Mỹ
duy trì tên lửa tầm trung ở Philippines bất chấp phản đối của Trung Quốc
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 19/09/2024 - 11:57 - Sửa đổi ngày: 19/09/2024 - 15:38
Hệ
thống tên lửa tầm trung Typhon của Mỹ có thể vẫn được giữ lại ở Philippines sau
cuộc tập trận chung Mỹ - Philipines kết thúc cuối tháng 9/2024. Quân đội hai nước
cũng đang thử nghiệm sử dụng hệ thống này trong trường hợp xung đột bùng phát tại
khu vực, theo một số nguồn tin nắm rõ về hồ sơ này, được hãng tin Anh Reuters dẫn
lại hôm nay, 19/09/2024.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa: Lính Philippines chuẩn bị cho một cuộc tập trận chung với Mỹ tại
Laoag, bắc Philippines, ngày 08/05/2024. AP - Aaron Favila
Theo
phát ngôn viên của quân đội Philippines, đại tá Louie Dema-ala, hôm 18/09, hoạt
động huấn luyện với hệ thống tên lửa Typhon đang diễn ra, và Bộ Tư lệnh Lục
quân Mỹ tại Thái Bình Dương (USARPAC) sẽ quyết định hệ thống tên lửa này sẽ được
duy trì tại đây trong bao lâu.
Khi
hệ thống tên lửa Typhon lần đầu tiên được triển khai tại khu vực Ấn Độ - Thái
Bình Dương từ tháng 4/2024, Trung Quốc và Nga đã cáo buộc Washington thúc đẩy
chạy đua vũ trang. Hồi tháng 5/2024, bộ Quốc Phòng Trung Quốc tố cáo Manila và
Washington mang ‘‘nguy cơ chiến tranh vào khu vực’’.
Các
dàn phóng tên lửa tầm trung Typhon được đặt ở đảo Luzon, miền bắc Philippines,
cách đảo Đài Loan khoảng 250 km. Hệ thống này phóng được các tên lửa SM-6 và
Tomahawk với tầm bắn hơn 1.600km, từ Philippines có thể tấn công các căn cứ
quân sự ở vùng ven biển miền nam Trung Quốc. Theo giới quan sát, Philippines,
láng giềng phía nam của Đài Loan, là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ
tại Châu Á, và sẽ là bàn đạp cho quân đội Mỹ và đồng minh để hỗ trợ Đài Bắc
trong trường hợp Đài Loan bị Trung Quốc tấn công.
Các
căn cứ Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa cũng nằm trong tầm bắn của hệ thống
Typhon. Theo một quan chức cấp cao Philippines, được Reuters trích dẫn, việc
duy trì hệ thống tên lửa tầm trung Typhon của Mỹ ‘‘có giá trị chiến lược đối với
Philippines để ngăn chặn Trung Quốc’’.
Trong
những tháng gần đây, Philippines liên tục đối mặt với các áp lực gia tăng từ
Trung Quốc tại một số khu vực tranh chấp trong vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines ở Biển Đông, đặc biệt tại khu vực bãi Sa Bin, cách bờ tây nước này
khoảng 140 km, nơi Trung Quốc duy trì hàng chục tàu thuyền, bao gồm tàu hải
quân, tàu hải cảnh và tàu dân quân biển. Manila lo ngại Bắc Kinh cưỡng chiếm
khu vực này tương tự như đã chiếm bãi cạn Scarbogrough vào năm 2012.
No comments:
Post a Comment