Giới
công nhân và người dân lao động Việt Nam dưới sự cai trị của đảng Cộng sản
trong 50 năm qua
Trần Ngọc Thành | Báo Tiếng Dân
04/06/2025
Dẫn nhập: Những ngày này, đảng
Cộng sản Việt Nam đang rầm rộ tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày “giải phóng Miền
Nam”, thống nhất đất nước. Thực chất, đây là cuộc nội chiến tương tàn giữa hai
anh em Bắc – Nam cùng một nước vì ý thức hệ cộng sản và dân chủ.
Lẽ
ra sau khi đã “thống nhất”, “bên thắng cuộc” phải chủ động trong việc “hòa giải,
hòa hợp” dân tộc để tái thiết và phát triển đất nước. Nhưng 50 năm qua, hận thù
vẫn luôn được nhà cầm quyền cộng sản nuôi dưỡng và khích lệ dưới mọi hình thức.
Trong
cuộc nội chiến tương tàn, kết thúc 50 năm trước, giới công nhân và người dân
lao động ở miền Bắc là lực lượng tiên phong mà đảng Cộng sản tận dụng để chiến
đấu chống lại Việt Nam Cộng Hòa và giữ vững “hậu phương” miền Bắc. Thế nhưng,
sau 50 năm thống nhất, họ vẫn tiếp tục là đối tượng bị bóc lột và đối xử tàn tệ.
Cũng
những ngày này, hàng chục ngàn thanh niên trai tráng ở nhiều tỉnh, thành trên cả
nước, thay vì “hồ hởi, hân hoan đón mừng” ngày “giải phóng”, nhưng họ lại chen
chúc nhau tại các trung tâm tuyển dụng lao động xuất khẩu đến Hàn Quốc, Nhật Bản;
hàng ngàn thanh niên vẫn tìm mọi cách sang các nước Âu Mỹ để đổi đời.
Xin
được điểm lại những nét chính về những gì giới công nhân và người lao động được
“thừa hưởng” trong 50 năm qua.
***
Giới
công nhân và người lao động Việt Nam sau 50 năm dưới sự cai trị của đảng
Cộng sản và sự phản kháng của người dân đối với chính sách của nhà cầm quyền.
Việt
Nam là một nhà nước độc tài đảng trị. Đảng Cộng sản Việt Nam, nắm giữ quyền lực
trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở Miền Bắc từ năm 1945 và trên cả nước
Việt Nam từ năm 1975 đến nay, sau khi dùng vũ lực cưỡng chiếm Việt Nam Cộng
Hòa.
Tất
cả các tổ chức xã hội đều do đảng Cộng sản lập ra và lãnh đạo, nằm trong “Mặt
Trận Tổ quốc Việt Nam” do một Ủy Viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản đứng đầu.
Năm
mươi năm qua, giới công nhân và người lao động Việt Nam chỉ là phương tiện, là
nguồn lực để đảng Cộng sản cướp chính quyền và duy trì quyền lực. Giới
công nhân và người lao động cũng là đối tượng để đảng Cộng sản bóc lột và trấn
áp. Những người lao động thấp cổ bé họng hầu như không có bất cứ quyền gì, cuộc
sống và sinh hoạt đều nằm trong sự kềm tỏa gắt gao của nhà cầm quyền cộng sản.
Cuộc sống của họ trong 50 năm qua có thể chia thành hai gia đoạn:
Giai
đoạn 1: Từ năm 1975 đến năm 1990, khi còn tồn tại khối cộng sản Đông Âu và Liên
Xô.
Giai
đoạn 2: Từ năm 1990, khi khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đến nay.
*
Giai
đoạn 1
Sau
khi cưỡng chiếm miền Nam, nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt đã dùng chính sách
sai lầm và tàn bạo đối với người dân miền Nam, biến họ thành công dân hạng 3
trong xã hội.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-142.jpg
Hình
ảnh đưa dân đi “Vùng kinh tế mới. Tác giả sưu tầm
Chính
quyền cộng sản Việt Nam đã áp đặt chế độ độc đảng, toàn trị và nền kinh tế
trung ương hoạch định trên cả nước. Về tổ chức, để xây dựng thể chế, nhà cầm
quyền tịch thu nhà cửa, đất đai, đánh tư sản, cưỡng bức người dân đi kinh tế mới,
quốc hữu hóa, v.v… Kết quả là đã đưa nền kinh tế miền Nam từ chỗ phát triển vượt
trội so với các nước trong khối Đông Nam Á, trở nên nghèo đói như miền Bắc.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/2-47-1024x576.jpg
Ảnh
minh họa: Ông Đỗ Mười, người chỉ đạo thực hiện “chiến dịch” đánh tư sản Miền
Nam. Tác giả sưu tầm
Về
quản lý kinh tế, nhà cầm quyền áp dụng phương thức quản lý và phát triển kinh tế
Miền Nam giống như Miền Bắc: Vào hợp tác xã, chế độ tem phiếu, quản lý chặt chẽ
mọi mặt hàng thiết yếu.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-143.jpg
Cảnh
mua hàng tại Hà Nội những năm 1980. Nguồn: Kyuc.net
Từ
một vựa lúa ở Đông Nam Á, phần lớn người dân hai miền được phân phối sắn, khoai
và bo bo như là thực phẩm chính, là loại thực phẩm mà các nước cộng sản Đông Âu
và Liên xô dùng để nuôi súc vật. Chế độ tem phiếu được áp dụng.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-144.jpg
Phiếu
thực phẩm. Tác giả sưu tầm
Công
nhân, viên chức nhà nước mỗi năm được phát phiếu vải 4 mét, 13 cân lương thực,
500 gam thịt, còn người nông dân phải tự túc, không có bất kỳ quyền lợi nào.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/2-48.jpg
Phiếu
mua vải. Tác giả sưu tầm
Thời
gian này, nhà nước Việt Nam tồn tại chủ yếu nhờ vào sự viện trợ tất cả các mặt
của khối cộng sản Đông Âu, Liên Xô và Trung Quốc. Nền công nghiệp miền Nam bị
tàn phá, nền công nghiệp miền Bắc cũng rất lạc hậu.
Công
nhân là một lực lượng nhỏ bé, chủ yếu gia công và sửa chữa trong các xí nghiệp
do nhà nước quản lý, sản xuất theo các chỉ tiêu đã được vạch sẵn không cần chú
ý đến chất lượng và hiệu quả kinh tế, mức lương gần như cố định trong nhiều
năm.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-145-1024x620.jpg
Hình
ảnh công nhân miền Bắc Việt Nam hồi thập niên 1980. Tác giả sưu tầm
Số
lượng công nhân và nhân viên nhà nước xấp xỉ 3 triệu người làm việc ở các mỏ
than, nhà máy dệt, các cảng biển, nhà máy sửa chữa xe lửa. Chính sách kế hoạch
hóa quan liêu bao cấp theo chủ thuyết cộng sản đã làm cho nền kinh tế và xã hội
kiệt quệ. Năng suất lao động không có, toàn xã hội sống trong cảnh nghèo đói,
thiếu thốn từ cái kim, sợi chỉ.
Nhưng
giới cầm quyền và gia đình họ có chế độ đặc biệt. Có những nông trường như nông
trường Ba Vì chuyên chăn nuôi gia súc, cung cấp thịt hoặc có những cánh đồng ở
Thái Bình chuyên trồng lúa đặc sản, cung cấp cho giới cầm quyền. Ngoài giới cao
cấp được hưởng thụ theo nhu cầu, tem phiếu cũng được phân loại ABCDE cho các loại
cán bộ từ trên xuống. Phiếu E là loại thấp nhất dành cho tầng lớp công nhân và
nhân viên nhà nước.
Vì
nền kinh tế lạc hậu, các cơ sở công nghiệp tồi tàn, làm ăn không bao giờ có
lãi, nhà nước luôn phải xin tiền viện trợ từ các nước cộng sản để bù vào ngân
sách. Hàng năm, phó thủ tướng Lê Thanh Nghị luôn dẫn đầu đoàn đại biểu đảng và
chính phủ đi xin viện trợ từ các nước Xã Hội Chủ nghĩa “anh em”.
Với
chính sách duy ý chí và “thói kiêu ngạo cộng sản”, nhà cầm quyền cho rằng họ đã
đánh thắng Mỹ thì có thể làm được mọi thứ nên những ai góp ý, đưa ra sáng kiến
để cải thiện, phát triển kinh tế, đều bị cho là theo tư bản, là chống đảng, bị
quy kết là phản động, bị bỏ tù.
Ba
lần đổi tiền là những hình thức cướp đoạt tài sản của người dân. Chính sách Giá
– Lương – Tiền do Phó thủ tướng, nhà thơ Tố Hữu chỉ đạo, đã đẩy cuộc sống của
người dân cả nước xuống vực thẳm.
Vì
lực lượng lao động dư thừa quá lớn, từ năm 1980 nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu
xuất khẩu lao động đến các nước cộng sản Đông Âu, chủ yếu là các nước Đông Đức,
Tiệp khắc, Bungary và Liên Xô để lấy ngoại tệ, duy trì chế độ. Ngoài ra, nhà cầm
quyền còn xuất khẩu lao động đến các nước hồi giáo như Iraq, Iran, Afganistan…
Bình quân mỗi năm xuất khẩu 25.000 lao động.
Đối
tượng xuất khẩu cũng chỉ là con em của các cán bộ, đảng viên cộng sản, những
người có công với chế độ. Tuy đồng lương ở các nước cộng sản lúc đó rất thấp so
với các nước phương Tây, nhưng so với mức lương ở Việt Nam thì giá trị nhiều
hơn cả chục lần.
Được
đi xuất khẩu lao động là mơ ước của những thanh niên trẻ thời đó. Giới trí thức
có trình độ trong nước cũng thất nghiệp nên nhà cầm quyền đã xuất khẩu họ qua
các nước châu Phi như Angola, Algeria… làm việc trong các bệnh viện, trường học,
để gửi ngoại tệ về giúp nuôi sống chế độ. Từ năm 1980 đến năm 1990, nhà cầm quyền
cộng sản xuất khẩu khoảng 300.000 lao động.
Thời
gian này, ở Việt Nam cũng cho tồn tại cái gọi là “Tổng Công đoàn Việt Nam” nằm
trong hệ thống các tổ chức chính trị do đảng Cộng sản lãnh đạo. Chủ tịch “Tổng
Công đoàn Việt Nam” qua các thời kỳ là Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Linh, Phạm
Thế Duyệt đều là các Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản. Các nhà máy, công xưởng
ở miền Bắc đều do nhà nước quản lý, không có cơ sở sản xuất tư nhân. Ở miền
Nam, sau năm 1975, nhà cầm quyền đã “quốc hữu hóa” các cơ sở công nghiệp hoặc
“công tư hợp doanh” nhưng từng bước, tước đoạt tư doanh để độc quyền quản lý.
Hoạt
động của “công đoàn” chỉ là phổ biến các chủ trương của đảng Cộng sản và giám
sát việc thực hiện, phân phát tem phiếu, tổ chức bình bầu các “danh hiệu thi
đua” theo chỉ thị của đảng Cộng sản.
Công
nhân và nhân viên nhà nước phải đóng “công đoàn phí” hàng tháng bằng cách trừ
vào lương.
3.
Giai đoạn từ năm 1990 đến nay
Sau
khi khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nhà nước cộng sản Việt Nam không
còn nguồn viện trợ nào, tình hình kinh tế và xã hội ở mức tồi tệ nhất. Để cứu
nguy chế độ, đảng Cộng sản bắt buộc phải chuyển hướng phát triển kinh tế bao cấp
sang “kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho tư bản nước ngoài đầu tư ồ ạt vào Việt Nam.
Cũng
từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam phát triển không ngừng. Từ một nước nông
nghiệp với một nền công nghiệp không đáng kể, Việt Nam trở thành một công xưởng
rộng lớn, chủ yếu là gia công các hàng công nghiệp nhẹ cho tư bản nước ngoài
như hàng may mặc, giày da và các mặt hàng điện tử. Đội ngũ công nhân ngày càng
tăng, thời gian đầu, phần lớn tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài
Gòn, Bình Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng; về sau phát triển rộng rãi ở các tỉnh
khác, tại các khu vực ở miền Bắc và miền Trung.
Trải qua một thời gian dài từ năm 1975, do
chính sách quản lý sai lầm, phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, nền kinh tế kiệt
quệ. Khi kêu gọi các công ty tư bản nước ngoài vào đầu tư, nhà cầm quyền CSVN
không còn gì để góp vốn. Tháng 7 năm 1993, họ ra luật đất đai số 24-L/CTN quy định,
“đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”, người dân chỉ có quyền sử
dụng.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/05/1-10.jpg
Ảnh
chụp dân oan biểu tình đòi công lý. Tác giả sưu tầm
Từ
đây, nhà cầm quyền bắt đầu tiến hành hàng loạt vụ cướp đất hợp pháp của người
dân từ Bắc chí Nam, như một hình thức “góp vốn” hạ tầng với giới chủ tư bản,
gây ra hàng ngàn vụ oan sai, đẩy người dân vào cảnh bần cùng, điển hình là các
vụ cướp đất ở Dương Nội, Thủ Thiêm, Đồng Tâm… Hàng ngàn cuộc biểu tình, khiếu
kiện, nhà cầm quyền đã cho công an thẳng tay đàn áp, bắn giết.
No comments:
Post a Comment