miền Nam tới sự sụp đổ tan tành.
Mấy năm sau khi bị lật đổ, ông Diệm đã được nhiều người bênh vực và nhìn nhận ông đã có công xây dựng miền Nam vững mạnh một thời. Nay ông Thiệu cũng đã được người ta bênh vực, họ bảo mất nước là tại Đồng minh tháo chạy chứ không phải tại ông sai lầm. Riêng về ông Bảo Đại là bậc khai quốc công thần, người đã có công gây dựng chính phủ Quốc Gia Việt Nam đầu tiên thì hầu như chẳng thấy ai nói tới. Một phần vì người ta có thành kiến về ông, phần vì ông mất gốc bỏ xứ lưu vong nên ít ai biết tới những thành quả công việc ông đã làm. Mục đích bài này không phải để bênh vực cho ông Bảo Đại mà chỉ là một cái nhìn tổng quát về một giải pháp tốt đẹp trong những bước đầu thành lập một nước Việt Nam Tự Do.

Hình : Hoàng tử Vĩnh Thuỵ. Nguồn: nguyentl.free.fr

Bảo Đại tên Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh 22-10-1913 tại Huế, mất ngày 31-7-1997 tại Paris, con vua Khải Định và bà Từ Cung. Năm 1922 Hoàng Tử được vợ chồng cựu Khâm sứ Charles đưa về Pháp nuôi và cho đi học. Năm 1925 vua Khải Định băng hà, năm sau Hoàng tử Vĩnh Thụy 13 tuổi được đưa về nước lên ngôi kế vị vua cha lấy niên hiệu Bảo Đại, là vua thứ 13 củaTriều Nguyễn rồi lại sang Pháp tiếp tục việc học. Sau khi tốt nghiệp ngành chính trị học năm 1932 ông về nước chính thức lên làm vua. Tháng 3 năm 1933 Bảo Đại làm lễ thành hôn với cô Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà lên làm Nam Phương Hoàng Hậu, bà người miền Nam, theo Thiên chúa giáo và mang quốc tịch Pháp. Du học tại Pháp về, với tinh thần tiến bộ Bảo Đại đã thực hiện được nhiều cải cách như bãi bỏ chế độ cung tần, thứ phi, bỏ tục bắt dân quì lạy, các quan Tây vào chầu không phải xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy, ông cũng cải tổ bộ máy hành chánh.
Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính pháp tại Đông Dương, chỉ trong một đêm chế độ thực dân Pháp hoàn toàn sụp đổ. Đại sứ Nhật yết kiến nhà vua và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Bảo Đại bèn tuyên bố độc lập ngày 10-3-1945 và gia nhập khối Đại Đông Á, nhà vua ra tuyên ngôn độc lập ngày 11-3-1945. Ông mời Giáo sư Trần Trọng Kim làm Thủ Tướng thành lập nội các ngày 17-4-1945, lấy bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước làm quốc ca, lấy cờ vàng quẻ ly gồm hai vạch liền và một gạch gẫy ở giữa làm quốc kỳ.

Hình : Chân dung Vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương và Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long. Đây là vị Hoàng đế, Hoàng hậu và Thái tử cuối cùng của Nguyễn Triều và của Việt Nam. Nguồn: picasaweb.google.com

Ngày 10-8-1945 Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh, Thủ Tướng Trần Trọng Kim xin từ chức ngày 7-8 vì bất lực, chính phủ không có quân đội. Khi ấy tình hình trong nước rất lộn xộn, Khâm Sai đại thần Phan Kế Toại của triều đình tại Hà Nội đã liên lạc với các đảng phái quốc gia để tìm phương cứu nước nhưng Trung ương các đảng ở tận Trung Hoa. Ngày 17-8 nhà vua gửi công văn tới các nhà lãnh tụ Đồng Minh như Truman, Churchill, De Gaule, Tưởng Giới Thạch... để xin họ công nhận nền độc lập của Việt Nam nhưng không có ai trả lời.
Chiều ngày 17-8 tại Hà Nội, Tổng Hội công chức tổ chức biểu tình trước nhà Hát lớn để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi chủ quyền, Việt Minh trà trộn trong đám biểu tình phất cờ đỏ sao vàng cướp chính quyền. Mấy ngày sau tại Huế phong trào Việt Minh bừng bừng nổi dậy, những cận thần, nội các Trần Trọng Kim cũng biến đâu mất vì sợ hãi. Đại sứ Nhật xin yết kiến nhà vua và Thủ tướng Trần Trọng Kim để xin dẹp loạn, tái lập trật tự, giữ ngôi Thiên tử cho Hoàng đế Bảo Đại theo lệnh của Tokyo, ông ta cho biết mặc dù nước Nhật đã đầu hàng Đồng minh nhưng quân đội Nhật vẫn có nhiệm vụ giữ gìn trật tự cho tới khi Đồng Minh vào tiếp thu giải giới, điều đáng tiếc là nhà vua và Thủ tướng đã từ chối sự giúp đỡ của họ.
Ngày 22-8 Việt Minh gửi điện văn vào Huế yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã cướp được chính quyền xin Ngài từ bỏ ngai vàng vì nền độc lập của nước nhà. Các vị triều thần như Thủ Tướng, Tổng Lý Ngự Tiền Văn Phòng cũng khuyên nhà vua thoái vị, phần vì quá sợ hãi Việt Minh đang bành trướng mạnh lại có vũ trang, tháng 6 năm 1945 Hồ chí Minh đã được Mỹ thả dù xuống chiến khu cung cấp cho họ 5 ngàn khẩu súng đủ các loại để chống Nhật. Chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội nên dù muốn chống lại phong trào cũng khó, nhà vua lại là người nhân đức không muốn thấy cảnh nhân dân đổ máu vì nồi da xáo thịt.
Bảo Đại trả lời bức điện văn trên rằng Ngài sẵn sàng thoái vị vì nền độc lập của đất nước. Ngày 23-8-1945 sau khi được tin nhà vua sẵn sàng thoái vị, Việt Minh liền công bố thành phần chính phủ lâm thời do Hồ chí Minh làm Chủ tịch nhà nước. Ngày 25-8-1945, trước cửa Ngọ môn lâu, hàng chục ngàn người bàng hoàng kinh ngạc tụ tập nghe nhà vua đọc bản tuyên ngôn thoái vị. Vua Bảo Đại trao ấn kiếm cho Trần Huy Liệu, đại diện Việt Minh rồi nói Ngài hy sinh ngai vàng, hy sinh tất cả vì hạnh phúc của nhân dân, vì nền độc lập của Việt Nam, sự đoàn kết trong lúc này là sự cần thiết cho tổ quốc, Ngài kết luận thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.
Sau khi nhà vua đã tuyên bố thoái vị rồi họ Hồ mới từ Tân trào về Hà Nội, người ta vẫn chưa biết Hồ chí Minh là ai. Ngày 2-9 -1945 họ Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập trước hàng chục ngàn người tham dự. Ngày 6-9 Pháp theo chân quân Anh đến Sài Gòn giải giới quân Nhật rồi xua quân chiếm Sài Gòn, Vũng Tầu, Gò Công, Vĩnh Long, Cao nguyên Trung phần... Mấy ngày sau gần hai trăm ngàn quân Tầu tràn vào Bắc Việt để giải giới quân Nhật, các đảng phái Quốc Gia, Việt Cách, Nguyễn Hải Thần, Vũ hồng Khanh theo chân quân Tầu về nước, các đảng Quốc gia về trễ, không lôi cuốn được nhân dân.
Quân Tầu đóng lì ra không chịu về, hai phe Quốc gia và Việt Minh phải thành lập chính phủ liên hiệp, Việt Minh nhường cho Quốc gia 70 ghế tại Quốc hội. Pháp đòi đem quân ra Bắc, họ Hồ phải thuận cho Pháp ra Bắc để thay Tầu giải giới Nhật vì sợ Tầu ở lỳ ra, giữa hai tình trạng tồi tệ, họ cho rằng phải chọn cái đỡ tệ hơn. Tháng 3-1946 quân Pháp ở Hải Phòng tiến về Hà Nội, họ cương quyết chiếm lại Đông dương dù phải đổ máu vì còn nhiều quyền lợi như nhà máy, xí nghệp, đồn điền, rừng cao xu, mỏ than, tiệm buôn... mà họ cho là tài sản, mồ hôi nước mắt của mình.
Tháng 7-1946 được Pháp giúp đỡ, Võ nguyên Giáp cho tấn công các lực lượng Quốc gia tại các tỉnh thượng du, họ tàn sát hết cả thương binh tù binh. Pháp giúp Việt Minh tiêu diệt Quốc gia xong bèn trở mặt gây hấn với Việt Minh. Cuối năm 1946 Việt Minh có vào khoảng một trăm ngàn người kể cả du kích, ba chục ngàn quân phía trên vĩ tuyến 16. Về vũ khí mới đầu Việt minh có 5 ngàn khẩu súng do Mỹ giúp từ tháng 6-1945, sau họ mua được nhiều súng lậu của Hoa kiều, của Quốc dân đảng Trung Hoa, từ đầu đến cuối năm 1946, mười ngàn người Nhật ở lại theo Việt Minh đã giúp họ chế tạo được khoảng 10 ngàn súng cá nhân, 30 ngàn lựu đạn, mìn.
Khuya ngày 19-12-1946 Võ Nguyên Giáp cho lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội, Trung đoàn Thủ đô chiến đấu rất anh dũng, sau hai tháng cầm cự, hy sinh hằng ngàn người, Trung đoàn phải rút khỏi Hà Nội.
Năm 1947 Việt Minh yếu thế phải rút vào hậu phương chỉ để du kích ở lại quấy phá.
Tại Hà Đông, Hà Nội dân tản cư đã dần dần trở về thành từ giữa năm 1947. Việt Minh làm ngơ cho dân chúng về tỉnh thành vì nhiều người không chịu nổi cuộc sống lưu vong gian khổ, ở nhờ phiền toái. Trước đây khi phát động toàn quốc kháng chiến họ kết án những ai ở lại là Việt gian, nên nhà nhà đều phải khăn gói ra đi vả lại cũng là để trốn tránh mũi tên hòn đạn của thực dân tàn bạo, trẻ không tha già không thương. Nay họ làm ngơ cho dân về thành cũng là để cho người trà trộn lấy tin tình báo, mua đồ nhu yếu cho hậu phương kháng chiến.
Pháp mở rộng khu vực ảnh hưởng chiếm Trung châu Bắc Việt, Trung Việt, các tỉnh cao nguyên, Nam Bộ. Việt Minh rút dần vào chiến khu chỉ để lại du kích ở đồng bằng. Ở tỉnh thành Pháp bằt đầu chiêu dụ dân chúng, đón tiếp người hồi cư, trả lương cho công chức. Dân tản cư kéo về ngày một đông hơn, dân quê có, dân tỉnh hồi cư cũng có, họ không chịu nổi cuộc sống tản cư gian khổ và cũng không tin tưởng Việt Minh. Các xí nghiệp của Tầu, Pháp, Ấn khai trương trở lại, các cửa hiệu đã đầy những hàng nhập cảng đồng hồ bút máy, vải vóc, sa tanh... xe hơi chưa nhiều nhưng xe đạp mới đã sắp thành dẫy trước các rạp hát, trường học, tiệm ăn tiệm nhảy lại mở của tưng bừng, cuộc sống bắt đầu nhộn nhịp như xưa.
Pháp lập chính phủ Nam kỳ quốc Sài Gòn và Hội Đồng An Dân Hà Nội, Hội Đồng Chấp Chánh ở Huế, họ dùng những người thân Pháp hoặc có quốc tịch Pháp. Người dân không tin chính sách tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh nên đã trốn về thành nhưng họ cũng mâu thuẫn, về thành mà vẫn công kích Pháp.
Chính phủ Pháp triệu hồi D'Argenlieu và cử Bollaert sang làm Cao ủy, chính sách trực trị đã cáo chung, Bollaert tin tưởng thoả mãn nguyện vọng độc lập sẽ tách những người Quốc gia khỏi Cộng Sản trở về với Pháp. Tại Hà Đông ngày 15-5-1947 và ngày 10-9 1947 Bollaert hứa hẹn trên nguyên tắc thừa nhận nền độc lập của Việt Nam trong sự liên kết với Pháp, ông ta tìm một người có uy tín, được toàn dân biết tên tuổi, đứng trên các đảng phái để qui tụ các nhóm địa phương rồi trực tiếp đàm thoại với Pháp, người đó phải ôn hoà thừa nhận quyền lợi của Pháp. Chỉ có cựu hoàng Bảo Đại hội đủ các điều kiện ấy.
Tại thành thị xã hội dần dần ổn định, cuộc sống lại thanh bình như xưa, tâm lý chung người dân gió chiều nào theo chiều ấy, bên nào mạnh là họ theo vì Việt Minh đang yếu thế, Pháp thì mở rộng địa bàn hoạt động.
Sau năm 1945 có khoảng 10 ngàn quân Nhật ở lại theo Việt Minh kháng chiến, họ huấn luyện cho Việt Minh tại Sơn Tây, mùa hè năm 1947 Việt Minh có đủ vũ khí trang bị cho 120 ngàn quân. Người Nhật giúp Việt Minh lập cơ xưởng chế tạo vũ khí tại miền thượng du Bắc Việt. Đến cuối năm 1953 hầu hết những người Nhật theo Việt Minh bị thủ tiêu, họ làm theo yêu cầu của cố vấn Hồng quân Trung Hoa. Mặc dù đầy đủ súng ống nhưng còn rất yếu so với Pháp vì chúng có đủ xe tăng, đại bác. Hồi ấy Việt Minh vẫn mua vũ khí của Trung Hoa Quốc Dân Đảng cũng như nhờ họ giúp đỡ.
Đối với tình hình trong nước lúc ấy Pháp biết không thể chỉ dùng quân sự mà phải phối hợp chính trị, chiến tranh tâm lý để thắng địch. Họ cần một người ôn hòa, đáng tin cậy, thân Pháp và phải thừa nhận quyền lợi của Pháp ở Đông Dương, người ấy sẽ giúp họ chiêu dụ nhân dân. Báo chí ở Ba Lê nhắc đến cựu hoàng Bảo Đại. Mấy tháng sau khi Việt Minh cướp chính quyền, Bảo Đại được mời làm cố vấn cho Hồ Chí Minh, tháng 9-1946 ông được đưa qua Trùng Khánh để tiếp xúc với Tưởng Giới Thạch, sau đó ông bỏ trốn qua Hồng Kông.
Tại Việt Nam báo Hà Nội có tờ đưa ý kiến thỉnh cựu hoàng ở Hồng Kông về lãnh đạo phong trào Quốc gia chống Cộng Sản và thu hồi độc lập, đề nghị này đã được các đảng phái bàn cãi.
Nhiều cuộc biểu tình như tại Hà Nội ngày 1-9-1947 và tại Huế ngày 12-8 -1947 cũng như tại Sài Gòn để ủng hộ việc cử phái đoàn đi mời cựu hoàng về cứu vãn thời cuộc. Nhân dân không tin cả Pháp lẫn Việt Minh, họ cho rằng vì Ngài thoái vị nên mới sảy ra chiến tranh đổ máu, nay Ngài có lấy lại ngôi vị thì cũng xứng đáng thôi. Các đảng phái, đoàn thể cũng bất đồng ý kiến với nhau, có người nói Trần Trọng Kim hiền quá, đảng phái bị Việt Minh đánh tan rã rồi, lãnh tụ không ai chịu ai, chia rẽ nhau...không có ai cao quí hơn Ngài để mọi người tin phục, Ngài theo chính sách dân chủ "dân vi quí".
Nhà vua thoái vị vì ông Khâm sai đại thần sợ quá đánh điện xin Ngài hãy thoái vị để tránh đổ máu, nếu Ngài lấy lại ngôi thì cũng xứng đáng thôi, cựu hoàng được thiện cảm vì ông là thanh niên tiên tiến mới 34 tuổi.
Giải pháp Bảo Đại được nêu ra từ đầu năm 1947 nhưng hơn hai năm sau mới thành sự thật, Pháp thăm dò dư luận khá lâu. Các nhà cách mạng Quốc gia chống Việt Minh lưu vong tại Hồng Kông đề nghị ông Bảo Đại đứng lên lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập bằng ngoại giao, Pháp cũng liên lạc với ông và đề nghị tương tự, Cựu hoàng ghi nhận các ý kiến nhưng vẫn còn dè dặt. Bảo Đại tuyên bố với phái đoàn quốc nội ra Hồng Kông mời Ngài về nước, ông nói tôi vì hạnh phúc của dân mà thoái vị, nay nếu nhân dân lại muốn tôi ra giúp nước và điều đình với Pháp tôi sẽ sẵn sàng nhận để đòi hỏi độc lập thống nhất cho Việt Nam.
Ngày 6-12-1947 Bảo Đại nhận lời mời của Cao uỷ Bollaert và gặp ông tại vịnh Hạ Long để trao đổi nhận xét tình thế rồi lại về Hương Cảng. Cuộc hội kiến để thăm dò lập trường, Cựu hoàng chờ xác nhận của Pháp và nhân sĩ Sài Gòn về chủ quyền Việt Nam và sự sáp nhập miền Nam vào lãnh thổ Quốc gia. Đến ngày 19-12-1947 lại có thêm một phái đoàn nữa của các ông Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hữu sang Hương Cảng thúc dục Ngài về lãnh trọng trách, ông chấp nhận và nói còn phải sang Âu châu vận động, trong khi chờ đợi tạm lập chính quyền Quốc gia để liên lạc với Pháp.
Kế hoạch thành tựu, ngày mồng 5-6-1948 trên một chiến hạm tại vịnh Hạ Long, Bollaert nhân danh chính phủ Pháp long trọng tuyên bố nước Việt Nam độc lập trong Liên hiệp Pháp. Cựu hoàng Bảo Đại xác nhận chính thức việc điều đình với Pháp trên căn bản đó và công nhận một chính phủ lâm thời do Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân điều khiển. Nguyễn Văn Xuân nhậm chức trước mặt vài chục đại diện các xu hướng, các Hội đồng, đoàn thể Trung, Nam, Bắc ông tuyên bố lãnh trách nhiệm theo "thánh ý". Ông kêu gọi quốc dân đoàn kết, cảm ơn quan Thượng sứ, Ngài Bảo Đại rồi hô to "Việt Nam độc lập vạn tuế, Đại Pháp vạn tuế."
Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân quốc tịch Pháp, ban hành qui chế lâm thời ấn định thể chế Việt Nam do Sắc lệnh số 3 số 5, lấy cờ vàng ba vạch đỏ làm Quốc kỳ, bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước làm quốc ca. Thủ Đô đặt tại Sài gòn, nước chia làm ba phần, mỗi phần có Hội đồng địa phương, Chính phủ địa phương do Tổng trấn cai trị, trong Nam Tổng trấn ngang hàng phó thủ tướng, cao hơn bộ trưởng, ngoài Bắc, Trung Tổng trấn ngang hàng Quốc vụ khanh, sau này đổi thành Thủ Hiến.
Phần lớn công việc còn do Pháp nắm giữ, trong Nam từ cuối năm 1945, ngoài Bắc, Trung từ 1947 họ mở lại các công sở cũ như cảnh sát, ngân khố, quan thuế, công chánh... Từ 1948 các cơ quan Quốc gia đã được mở song song với các cơ sở Pháp. Trong giai đoạn đầu chính phủ Quốc gia chưa có quyền, chỉ có tính cách tượng trưng, chỉ lo giúp dân hồi cư, mở trạm cứu thương, trường học, đáng kể là lập toà án, các đoàn cảnh vệ, Trường võ bị Huế, nơi huấn luyện sĩ quan Việt Nam đầu tiên, ông Nguyễn văn Xuân là cái gạch nối giữa Pháp và Bảo Đại.
Cuộc điều đình Việt Pháp gặp nhiều trở lực, các đảng phái cực tả, Xã Hội, Cộng Sản chống giải pháp Bảo Đại, Thực dân lại vận động cho Nam Kỳ tự trị, Quốc Hội nhóm họp ngày 19-8-1948 xét Hiệp định Hạ Long nhưng không đi tới thoả thuận vì bất đồng ý kiến. Chính phủ Pháp thương thuyết với Cựu hoàng mãi tới ngày 21-2-1949 mới hoàn tất dự án thoả ước. Việc sáp nhập Nam kỳ vào lãnh thổ Việt nam phải do Quốc Hội Pháp xác định. Ngày 8-3-1949 tại điện Elysée, Cựu hoàng và Tổng thống Pháp Vincent Aurilole trao đổi văn thư thừa nhận Việt Nam Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp.
Hội đồng Nam Kỳ sau nhiều ngày bàn cãi đi tới biểu quyết ngày 24-4-1949 cho miền Nam qui hoàn lãnh thổ Việt Nam, đến 28-4-1949 biểu quyết đã được Quốc Hội Pháp chuẩn y. Ngày 14-6-1949 Quốc Trưởng Bảo Đại hiệu triệu quốc dân tại toà Đô sảnh Sài Gòn sau khi miền Nam sáp nhập vào lãnh thổ Quốc gia. Ông tóm tắt các thắng lợi đã giành được trong cuộc tranh thủ độc lập thống nhất đất nước và hứa hẹn thúc đẩy sự tiến bộ, Cựu Hoàng kêu gọi nhân dân hãy đồng tâm nhất trí. Người dân cho rằng Pháp trả được phần nào hay phần nấy, nay Ngài đã về y như nhà có nóc.
Chính phủ Bảo Đại chấp chính từ tháng 7-1949 đến đầu năm 1950, kế đó là các chính phủ Nguyễn Phan Long 1950, Trần Văn Hữu 1950-1951. Chế độ không có hiến pháp mà chỉ có hai đạo dụ ngày 1-7-1949 về tổ chức công quyền. Quốc trưởng có quyền lập pháp, ban hành đạo dụ, Thủ tướng được ủy nhiệm do quốc trưởng bổ nhiệm.
Bảo Đại về nước trị vì đã gây được niềm tin tưởng nơi người dân y như nhà có nóc mà núp, có cột mà dựa. Từ đấy dân chúng hồi cư tấp nập về thành thị, riêng tại các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Nội, Sơn Tây. . trong tháng 7-1949 mỗi ngày có vài nghìn người, riêng ngày 30-10 tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây... số người trở về lên tới 35 ngàn người. Quân Pháp lan tràn kiểm soát vùng duyên hải đông dân như Bùi Chu, Phát Diệm ngày 16-10-1949. Công chức kéo về rất nhiều, chính giới Pháp, Việt đã cho giải pháp Bảo Đại đem lại thắng lợi trước cảnh hồi cư đông đúc tại nhiều tỉnh miền Bắc, người dân bỏ già Hồ về với cựu hoàng.
Diện tích vùng thuộc Pháp tại Trung châu tăng lên gấp ba, số ruộng cầy cấy tăng lên nhiều. Gạo xuất cảng từ 59 ngàn tấn năm 1945 tăng lên 379 ngàn tấn năm 1950, nhân công dồi dào, an ninh bảo đảm hơn, các ngành sản xuất than đá, vải sợi, xi măng, đường… đều tiến bộ. Trị giá nhập cảng năm 1946 là 16 tỷ đồng quan Pháp đến năm 1949 tăng lên 73 tỷ đồng. Hàng hoá tràn ngập các cửa tiệm, chợ búa, các ngành sản xuất cũng tiến hẳn lên, lương bổng công tư chức khá cao. Cựu hoàng về nước đem theo nhiều thuận lợi, hàng nhập cảng ngày càng nhiều, vùng chiếm đóng nay là vùng Quốc Gia mở rộng dễ dàng, Việt Minh chỉ đột kích, khủng bố chưa có trận đánh lớn.
Các nước Mỹ, Anh, Úc và nhiều nước trên thế giới tự do thừa nhận chính phủ Quốc gia, tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự đều sáng sủa. Thủ đô chính trị là Sài Gòn, các phái đoàn ngoại giao đều thiết lập ở đó. Mãi tới 21-6-1949 bản văn thoả ước Élysée mới được công bố, xác nhận bản tuyên cáo tại vịnh Hạ Long, thoả ước Élysée thừa nhận Việt Nam độc lập, thống nhất, có chủ quyền ngoại giao, nội trị, có quân đội và tư pháp riêng. Việt Kiều tại Pháp được hưởng những quyền lợi tương đương như của Pháp kiều tại Việt Nam về cư trú, vãng lai, quyền tự do... tuy nhiên có hạn chế:
- Việt nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp nhận hướng dẫn và phối hợp của Pháp, bị thắt buộc về ngoại giao, quân sự kinh tế.
- Việt nam có quyền cử Lãnh sự, Đại sứ ra nước ngoài, tiếp nhận đại diện ngoại giao các nước, ký kết các hiệp ước quốc tế song mỗi trường hợp phải có đồng ý của Pháp. Trong giai đoạn đầu Việt Nam chỉ đặt Đại sứ tại Vatican, Thái Lan, Trung Hoa, Ấn độ… còn các nơi khác, Pháp thay mặt dùm Việt nam!
- Việt Nam có quân đội riêng để tự vệ song phải góp sức bảo vệ Liên Hiệp Pháp, quân đội Liên Hiệp Pháp cũng bảo vệ Việt Nam, sĩ quan huấn luyện là người Pháp, Pháp cung cấp vũ khí. Một uỷ ban quân sự hỗn hợp được thành lập để chuẩn bị kế hoạch phòng thủ chung. Thời chiến, lực lượng Việt nam phải đặt dưới quyền sử dụng của Tư lệnh hành quân Pháp.
- Tiền Việt Nam phải do đồng Phật Lăng bảo đảm.
- Về Kinh tế, tài chánh mọi sự thay đổi luật lệ về tài sản, xí nghiệp Pháp phải có sự thoả thuận của chính phủ Pháp.
- Về văn hoá Việt Nam sẽ tổ chức giáo dục Quốc gia, thừa nhận Pháp ngữ có một ưu vị, Pháp được tự do mở trường, Pháp sẽ mở một Viện đại học theo qui chế chương trình Pháp.
- Về chủ quyền nội trị, Việt Nam sẽ hoàn toàn tự trị, Pháp sẽ trả dần dần, Việt Nam có toàn quyền tư Pháp.
- Pháp không cản trở sự hợp nhất ba kỳ, Pháp từ bỏ các nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng... Miên Lào được xử dụng chung sông MeKong, thương cảng Sài Gòn, Viện đại học, Viện Pasteur... ba nước sẽ ấn định thể lệ hợp tác.
- Trong thời chiến binh quyền do Pháp nắm, nói chung Pháp vẫn có quyền quyết định tối hậu.
Người Pháp biết ngoài Cựu Hoàng không ai đủ tư cách nói chuyện để tìm một giải pháp ôn hoà. Người ta hay chỉ trích cựu hoàng không đòi được độc lập nhiều hơn, thực ra Việt Nam chưa thể độc lập hoàn toàn được, ta chưa có ngoại tệ, quân đội, vẫn cần có quân đội Pháp bảo vệ cho ta chống lại Việt Minh đang lớn mạnh.
Những người Pháp, người Việt thuộc nhóm ôn hoà đặt nhiều hy vọng vào Cựu Hoàng, họ hy vọng ông thu hút các tầng lớp nhân dân và những người Quốc gia trong kháng chiến, tình hình chính trị cuối năm 1949, đầu 1950 sáng sủa hơn trước. Giữa năm 1950 tình hình chuyển hướng, các đảng phái chê Quốc trưởng xa dân không kết hợp được các phe chia rẽ để chống Cộng Sản và đối phó với Tây, Ngài hay dùng những người quá thân Pháp, họ nể Pháp nên khó làm việc.
Thể chế qui định Quốc gia chưa có, chỉ có hai đạo dụ ngày 1-7-1949 về tổ chức công quyền và qui chế công sở. Quốc Trưởng có quyền lập pháp, hành pháp ủy cho Thủ Tướng do Quốc Trưởng bổ nhiệm, Thủ Tướng chịu trách nhiệm trước Quốc Trưởng. Dân chúng chỉ được một số cơ quan đại diện: Hội đồng tư vấn, Hội đồng địa phương, chỉ có quyền hạn chế về hành chánh, tài chánh. Một chính thể như vậy thiếu căn bản pháp lý và trái nguyên tắc dân chủ, một cá nhân nắm toàn quyền lãnh đạo.
Khi hiệu triệu quốc dân tại Toà đô sảnh Sài Gòn, Bảo Đại nói ông tạm mang Đế hiệu để danh chính ngôn thuận, chánh thể sau này sẽ do toàn dân quyết định. Nhà cầm quyền đã xây dựng được nhiều cơ sở mà các chế độ, chính phủ sau này thừa hưởng những thành quả, duy trì hay sửa đổi.
Từ năm 1949 Việt Nam được nhiều cường quốc công nhận, đã được gia nhập 35 Cơ quan Quốc tế với tư cách Hội viên như Y tế Quốc tế, Lao động Quốc tế, Lương nông Quốc tế, Văn hóa Quốc tế Unesco... Hoa kỳ đã đặt Phái bộ viện trợ quân sự từ ngày 6-3-1950, viện trợ thương mại từ tháng 7-1950, đã ký kết hiệp ước tương trợ Việt Mỹ.
Tình hình chiến sự đang lắng dịu bỗng sôi động hẳn lên, cuối năm 1948 Pháp chiếm Hoà Bình, Sơn tây, Việt Trì, Bắc Ninh. Tháng 8 năm 1949 chiếm Phát Diệm, Bùi Chu. Năm 1948 quân số Việt Minh trên toàn quốc khoảng trên 100 ngàn người kể cả du kích, năm 1948 họ đã tổ chức thành trung đoàn và vẫn mua súng của Trung Hoa Quốc Dân đảng.
Cuối tháng 8-1948 Tưởng Giới Thạch mất Mãn Châu, thiệt hại gần nửa triệu quân, ngày 7-10-48 Hồng quân đại thắng ở Hoa Bắc, hai hôm sau Tưởng Giới Thạch xin Mỹ viện trợ để cứu nguy tình thế hiểm nghèo nhưng không được đáp ứng, đầu tháng 12-1948 Tưởng phu nhân bà Tống Mỹ Linh đích thân sang Mỹ cầu viện nhưng họ lờ đi, Mỹ bỏ rơi Trung Hoa không thương tiếc. Trước năm 1948 Việt Minh vẫn nịnh bợ Quốc Dân Đảng Trung Hoa nhưng khi thấy Mao thắng thế họ trở cờ theo Hồng quân. Ngày 18-1-1949 Mao thừa nhận Hồ, ngày 31-1-1949 Hồ cũng thừa nhận Mao, ngày 21-1-49 Trung Cộng vào Bắc Kinh, đầu tháng 10-49 Mao tuyên bố thành lập Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc.
Tại miền Nam năm 1948 Pháp, Cao Đài, Hoà Hảo kiểm soát Nam Bộ nhưng Việt Minh vẫn kiểm soát U Minh, Đồng Tháp Mười. Tại nông thôn ban ngày thuộc Pháp ban đêm Việt Minh kiểm soát. Tình hình chính trị đột nhiên chuyển mình, Việt Minh được Trung Cộng giúp vũ khí đánh bại Pháp tại Cao Bắc Lạng. Đầu năm 1949 Hồng quân chiếm trọn nước Trung Hoa, họ cho 20 sư đoàn đóng dọc theo biên giới Việt Hoa để ngăn chặn Quốc quân chạy qua Việt Nam. Pháp sợ quá nên rút khỏi Cao bằng, Việt Minh biết trước do tình báo Nga nên ra quân tiến đánh Đông Khê để chận đường rút lui, Việt Minh dùng chiến thuật biển người lấy năm đổi một để chiếm được Đông Khê. Đại Tá Charton triệt thoái ba tiểu đoàn khỏi Cao Bằng ngày 29-9-1949 đến đầu tháng 10 thì bị Việt Minh chận đánh tơi bời, ngày 7-10 binh đoàn bị đánh tan rã, Pháp mất trên 7 ngàn quân và nhiều đơn vị tinh nhuệ, 500 quân xa, trên 100 súng cối và 13 đại bác, 10 ngàn súng cá nhân và cộng đồng, đại liên, trung liên. Trận đánh đã làm rung động cả nước Pháp, không ai ngờ Việt Minh bây giờ lại mạnh đến thế. Mặc dù không nằmtrong kế hoạch lui binh nhưng tại Lạng Sơn quân Pháp sợ quá lui binh không kịp tiêu hủy đạn dược săng nhớt để lại hàng nghìn lít săng, quân nhu, quân cụ, 450 quân xa, 13 ngàn súng cá nhân, đại liên... đây là trận đại phục kích, theo Việt Minh Pháp mất 8 ngàn quân, 3 ngàn 500 bị bắt làm tù binh.
Nga Tầu công nhận chính phủ của Hồ Chí Minh và chuyển vận vũ khí ồ ạt giúp họ Hồ, nhiều trại huấn luyện được dựng lên dọc theo biên giới, hàng ngày tầu hoả chở hàng và hàng ngàn xe vận tải chở vũ khí qua biên giới cho Việt Minh, nhờ đó họ đã tổ chức được hơn 40 ngàn quân chính qui, bốn sư đoàn, năm 1947 Việt Minh có trên 100 ngàn quân kể cả du kích, năm 1948 họ thành lập được 32 tiểu đoàn chính qui, nhưng đến năm 1950 tăng vọt lên 127 tiểu đoàn, Hồ Chí Minh ban hành tổng động viên... Cuộc chiến chuyển mình, nay Việt Minh đã trở thành quân tốt cho Cộng Sản quốc tế núp dưới danh nghĩa giành độc lập.
Bỏ Trung Hoa, Mỹ nay phải đương đầu với Trung Cộng một hiểm họa ghê gớm đang đe dọa nền an ninh của Á Châu, của cả Thế giới Tự do nên họ phải nhảy vào vòng chiến. Khi Mao chuyển vũ khí đạn dược ồ ạt giúp Việt Minh, cuối tháng 10-1950 Mỹ vội viện trợ quân sự cho Pháp 300 triệu đô la, hàng không mẫu hạm Mỹ chở tới Sài Gòn 40 máy bay Hellcat cho Pháp. Chúng ta thấy người Mỹ chỉ đổ tiền của, xương máu vào một cuộc chiến tranh nào khi nền an ninh của họ bị trực tiếp hay gián tiếp đe doạ.
Miền Bắc nước ta bỗng trở thành bãi chiến trường cho cuộc chiến tranh giữa Thế Giới Tự do và Cộng Sản Quốc tế do Mỹ và Trung Cộng đứng sau lưng. Cuộc chiến tranh Đông Dương đã được quốc tế hóa, các siêu cường Mỹ, Nga, Tầu mang danh nghĩa giúp Việt Nam giành độc lập nhưng người ta chỉ thấy họ đầu tư vào toàn là bom đạn và các thứ vũ khí giết người. Quân đội Quốc Gia Việt Nam được thành lập cuối năm 1949, lương bổng do chính phủ trả tượng trưng còn lại do Viện trợ Mỹ đài thọ, các công sở Pháp được trao trả dần dần cho Việt Nam, dưới áp lực Mỹ Pháp đã phải trả độc lập từ từ. Năm 1950 khi Việt Minh bắt đầu thành lập được nhiều đơn vị chính qui thì quân số của Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương tăng lên 239 ngàn người mà non nửa là người Pháp, còn lại là Đức, Châu Phi, bản xứ.
Đầu năm 1950 Võ Nguyên Giáp được các cố vấn Hồng quân Trung Hoa dạy cho lối đánh biển người, Giáp đích thân chỉ huy Đại đoàn 308 tháng 2-1950, cho 6 ngàn người tấn công đồn Phố Lu, trong đồn chỉ có150 lính với bốn khẩu đại liên ở lô cốt. Giáp cho pháo kích rồi xung phong đợt này ngã gục đợt khác lại tiến lên, bốn khẩu đại liên bắn như mưa bấc đỏ cả nòng. Trận biển người không đạt được kết quả, mặc dù đã đẩy hằng hà sa số thanh niên vào chỗ chết nhưng vẫn không chiếm được đồn
Sau trận Cao Bắc Lạng Pháp hoảng quá, Thủ Tướng Réné cử tướng năm sao De Lattre de Tassigny đến Đông Dương cuối 1950, tăng thêm 18 ngàn quân xa, 2300 thiết giáp, 230 tầu chiến và giang đĩnh, 500 ngàn súng cá nhân, đại liên, 1 ngàn 500 súng cối, 750 đại bác. De lattre cho xây cất gần một nghìn lô cốt đồn bót kiên cố đương đầu Việt Minh đang thừa thắng sông lên.


Giải pháp Bảo Đại [2]
Trọng Đạt
Đăng ngày 17.07.09
http://danchimviet.com/articles/1294/1/Gii-phap-Bo-i-2/Page1.html
Tháng 2-1951 Hồ Chí Minh bắt đầu chửi Mỹ, người bạn trước đây đã giúp Hồ nhiều khí giới để chống phát xít Nhật nay lại quay ra giúp Pháp, trong số các tay lãnh đạo Việt Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp là hai người tôn sùng Mao và lý thuyết quân sự Mao. Các Đại đoàn 304, 308, 312 đã xâm nhập trung du Bắc Việt, đe dọa Hà Nội, trận chiến leo thang ác liệt, tính đến tháng 11 năm 1950 có 15 ngàn quân Pháp tử trận, Việt Minh bắt đầu đánh lớn, ngày 13-1-1951 họ đánh đồn Bao Chúc gần Vĩnh Yên, chiếm được nhiều cao điểm quanh Vĩnh Yên, khi ấy Hà Nội coi như sắp mất, trận Vĩnh Yên diễn ra dữ dội. De Lattre trưng dụng máy bay lập cầu không vận tiếp tế cho Vĩnh Yên.
Trận này Võ Nguyên Giáp chỉ huy theo chiến thuật biển người thí quân hằng hà sa số. Trận chiến không có cứu thương, hai bên chỉ lo bắn giết, thương binh bị bỏ lại quằn quại trên vũng máu cho tử thần. Giáp huy động sư đoàn 308, 312 hết lớp này đến lớp khác y như sóng người, đại liên Pháp bắn không xuể, hai bên bây giờ trộn trấu, Việt Minh đánh chia cắt 6 ngàn quân Pháp, 24 tiểu đoàn Việt Minh giáp mặt 3 liên đoàn Pháp.
Trận đánh diễn ra thật ác liệt, De Lattre bỗng quyết định táo bạo tàn nhẫn mà không ai ngờ tới, ông cho tập trung 100 phi cơ ném 300 quả bom săng lửa (napalm) xuống giữa trận tuyến thí quân cả hai bên, lửa đỏ rực cả một góc trời, một biển lửa kinh khủng để lại hàng đống xác cháy thui. Trong trận này Việt Minh mất 6 ngàn người, 500 bị bắt làm tù binh, Giáp và cố vấn Tầu cũng không ngờ De Lattre chơi bạo đến thế, đồ tể Giáp lại gặp tên cuồng sát De Lattre. Sau khi đã bổ sung quân số và trang bị lại đầy đủ Giáp dùng các Đại đoàn 308, 312, 316 tấn công Mạo Khê đe dọa Hải Phòng, lực lượng Pháp gồm 400 lính Thổ. Các đợt xung phong biển người của Việt Minh hết lớp này đến lớp khác, mặc dù đã hy sinh mấy ngàn bộ đội nhưng vẫn không chiếm được mục tiêu.
Trận sông Đáy kéo dài trên một phòng tuyến 80 cây số, gần một tháng trời, Đại đoàn 308 đánh Ninh Bình, 304 đánh Phủ Lý, 320 đánh Phát Diệm, trận đánh diễn ra dữ dội, Pháp chết và bị thương gần 1000 người, Việt Minh để lại khoảng 350 xác chết, 200 súng ống đủ các loại.

Hình : Tướng De Lattre và mặt trận Sông Đáy 29-5-51. Nguồn: etablissements.ac-amiens.fr

Trận Yên Cư Hạ diễn ra trên mấy ngọn đồi thuộc miền Nam Bắc Việt đầu tháng 6-1951 Sư đoàn 308 Việt Minh đánh biển người chiếm được hai pháo đài, năm giờ sáng Pháp đến cứu viện, Việt Minh bỏ lại 200 xác chết, các đợt xung phong biển người không hạ được đồn. Toàn bộ chiến dịch bờ sông Đáy Việt Minh tổn thất khoảng 10 ngàn người, phía người Pháp cho biết họ bị thiệt hại bằng một phần tư. Tháng 10-1947, hai tiểu đoàn nhẩy dù Pháp khoảng 1100 người nhẩy xuống Bắc Cạn trúng tổng hành dinh Hồ Chí Minh bắt hụt bộ tổng tham mưu trong gang tấc, nay tháng 6-1951 Pháp lại nhảy dù đột kích chợ Cháy và lại bắt hụt Hồ chí Minh lần nữa.
De Lattre đã đánh bại Võ Nguyên Giáp liên tiếp mấy trận, ông đã cứu Bắc Việt thoát khỏi sụp đổ trước các cuộc tấn công thí quân điên cuồng của Việt Minh. Mặc dù bị thiệt hại nặng nề về quân số, đẩy bao nhiêu thanh niên vào họng súng đại liên mà vẫn không chiếm được mục tiêu nhưng các trận thí quân ấy lại đạt thắng lợi về tâm lý, nó cho thấy quyết tâm đánh thí mạng của Việt Minh tới thắng lợi cuối cùng. Người Pháp bắt đầu run sợ biết rằng từ nay sẽ phải đương đầu với những cuộc xung phong đẫm máu của đối phương. Mặc dù chính phủ và quân đội Quốc Gia đã được thành lập và được nhiều người theo về nhưng quân Pháp quá tàn ác, khi hành quân vào làng chúng cướp bóc, hãm hiếp, đốt nhà, bắn giết dã man... đã đẩy người ta về phía Việt Minh, Pháp thất bại về chính trị nhiều hơn là quân sự.
Đầu năm 1952 tướng năm sao De Lattre chết tại Pháp vì bệnh ung thư, Salan lên thay ông trong chức vụ tư lệnh Đông Dương. Chiến sự ngày càng ác liệt hơn, người Pháp ngày càng ghê sợ, chán ghét cuộc chiến tranh Đông Dương trước một kẻ thù liều lĩnh cố đấm ăn xôi, thí quân kinh khủng.
Nhiều người trách Quốc Trưởng Bảo đại và các vị Thủ tướng đã không tranh đấu đòi độc lập vẹn toàn, chính phủ chỉ là bù nhìn, nhưng thực tế cho thấy muốn đòi độc lập hoàn toàn không phải dễ vì từ 1950 chiến tranh đã leo thang dữ dội. Việt Minh được Trung Cộng viện trợ ồ ạt đã dần dần làm chủ chiến trường, chúng ta vẫn phải dựa vào sự bảo vệ của quân đội Pháp, dù có đòi được độc lập cũng không thể giữ được, Chính phủ Quốc Gia sẽ bị Việt Minh tiêu diệt ngay, người ta chỉ biết chê mà không nhìn nhận sự thật. Quốc trưởng và các nhà cầm quyền đã xây dựng và để lại được cho đời sau nhiều thành quả.
Quân đội Quốc gia được thành lập và phát triển nhanh, năm 1950 mới có 5 tiểu đoàn, năm 1951 tăng lên 26 tiểu đoàn, năm 1953 lên 6 sư đoàn gồm 167 ngàn binh sĩ và 3500 sĩ quan, lương bổng do chính phủ trả tượng trưng một ít còn lại do Mỹ đài thọ. Cấp chỉ huy được đào tạo tại các trường võ bị, trường Võ bị liên quân Đà lạt khai giảng 5-11-1950, trường Quân y thành lập 7-8-1950, trường Không quân thành lập 24-6-1951, trường Hải quân từ 1-1-1952. Các tổ chức quân sự khác cũng được thành lập như Toà án quân sự ngày 22-11-1951, Bộ Tổng Tham Mưu ngày 12-4-1952, nhiều luật lệ quân sự được ban hành: Qui chế Quân đội Dụ số 1 ngày 30-1-1051, Bộ Quân luật Dụ số 8 ngày 14-4-51, Chế độ Quân dịch Dụ số 29 ngày 29-6-1953...

Hình : Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Nguồn: conongviet.com


Tổ chức Tư pháp và các Toà án Việt nam do Dụ số 4 ngày 18-10-1949, Qui chế các thẩm phán, do các Sắc lệnh ngày 1-12-1950, Toà án Hành chánh được thiết lập từ 5-1-1950.
Hành chánh địa phương: Các Hội đồng đô thành, thành phố và thị xã được tổ chức từ 1952.
Các tổ chức chuyên môn hành chánh như Viện thống kê ngày 10-12-1949, Việt Nam thống tấn xã ngày 22-1-1951, Quốc gia kiến ốc cục 15-6-1951, Sổ số kiến thiết Quốc gia 16-8-1951, Sở Du lịch Quốc gia 5-6-1951, Công ty hàng không 30-10-1951, Trường Quốc Gia Hành chánh 7-4-1952.
Giáo dục văn hoá: Trường Đại Học Văn Khoa, Sở Bảo tồn cổ tích ngày 4-1-1950, Trường Cao đẳng sư phạm 16-1-1950.
Kinh tế xã hội. Bộ Luật Lao động ban hành ngày 10-7-1952, Bộ luật cải cách điền địa ngày 4-6-53.
Qui chế nghiệp đoàn 16-11-1952; Qui chế Công chức Quốc gia Dụ số 9 ngày 14-7-1950; Qui chế các Hiệp hội Dụ số 10 ngày 6-8-1950; Qui chế Thể thao thanh niên Sắc lệnh 53 ngày 17-6-1950; Qui chế Hàng hải Dụ số 6 ngày 19-4-1951; Bộ luật thuế trực thu, gián thu Dụ số 4 ngày 13-4-1953….

Từ tháng 7-1949 đến tháng 7-1954 Quốc gia Việt Nam đã có 8 chính phủ và 5 vị Thủ tướng.
Chính phủ Bảo Đại Từ 1-7-1949 đến 22-1-1950, hơn 6 tháng
Chính phủ Nguyễn Phan Long từ 22-1-1950 đến 6-5-1950, hơn 3 tháng
Chính phủ Trần Văn Hữu từ 6-5-1950 đến 21-2-1951, hơn 9 tháng.
Chính phủ Trần Văn Hữu từ 21-2-1951 tới 7-3-1952, hơn 12 tháng
Chính phủ Trần Văn Hữu 7-3-1952 tới 25-6-1952 hơn 3 tháng
Chính phủ Nguyễn Văn Tâm từ 25-6-1952 tới 8-1-1953, hơn 6 tháng
Chính phủ Nguyễn Văn Tâm từ 8-1-1953 tới 11-1-1954, hơn 12 tháng.
Chính phủ Bửu Lộc từ 11-1-1954 tới 7-7-1954, hơn 5 tháng.

Trong khoảng năm năm có quá nhiều chính phủ như vậy bất lợi cho đất nước đang trong tình trạng chiến tranh nghiêm trọng.
Cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng mở rộng ác liệt tại miền Bắc, lực lượng Việt Minh ngày càng hùng hậu vì được Trung Cộng cung cấp vũ khí dồi dào lại thêm một kho nhân lực vô tận, dù bị tử thương nhiều nhưng họ vẫn làm chủ chiến trường. Tướng Salan lên thay De Lattre mất tinh thần đã dự định rút xuống dưới vĩ tuyến thứ 16 bỏ miền Bắc nay đã bị Việt Minh làm ung thối. Người Pháp biết không thể thắng Việt Minh trong cuộc chiến tranh dai dẳng cố đấm ăn xôi này, dân Pháp đa số đều quá chán ghét cuộc chiến tranh Đông Dương và muốn rút lui càng sớm càng tốt vì nó đã gây biết bao tốn kém tiền bạc và thiệt hại nhân mạng. Việt Minh chấp nhận thí quân năm đổi một hoặc mười đổi một để giết cho nhiều người Pháp hòng gây áp lực với phe chống chiến tranh tại Pháp. Ngày 28-5-1953 Tướng Navarre được cử sang làm tư lệnh quân viễn chinh Pháp, mỗi tư lệnh có một kế họach khác nhau.
Navarre nói nhận viện trợ quân sự của Mỹ là mất chủ quyền, người Pháp bi quan nghĩ rằng dù thắng trận cũng mất Đông Dương vì nay chi phí quân sự đa số do Mỹ đài thọ, năm 1950 quân viện của Mỹ cho Pháp là 17% nhưng đến năm 1954 tăng lên tới 75%, tổng số quân Đông Dương gồm 444 ngàn người, lính Pháp và Bắc Phi 125 ngàn, lính bản xứ và Quân Đội Quốc Gia 320 ngàn, không quân có 550 máy bay đủ các loại, hải quân 390 tầu chiến, giang thuyền nhưng chủ lực quân vẫn thua Việt Minh. Giữa năm 1953 chủ lực quân Pháp có khoảng 170 ngàn người nhưng đã bị du kích cầm chân ở trung châu mất 100 ngàn nên thiếu quân di động

Hình : Vua Bảo Đại và Tướng Navarre. Nguồn: historycentral.com

Người Pháp đã chuẩn bị Việt Nam hoá chiến tranh, giao lại chiến trường cho Quân Đội Quốc Gia nhưng trang bị còn yếu kém chưa đủ sức chống lại Việt Minh. Trước tháng 10 năm1953 không ai nghĩ Việt Minh có thể đánh lớn. Navarre không có kinh nghiệm nhiều về chiến tranh Đông Dương, ông đưa kế hoạch trấn đóng Điện Biên Phủ ngăn chận Việt Minh qua Ai lao, cầm chân chủ lực Việt Minh và ngăn chận đường tiếp tế từ Trung Hoa. Điện Biên Phủ là một khu lòng chảo có núi đồi bao quanh cách xa Hà Nội 300 cây số.
Việt Minh buộc phải lâm trận vì nếu không sẽ tuyệt đường sinh lộ, họ chuyển quân ngày đêm đến chuẩn bị cho chiến dịch vĩ đại. Chủ Lực quân Việt Minh gồm khoảng năm Sư đoàn cỡ 60 ngàn người chưa kể du kích và địa phương quân, nhiều vũ khí nặng, 36 khẩu cao xạ, khoảng 100 đại bác và súng cối. Lực lượng Pháp gồm 15 ngàn người đa số là lính nhảy dù, trong số đó 4,500 là lực lượng không tác chiến. De Castries nhử cho Việt Minh xuống lòng chảo để tóm gọn hết. Người Pháp đã phạm một sai lầm trầm trọng là khai quang lòng chảo nên Điện Biên Phủ đã thành miếng mồi ngon cho pháo binh Việt Minh từ trên các ngọn đồi núi xung quanh bắn xuống.
Ngày 13-3-1954 lúc 5 giờ chiều trận tấn công bắt đầu. Trận này Việt Minh dốc toàn lực đánh Pháp để lấy ưu thế tại bàn hội nghị Genève bắt đầu họp từ ngày 26-4. Điện Biên Phủ là cuộc thí quân kinh hoàng nhất. Trận kết thúc lúc một giờ sáng 7-5-54, phía Việt Minh bị tổn thất khoảng 10 ngàn người, có tài liệu nói 20 ngàn người, vào khoảng gấp năm lần Pháp để đổi lấy chiến thắng. Pháp bị tử thương trên 4 ngàn người trong đó hơn một nửa là người Âu còn lại là lính thuộc địa, hơn 8 ngàn người bị bắt làm tù binh, chỉ có một phần ba sống sót khi được trao trả.
Trận Điện Biên Phủ thực ra chỉ là một địa ngục trần gian ghê tởm, một nấm mồ vĩ đại chôn vùi hằng vạn thanh niên yêu nước, Pháp thua vì đã khinh địch, không ngờ hoả lực và nhân lực của Việt Minh mạnh đến thế.
Hai tháng sau khi Điện Biên thất thủ, ông Ngô Đình Diệm được Quốc trưởng bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng thay ông Bửu Lộc. Ông Diệm lên chấp chánh vào ngày 7-7-1954, ở trong Nam ra Hà Nội được người ta tiếp đón trọng thể, ông ra vội vàng, tiếp xúc một ít người rồi lại vào Sài Gòn. Thủ hiến Nguyễn Hữu Trí nói ông Diệm là người đạo gốc, thanh liêm, đức độ, mấy đời thờ nhà Nguyễn.
Ngày 20-7-1954 hai phái đoàn Việt Minh và Pháp đã ký kết hiệp định chia đôi đất nước tại Genève thủ đô của Thụy Sĩ. Cuộc chiến tranh đã khiến cả Pháp lẫn Việt Minh đều thấm mệt và cùng muốn nghỉ tay. Trong 8 năm chiến tranh nước Pháp đã thay 19 chính phủ mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề Đông Dương. Hai bên mệt mỏi đã cùng đến Genève để tìm giải pháp hoà bình. Hội nghị khai mạc từ 26-4-1954 để giải quyết chiến tranh Đông Dương và Triều Tiên.

Hình : Trận Điện Biên Phủ thực ra chỉ là một địa ngục trần gian ghê tởm, một nấm mồ vĩ đại chôn vùi hằng vạn thanh niên yêu nước. Nguồn: historycentral.com

Hai bên Việt Minh và Pháp đã ký kết hiệp định vào ngày 20-7-1954 đình chiến tại Việt, Mên, Lào. Nước Việt Nam được chia đôi từ vĩ tuyến thứ 17, lấy sông Bến Hải làm ranh giới phân chia hai miền Nam Bắc, dân chúng hai bên được quyền di cư vào Nam, ra Bắc theo ý muốn, thời hạn di cư là 300 ngày. Phái đoàn Mỹ và Quốc Gia Việt Nam không ký vào bất cứ văn kiện nào của hiệp định. Việt Minh và Pháp sẽ họp nhau ở Trung Giá để thi hành hiệp định.
Năm 1953 thủ tướng Nguyễn Văn Tâm theo đường lối của Quốc Trưởng lên tiếng đòi đổi qui chế Liên Hiệp Pháp, triệu tập Quốc dân đại hội các tôn giáo Cao Đài, Hoà Hảo, Thiên Chúa Giáo... đòi rút ra khỏi Liên Hiệp Pháp, đòi độc lập, gây căng thẳng tình hình Việt Pháp. Đầu năm 1954 thủ tướng Bửu Lộc lên thay, hồi ấy một phần nhờ Mỹ thúc ép Pháp, sau mấy tháng vận động Thủ tướng đã ký với Pháp hai hiệp ước ngày 4-6-1954 thu hồi độc lập với chủ quyền hoàn toàn, ông đã làm tròn sứ mạng Quốc trưởng giao phó. Chính phủ Bửu Lộc cũng đã phải đương đầu một cách vô vọng với âm mưu quốc tế chia đôi đất nước tại hội nghị Genève. Đến 20-7 thì đất nước bị chia đôi, nền độc lập hoàn toàn từ chỉ vẻn vẹn có 46 ngày.
Chiến tranh đã chấm dứt, quân Pháp tử trận trên 100 ngàn người, khoảng 75 ngàn bị thương, hơn 30 ngàn bị bắt làm tù binh nhưng chỉ có một phần ba sống sót. Việt Minh không công bố số thiệt hại nhưng thường là gấp bốn lần, có tài liệu cho biết độ nửa triệu người, vào khoảng 250 ngàn thường dân chết vì bom đạn. …Tổng cộng gần một triệu người mạng vong trong cơn khói lửa, họ đã chết cho một cuộc chiến tranh vô ích.


Hình : Tướng Pháp Delthei, trái, và ông Tạ Quang Bửu ký hiệp định Geneva tháng 7, 1954. Nguồn: AFP / GETTY IMAGES

Sang năm 1954 Bảo Đại sang Pháp và ở luôn bên ấy, trở về làm Quốc trưởng năm 1948 ông nghĩ rằng có thể đem lại hoà bình, hạnh phúc cho quốc dân, nhưng chiến tranh ngày càng mở rộng, đổ máu quá nhiều nên ông ngao ngán và bỏ bê việc nước rồi sa ngã vào vòng tửu sắc, tứ đổ tường, mọi việc chính sự giao hết cho tân Thủ tướng. Ông Diệm được Bảo Đại trao toàn quyền hành động, là người cương quyết khác hẳn đường lối mềm dẻo như các Thủ tướng tiền nhiệm. Ông Diệm chủ trương thoát ra khỏi Liên Hiệp Pháp để liên kết trực tiếp với Mỹ, khác hẳn đường lối Bảo Đại. Vừa lên chấp chánh, Thủ tướng đã gạt bỏ những người mà Quốc Trưởng tin dùng như các vị Thủ hiến ba kỳ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Trung tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng... Hinh đòi dùng vũ lực lật đổ chính phủ, kết án ông Diệm độc tài, sau Pháp và Bảo Đại phải đưa Hinh về Pháp tháng 11-1954.
Thủ tướng Ngô Đình Diệm được sự thuận lợi may mắn đang không làm chủ một đất nước đã được Pháp trao trả độc lập hoàn toàn trên nguyên tắc, nhưng trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn trước tình trạng sứ quân chia năm xẻ bảy, nào Bình Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo. Trước đây Pháp đã giúp các lực lượng giáo phái võ trang chống Việt Minh, tích cực giúp đỡ Bình Xuyên, một đảng cướp lớn đóng đô tại Sài Gòn Chợ Lớn. Ông Diệm chủ trương quân sự, hành chánh, tài chánh phải thống nhất, sáp nhập các lực lượng võ trang giáo phái vào quân đội Quốc Gia, chấm dứt tình trạng sứ quân.

Videoclip : Vietnam War - Ngo Dinh Diem on Geneva Agreement of 1954
http://www.youtube.com/watch?v=2P46ArjFmbY&eurl

Tháng một năm 1955 Thủ tướng cho lệnh đóng cửa các ổ cờ bạc Đại Thế Giới kim Chung, xóm Bình Khang, nhà chứa Vườn Lài của Bình Xuyên chấm dứt nhiệm vụ của ông Nguyễn Đệ, chánh văn phòng của Quốc Trưởng. Mặc dù chính phủ đã bồi thường cho Bình Xuyên một ngân khoản khổng lồ nhưng Bảy Viễn vô cùng căm giận tìm cách lật đổ Thủ tướng, các giáo phái bắt đầu bất mãn với chính phủ vì ông Diệm không chịu cấp ngân khoản cho họ như dưới thời Pháp thuộc.
Bình Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo liên kết với nhau thành lập Mặt trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia ngày 21-3-1955 gồm các ông Đức Hộ Pháp Phạm Công tắc, các Tướng Trần Văn Soái, Nguyễn Thành Phương, Lê văn Viễn, Lâm Thành Nguyên, Lê Quang Vinh, Trịnh Minh Thế. Mặt trận yêu cầu chính phủ phải cải tổ nội các, ông Diệm rất nản lòng khi thấy tình hình phức tạp, chính phủ của ông như trứng đứng đầu gậy, lúc này chính sự rối bời y như dưới thời Đông Chu Liệt Quốc. Cuối tháng 3-1955 Bình Xuyên được Pháp xúi dục gây hấn bắn vào trại nhẩy dù Trần Hưng Đạo, pháo kích Dinh Độc lập khiến cho ông Diệm suýt chết vì một trái nổ ngay trong phòng làm việc.
Khi Thủ tướng gạt bỏ những người đã được Quốc Trưởng tin dùng, Quốc trưởng bèn chế ngự đòi mở rộng chính phủ vì lý do đại đoàn kết, Thủ tướng lại muốn sáp nhập các lực lượng riêng, đảng phái vào Quân đội Quốc Gia. Từ 1955 không khí ngày càng căng thẳng, cái hố ngăn cách giữa Quốc trưởng và Thủ tướng ngày càng sâu, cuộc sung đột bắt đầu bằng tuyên bố, thông điệp, điện văn giữa hai nhà lãnh đạo, các phe liên hệ ùa theo. Bảo Đại bênh vực Bảy Viễn vì cùng trong phe nhóm của thực dân nhất là Viễn lại cung cấp tiền tài cho ông ăn chơi, cờ bạc.
Trong khi Bình Xuyên đang gây hấn, chiến sự sắp bùng nổ thì Quốc Trưởng triệu hồi Thủ Tướng về Pháp để cất chức ông. Ngô Đình Diệm bèn triệu tập hội nghị các nhân sĩ và chính đảng gồm mười tám chính đảng và mấy chục nhân sĩ để tham khảo ý kiến. Các đảng phái, nhân sĩ đều nhiệt liệt ủng hộ Thủ tướng, ba tổ chức lớn nhất là Dân Xã thuộc Hoà Hảo, do Nguyễn Bảo Toàn làm bí thư, Việt Nam Phục Quốc Hội thuộc Cao Đài do Hồ Hán Sơn làm đại diện và Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến của Trịnh Minh Thế, họ thành lập Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng, Hội nghị đòi truất phế Bảo Đại, ai nấy vô cùng bất mãn trước quyết định của ông vua vong bản này.
Mặc dù Thủ Tướng bị Bình Xuyên và các giáo phái gây hấn, bị Quốc Trưởng áp lực và Pháp giật giây đàn em tay sai, nhưng ông Diệm cũng rất may lại được các đảng phái Quốc Gia yêu nước hết sức ủng hộ, yểm trợ tinh thần và sức mạnh. Giữa tháng 2-1955 Thiếu tướng Trịnh Minh Thế đem 8 ngàn quân, và cuối tháng 3-1955 trung tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương đem 5 ngàn quân về hợp tác với chính phủ. Ngoài ra ông Diệm còn được người Mỹ ngầm ủng hộ nên Pháp không dám ra tay mặc dù quân Pháp vẫn còn đóng đầy ra tại Sài Gòn. Tình hình ngày càng rối ren, Pháp cương quyết thanh toán Ngô Đình Diệm cho dù ông từ chức Thủ Tướng. Tứ bề thọ địch, bị dồn vào thế cưỡi cọp nên ông Diệm phải liều mạng đánh tới cùng. Khi chiến tranh sắp xảy ra, Pháp kéo 30 ngàn quân và mấy trăm xe thiết giáp vào Sài Gòn nói là để bảo vệ kiều dân nhưng thực ra để hậu thuẫn cho Bảy Viễn.
Ngày 26-4-1955 ông Diệm cách chức Lai Văn Sang, Tổng giám đốc cảnh sát, người của Bình Xuyên và cử Đại Tá Nguyễn ngọc Lễ lên thay, Sang không chịu xuống, Nguyễn Ngọc Lễ phải sang Đa Kao lập trụ sở mới. Ngày 28-4-1955 súng nổ đạn bay giữa Sài Gòn Chợ Lớn, Đại tá Đỗ Cao Trí tư lệnh Nhảy Dù bèn hạ lệnh tấn công, lực lượng Bình Xuyên toàn bộ có 5 tiểu đoàn Công an xung phong nhưng chỉ toàn là bọn đầu trộm đuôi cướp không biết trận mạc bao giờ, thấy súng nổ thì chạy như vịt ngay. Trước khi tháo chạy về Gò Công, chúng pháo kích khu Nancy Chợ quán, hằng ngàn nhà bị cháy, 500 người chết.
Mấy tháng sau Thủ Tướng cử Đại tá Dương Văn Đức mở chiến dịch Đinh tiên Hoàng đánh Năm Lửa, Ba Cụt... thống nhất miền Nam. Khi Bình Xuyên gây chiến dữ dội, Bảo Đại triệu hồi ông Diệm sang Pháp để cách chức, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đưa ra quyết nghị truất phế Bảo Đại, giải tán chính phủ Ngô Đình Diệm và ủy cho ông Diệm thành lập chính phủ cách mạng lâm thời, tổ chức Tổng tuyển cử, thành lập chế độ Cộng Hoà. Ngày 18-10-1955 ông Bảo Đại từ thành phố Cannes bên Pháp ra sắc lệnh châm dứt nhiệm vụ ông Diệm nhưng văn kiện đã chẳng được ai chú ý.
Ông Diệm sẵn uy tín đã có bèn cho báo chí sửa soạn dư luận, chửi rủa Bảo Đại bán nước theo Tây... rồi cho tổ chức Trưng Cầu Dân Ý ngày 23-10-1955 truất phế Bảo Đại lên làm Tổng Thống, tuyên bố thành lập nền Cộng Hoà tuy chưa có Hiến Pháp. Mặc dù ông Diệm đắc cử với số phiếu tối đa 96% nhưng nói về nguyên tắc dân chủ cuộc Trưng cầu dân ý chưa đủ để đưa ông Diệm lên làm Tổng thống mà phải qua một cuộc Tổng tuyển cử nhưng phần vì người dân hồi ấy chưa có ý thức nhiều về Dân chủ, Cộng hoà, phần vì thấy ông Diệm là người yêu nước nên họ cũng không có biểu hiện gì chống đối. Ông Diệm được Bảo Đại trao toàn quyền được khoảng mười tháng từ ngày 7-7-1954 đến cuối tháng 4-1955 thì sự bất đồng ý kiến giữa hai nhà lãnh đạo đã đến chỗ gay go và cuối cùng đưa tới cuộc chiến một mất một còn sau hơn một năm trao quyền.
Bảo Đại đã phạm vào nhiều sai lầm, ông dựa vào Thực dân Pháp trong khi Pháp đã hết thời, năm 1954 có tới 75% chi phí quân sự là của Mỹ. Pháp đã trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam từ ngày 4-6-1954 rồi ký Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 để rút quân đâu còn quyền hành gì để hậu thuẫn cho Bảo Đại. Ông Diệm đã chủ trương thoát ra khỏi Liên Hiệp Pháp, hất cẳng thực dân để đi với Mỹ, đã được Mỹ đứng sau lưng nên cái thế thua, được đã quá rõ ràng. Vả lại Bảo Đại đã hoàn toàn mất lòng dân, bị các đảng phái Quốc gia chống đối, ông đã đi ngược lại quyền lợi của Quốc Gia dân tộc, làm tay sai cho Pháp cấu kết với những tổ chức phá hoại đất nước như Nguyễn Văn Hinh, Bình Xuyên, Năm Lửa, Ba Cụt... Bảo Đại bênh vực Bảy Viễn vì hắn cung cấp tiền bạc cho ông , từ bao lâu nay người ta đã quá chán ghét bọn thực dân và thù ghét tên tướng cướp đại gian đại ác này.
Sách Mạnh Tử nói "Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hoà", thầy Mạnh giảng nghĩa: Kẻ địch lân bang cất quân sang đánh nước ta thì chúng có Thiên thời, ta có núi non hiểm trở, thành lũy cao, hào sâu là ta có địa lợi, ta có hào sâu, lũy cao nhưng quân sĩ thấy kẻ địch tới bèn quăng gươm giáo chạy là vì ta không có nhân hoà tức không được lòng người. Cách đây hai ngàn năm trăm năm người ta đã đặt lòng dân lên hàng đầu, làm chính trị mà thất nhân tâm thì vạn sự bất thành.

Chế độ quân chủ hoàn toàn chấm dứt, một trang sử mới được dở qua, Miền Nam đã chuyển qua chế độ Cộng Hoà. Ông Đoàn Thêm có nhận định về sự kết thúc ấy như sau.
"Nên cuộc Trưng cầu dân ý, dù có hay không, ngay thẳng hay lắt léo, cũng không thể nào đảo ngược hộ ông một thế cờ đã bí.
Năm 1948, ông là hiện thân của một sự tất yếu lịch sử (une nécessité historique). Song cũng như mọi con người của mọi thời cuộc, ông không thể tồn tại khi xứ sở chuyển sang giai đoạn khác: rồi đến lượt người sau cũng vậy."

Có người nói việc truất phế Bảo Đại không phải do ông Diệm mà tại Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đề ra, ông Diệm vẫn còn trung thành với nhà Nguyễn, gia đình ông Diệm đã ba đời thờ nhà Nguyễn. Người thì bảo việc truất phế Bảo Đại không phải do ông Diệm mà do người Mỹ, nay nhiều hồ sơ bí mật đã được giải mã, việc truất phế là một việc tiền định chứ không phải tại ông Diệm. Những lời biện minh bênh vực trên thực ra không cần thiết vì việc truất phế cũng là một tất yếu lịch sử như việc đưa Ngài về trị vì năm 1948, nay Bảo Đại đã theo Tây, đi đôi với tên tướng cướp thì không còn xứng đáng được coi là Quốc trưởng
Ông Bảo Đại đã biết lập trường ông Diệm khác với lập trường của mình, Bảo Đại thân Tây, ông Diệm chủ trương thoát ra khỏi Liên Hiệp Pháp để đi thẳng với Mỹ, nhưng vẫn trao toàn quyền cho ông Diệm tháng 7-1954 vì nghĩ rằng dù bất đồng chính kiến nhưng ông Diệm không dám truất phế cựu hoàng. Người Mỹ đã soăn soe muốn trực tiếp viện trợ cho Quốc Gia Việt Nam từ mấy năm trước nhưng vì hồi ấy địa vị Pháp còn mạnh nên Mỹ chưa xen vô được, nay Pháp đã hết thời, lịch sử đã chuyển sang một giai đoạn khác.
Trên thực tế không phải tất cả những hồ sơ giải mật đều đúng sự thật. Việc truất phế Bảo Đại một phần do quần chúng, các đảng phái, một phần do người Mỹ và nhất là ông Diệm đã ngầm chủ trương từ đầu, ngay sau khi lên chấp chánh ông đã dần dần loại bỏ những người Quốc trưởng tin dùng để đưa đám thân cận thay vào. Nhìn lại các biến cố lịch sử cận đại ta sẽ thấy rằng người Mỹ chỉ lật đổ được một chế độ khi họ đã được người dân ủng hộ, như việc họ truất phế được Bảo Đại 1955 và lật đổ được ông Diệm 1963 khi cả hai chế độ đã đi tới chỗ mất lòng dân, thối nát. Một mình người Mỹ không thể đảo ngược lịch sử, họ luôn luôn ném đá dấu tay, dựa vào quần chúng, họ chờ cho cả hai chế độ đi tới chỗ thật suy bại rồi mới ra tay lật đổ.
Sự việc truất phế Bảo Đại như đã trình bày thể hiện ý muốn toàn dân, ý dân là ý trời nhưng nhiều người cũng chê bai ông Diệm đã cho báo chí chửi bới Bảo Đại thậm tệ, Thiếu tướng Hoàng Lạc trong cuốn Những Sự Thật Chưa Hề Được Nhắc Tới cho rằng ông Diệm đã cho báo chí bôi nhọ Bảo Đại một cách bỉ ổi, chúng tôi còn nhớ báo đăng một bức hí hoạ vẽ bà Nam Phương Hoàng Hậu khóc với Bảo Đại bằng mấy câu nham nhở.
"Đêm bao nhiêu gái cũng vừa.
Vì nghe lời Thực lên cơ hội này"
Một bức khác vẽ hình ông Bảo Đại mặc quần lót ôm một bà đầm ăn mặc hở hang với một câu mỉa mai.
"Dân vi quí hay dâm vi quí"
Người ta còn làm văn tế sống Bảo Đại câu trên câu dưới đối nhau chan chát như.
"Nhớ người xưa Thụy chính là tên, Nguyễn kia là họMặt lợn tai dơi, mình người bụng bọ
.......
Dưới váy con đĩ cô hầu có nhìn đâu buổi thế giới phân hai,
Vùi đầu đám bạc, quân bài có biết đâu khi quốc gia xẻ nửa.
Mặt lợn ỉ u mê quá xá mặc thây tổ quốc nguy nan,
Quân mèo đường lêu lổng chốn cùng chối kệ giang sơn nghiêng ngửa
.......

Ông Bảo Đại ăn chơi bỏ bê việc nước tuy nhiên có một số cá tính khác biệt với các chính trị gia sau này, trước hết ông là người nhân đức, không phải là một chính trị gia cần phải cương quyết đôi khi phải cứng rắn, biết là không làm được nên đã giao toàn quyền cho ông Diệm. Để tránh đổ máu cho nhân dân nên ông đã thoái vị năm 1945, năm 1955 ông ngăn cản Thủ tướng Ngô đình Diệm dùng vũ lực để thống nhất Miền Nam một phần cũng vì muốn tránh đổ máu cho nhân dân. Từ thời còn ngồi trên ngai vàng trước 1945 và sau này trở về làm Quốc trưởng 1948 chưa bao giờ nghe nói ông cho lệnh đàn áp, bắt bớ, tra tấn, giết hại ai như các chính phủ sau này. Bảo Đại không tham quyền cố vị, khi cần hy sinh sẵn sàng từ bỏ địa vị không như các chính quyền kế vị ông khi bị nhân dân chống đối biểu tình đầy đường đầy chợ vẫn cứ ngồi lì ra không chịu xuống. Ông không đưa người trong Hoàng Tộc, anh em thân thuộc vào trong chính quyền.
Năm 1955 ông Bảo Đại bị coi như theo Tây, vong bản.... đó là điều không ai phủ nhận, con người làm lên lịch sử đã có sự mâu thuẫn, nếu ngược dòng thời gian sáu năm về trước chúng ta sẽ thấy Giải pháp Bảo Đại là một tất yếu lịch sử đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho chính thể Quốc Gia. Như đã trình bày ở trên Bảo Đại là người đầu tiên gây dựng lên chính quyền Quốc Gia Việt Nam có thể coi như một vị khai quốc công thần. Các vị Thủ tướng chính phủ Quốc Gia Việt Nam cũng đã có công tranh đấu cho nền độc lập bằng ngoại giao với Pháp như đã trình bầy ở trên nhưng sau này, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà tất cả đều bị coi là tay sai thực dân, bán nước vì thói thường dậu đổ bìm bìm leo, được làm vua, thua làm giặc.
Ông Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà, ông Diệm được coi như có công thống nhất Miền Nam, dẹp được loạn sứ quân, giữ vững được Miền Nam cuối thập niên 50. Chế độ đã thực hiện được nhiều việc tốt đẹp trong những năm đầu nhưng rồi cũng lại đi vào vết xe đổ của ông Bảo Đại, thối nát mất lòng dân và cuối cùng sụp đổ tan tành, thê thảm. (Kết)
© Đàn Chim Việt Online
---------------------------------------

Tài Liệu Tham Khảo :

Trần Trọng Kim: Một Cơn Gió Bụi
Hoàng Văn Chí: Từ Thực Dân Đến Cộng Sản. Chân Trời Mới, 1965.
Cao Thế Dung: Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa, Alpha 1991.
Đoàn Thêm: Những Ngày Chưa Quên, Quyển Thượng (1939-1954), Quyển Hạ(1954-1963), Xuân Thu 2000.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Nam Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới, Texas 1990.
Lâm Lễ Trinh: Về Nguồn, Thuỷ Hoa Trang, 2006.
Phan Thứ Lang: Bảo Đại, Vị Vua Triều Nguyễn Cuối Cùng, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, 1999.
Vũ Ngự Chiêu: Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945, Đế Quốc Việt Nam 3-8-1945, Văn Hoá 1996
Henri Navarre: L'Agonie de l'Indochine.
Stanley Karnow: A Viet Nam History, Penguin Books, 1990.
The World Almanac Of The VietNam War: Bison Book, 1985.
Ellen J. Hammer: The struggle for Indochina, 1940-1955, Viet Nam And The French Experience.
Philippe Devillers & Jean Lacouture: End Of A War, Indochina 1954. Federick A Praeger publisher, New York, Washington, London, 1969.
Đinh Yên Thảo: Vua Bảo Đại, The Last Emperor, Trẻ, Dallas ngày 27-7-2005.
Lâm Lễ Trinh: Truất Phế Bảo Đại Và Khai Sinh Nền Đệ Nhất Cộng Hoà, Người Việt-Dallas, Ngày 21-10-2005.
Nguyễn Lý Tưởng : Từ Nô Lệ Thực Dân Đến Nô Lệ Cộng Sản, Người Việt, Cali, Giai Phẩm Xuân 2005.
Trần Đông Phong: Đối Lập Chính Trị Dưới Thời Ngô Đình Diệm, Vụ Thủ Tiêu Ông Nguyễn Bảo Toàn, Thời Luận, Giai Phẩm Xuân 2005.
Tạ Quốc Tuấn: Nhật Bản Chiếm Đóng Việt Nam, Người Việt Dallas ngày 11-3-2005.
Tạ Quốc Tuấn: Nhật Bản Đảo Chính Pháp Ở Việt Nam, Người Việt Dallas ngày 25-3-2005.
Tú Gàn: Trong Cơn Hỗn Loạn, Sài Gòn Nhỏ, New Orléans, ngày 20-10-2006.

Hình minh họa: Đàn Chim Việt


No comments: