Song
Phan biên
dịch
07/05/2025
LGT
của tác giả: Căn
cứ hải quân Ream của Campuchia sát đảo Phú Quốc của Việt Nam (cách khoảng 28
km) là điều rất đáng lo và phải dè chừng. Bài của AMTI (Sáng kiến Minh bạch Biển
châu Á) cho thấy Tàu Cộng có vẻ vẫn nắm giữ độc quyền ở đó.
***
Sau
lễ khánh thành chính thức các cơ sở chung Campuchia – Trung Quốc tại Căn cứ Hải
quân Ream vào đầu tháng 4, căn cứ này nhanh chóng đón các chuyến thăm của Nhật
Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn các chuyến thăm này, cũng như bố
trí tổng thể cơ sở hạ tầng tại Ream, thì lại cho thấy Trung Quốc dường như giữ
quyền tiếp cận độc quyền đối với một số cơ sở, bao gồm bến tàu lớn nhất của căn
cứ.
Những
bức ảnh gần đây về tiến độ tại một địa điểm phòng không gần đó càng làm dấy lên
nhiều câu hỏi hơn về mức độ hiện diện quân sự thực sự của Bắc Kinh trong khu vực.
Lễ
khánh thành và cơ sở hạ tầng phía Bắc
Vào
ngày 5 tháng 4, Thủ tướng Hun Manet chủ trì buổi lễ kỷ niệm mở rộng Ream và
khai trương Trung tâm Trợ giúp và Huấn luyện Chung Căn cứ Hải quân Ream
Campuchia – Trung Quốc. Buổi lễ có sự tham dự của Tào Thanh Phong, Phó Tổng
Tham mưu trưởng Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc, và Vương Văn Bân, Đại sứ
Trung Quốc tại Campuchia. Sự kiện này đánh dấu đỉnh điểm của nhiều năm mở rộng
do Trung Quốc tài trợ và diễn ra sau thông báo vào tháng 9 về kế hoạch Bắc Kinh
tặng Phnom Penh hai tàu hộ tống nhỏ (corvette) Type-056A, sau khi hai tàu này
đã đậu tại bến cảng mới của Ream từ tháng 12 năm 2023.
Ảnh
về sự kiện này được đăng trên trang Facebook của căn cứ và của Đại tướng 5 sao,
cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh, cung cấp cái nhìn từ mặt đất về các cơ sở tại
Ream. Các hoạt động lễ hội diễn ra trên một quảng trường lát đá lớn gần cổng
phía đông của căn cứ với sân khấu và lều cho khán giả dựng sẵn. Một mái vòm
radar mới hoàn thành vào tháng 2 có thể nhìn thấy được phía hậu cảnh, cùng với
một đường chạy vượt chướng ngại vật được lát nhựa dọc theo mép đông bắc của quảng
trường. Một bức ảnh khác chụp xa hơn về phía tây dọc theo con đường chính, cho
thấy các binh sĩ Campuchia diễn hành trước một khu phức hợp ba tầng, có thể là
khu nhà ở với sân bóng rổ có treo cờ Campuchia và Trung Quốc.
Tea
Banh và các quan chức quân sự Campuchia khác cũng đã thăm các tàu corvette của
Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đậu tại bến mới của căn cứ, gồm
Panzhihua (621) và Guangyuan (649). Trong khi hai tàu corvette Type-056A đóng
liên tục tại Ream từ tháng 12 năm 2023, hai tàu này được thay thế ít nhất hai lần
kể từ đó. Hai chiếc corvette ban đầu là Wenshan (623) và Bazhong (625) đã được
thay bằng Aba (630) và Tianmen (631) vào tháng 7 năm 2024, có thể đã được thay
bằng Panzhihua và Guangyuan vào tháng 2, khi Đài châu Á Tự do đưa tin về sự hiện
diện của hai tàu corvette bổ sung tại Ream qua ảnh vệ tinh.
Các
cải tiến khác đã được thực hiện ở nửa phía bắc của căn cứ trong năm qua, nhưng
không xuất hiện trong các bức ảnh trên Facebook. Ở mũi phía bắc của căn cứ, kho
đạn dược dưới dạng các hầm chứa phủ đất đã được hoàn thành. Ba container hình hộp
chữ nhật được xây dựng vào mùa xuân năm ngoái, mỗi container được gắn với một
đoạn tường vòm nối tiếp có các lối vào. Sau đó chúng được chôn trong các gò đất
dốc, được tạo hình để tiếp giáp với bức tường phía trước. Một bức tường chống nổ
được dựng trước khu phức hợp, và các bức tường rào dày đã được lắp đặt xung
quanh các container và các tòa nhà hỗ trợ gần đó.
Ở
phía tây bắc của căn cứ, một khu vực bãi đậu trực thăng lớn đã được hoàn thành
dọc theo bờ biển.
Nửa
kia của căn cứ ra sao
Dù
đã có Trung tâm chung Campuchia – Trung Quốc tại Ream được khai trương, các
quan chức Campuchia vẫn tiếp tục nói rằng, không có cơ sở nào dành riêng cho
quân đội Trung Quốc và căn cứ vẫn mở cửa cho mọi lực lượng hải quân. Để chứng
minh điều này, Ream đã đón hai tàu quét mìn của Nhật Bản từ ngày 19 đến 22
tháng 4 và một tàu tuần tra hải quân Việt Nam vào ngày 27 tháng 4. Tuy nhiên,
các tàu này đã sử dụng bến tàu mới hoàn thành ở phía nam của căn cứ, chứ không
phải bến tàu vốn được dành riêng cho các tàu corvette của Trung Quốc.
Bến
tàu này nằm trong khu vực ven biển bao gồm một ụ tàu [có thể tháo hết nước ra]
và đường trượt tàu mới hoàn thành, cũng như bến tàu nhỏ ban đầu của Ream, vốn vẫn
tiếp tục là nơi neo đậu chính của các tàu Campuchia. Các phái đoàn từ Nhật Bản
và Việt Nam đã cập bến tại bến tàu này và có các cuộc gặp với đối tác Campuchia
tại một tòa nhà trụ sở ở góc đông nam của căn cứ.
Tòa
nhà trụ sở này và các công trình xung quanh là một trong những khu vực mới nhất
của căn cứ, với việc xây dựng chỉ bắt đầu vào tháng 11 năm 2024 và vẫn đang tiếp
diễn cho đến tháng 3 năm 2025. Khu vực này chưa thấy có trong các ảnh về lễ
khai trương ngày 5 tháng 4 của Trung tâm Campuchia-Trung Quốc, nhưng đã được
ghi lại trong các ảnh về hoạt động quân sự Campuchia tại căn cứ, cũng như các
chuyến thăm của Nhật Bản và Việt Nam.
Các
thông cáo báo chí và ảnh chụp không cho thấy thủy thủ Nhật Bản hay Việt Nam đã
đến bất kỳ khu vực nào của căn cứ ngoài bến tàu và khu phức hợp đông nam. Trong
4 ngày lưu lại Ream, các thủy thủ Lực lượng Phòng vệ biển của Nhật Bản đã ra
ngoài chơi bóng đá tại một trường học địa phương và thăm bệnh viện Hữu nghị Việt
Nam – Campuchia ngay bên ngoài cổng chính của căn cứ, nhưng dường như không rời
xa khu vực ven biển, với cả bữa ăn trưa và tiệc tối được tổ chức trên tàu Nhật
Bản.
Khu
vực ven biển tách biệt này và sự khác biệt rõ ràng trong việc tiếp cận các cơ sở
tại Ream, gợi lại các báo cáo trước đó rằng phần phía bắc của căn cứ sẽ được
dành riêng cho quân đội Trung Quốc. Các bức ảnh hiện có không cho thấy rào cản
hay ranh giới rõ ràng dọc theo con đường trung tâm chia đôi phần phía bắc và
phía nam của căn cứ.
Tuy
nhiên, bộ sưu tập ảnh phong phú về các hoạt động của quân đội Campuchia trên
trang Facebook chính thức của Ream không làm tan biến nghi ngờ. Trong số hàng
ngàn bức ảnh trong năm qua ghi lại các lễ chào cờ, bảo trì tàu xe, làm vườn, tập
thể dục nhóm, và các cuộc họp với các quan chức đến thăm, hầu như không có bức ảnh
nào được chụp ở nửa phía bắc của căn cứ, ngoại trừ các ảnh của lễ khai trương
ngày 5 tháng 4.
Kế
hoạch phòng không
Cũng
có những dấu hiệu cho thấy sự can dự quân sự của Trung Quốc tại Ream có thể vượt
ra ngoài phạm vi của căn cứ hải quân. Vào tháng 4 năm 2023, Nikkei Asia đưa tin
về kế hoạch của chính phủ nhằm phát triển hơn 450 acre đất của Vườn quốc gia
Ream cho một “tổng hành dinh và trung tâm chỉ huy phòng không” cũng như một “hệ
thống radar hải quân”.
Khu
vực được vạch ra trong sắc lệnh do cựu Thủ tướng Hun Sen ban hành nằm cách Căn
cứ Hải quân Ream chỉ nửa dặm về phía bắc. Công việc dọn sạch và chuẩn bị tại địa
điểm này bắt đầu từ năm 2021 và tiến triển đều đặn qua năm 2024, sau đó không
có thay đổi lớn nào được ghi nhận qua hình ảnh vệ tinh. Tuy nhiên, Tea Banh và
các quan chức khác đã đến thăm địa điểm này trong các đợt kiểm tra công việc tại
Ream vào tháng 10 năm 2024 và tháng 2 năm 2025, mỗi lần đăng ảnh gạch và bê
tông trên đỉnh đồi cùng với ảnh công trình xây dựng trong căn cứ hải quân cho
thấy diễn tiến.
Và,
có lẽ là dấu hiệu của những gì sắp tới, Tea Banh đã được Đại sứ Trung Quốc
Vương Văn Bân tháp tùng trong chuyến kiểm tra ngày 9 tháng 2 tại địa điểm này,
làm dấy lên câu hỏi, liệu Trung Quốc có tham gia vào việc phát triển cơ sở
phòng không ở đó hay không.
No comments:
Post a Comment