Việt
Nam hội nhập để phát triển, nhưng lo sợ đối lập chính trị
Thụy My - RFI
Đăng
ngày: 02/03/2024 - 23:27
Le
Monde cuối
tuần quan tâm đến việc đảng Cộng sản Việt Nam tìm cách ngăn chận mọi rủi ro
chính trị liên quan đến quá trình mở cửa ra thế giới.
https://s.rfi.fr/media/display/d6623108-d8e2-11ee-a4f4-005056a90284/w:980/p:16x9/nptrong_05.webp
Ảnh
tư liệu : Tổng bí thư vừa tái đắc cử Nguyễn Phú Trọng (G) sau cuộc họp báo nhân
dịp bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 ở Hà Nội, ngày 01/02/2021. AP
- Minh Hoang
Việt
Nam : Đảng chỉ thị bảo đảm an ninh trong quá trình hội nhập
Việt Nam
đang rất tích cực để hội nhập, nhưng đảng muốn kiểm soát hoàn toàn đất nước 100
triệu dân. Đó là tinh thần của chỉ thị mật số 24 của Bộ Chính trị, được
Project88 – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ công bố hôm 01/03.
Chỉ thị nhằm « đảm
bảo vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng » được
quán triệt cho các cấp ủy đảng từ 21/12/2023 và được báo chí nêu ra nhiều lần,
nhưng nội dung cụ thể chưa bao giờ được tiết lộ. Văn bản này cho thấy ám ảnh về « an
ninh » của chính quyền, cảnh báo nguy cơ các « thế lực
thù địch » phá hoại, tạo ra những mạng lưới « xã hội
dân sự », « công đoàn độc lập » nhằm chuẩn bị cho việc
hình thành các nhóm đối lập chính trị từ bên trong.
Việt Nam
đã trải thảm đỏ cho các tập đoàn đa quốc gia Mỹ, Nhật, Hàn, nhất là rất nhiệt
tình tham gia toàn cầu hóa. Hà Nội đã ký 15 hiệp ước tự do mậu dịch, trong đó
có một với Liên Hiệp Châu Âu (tại Đông Nam Á EU chỉ ký với Việt Nam và
Singapore). Việt Nam vừa tham gia « Con đường tơ lụa mới » Trung Quốc,
vừa là thành viên CPTPP do Nhật Bản xúc tiến.
Để thực hiện,
Hà Nội nhượng bộ nhiều hơn so với « ông anh » Trung Quốc trước đây.
Trong năm nay Việt Nam phải phê chuẩn Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) về quyền tự do tham gia nghiệp đoàn, trong khi Trung Quốc chưa bao giờ chấp
nhận.
Trung
Quốc muốn Việt Nam luôn là cộng sản
Thế nhưng
theo Project88, những nhân nhượng này chỉ là bề ngoài. Một trong những điểm của
chỉ thị 24 kêu gọi đảng « giữ vai trò chủ động » khi tham gia
ILO « bằng cách bảo đảm sự lãnh đạo của đảng, các chi bộ và sự quản lý
của chính quyền các cấp ».
Chỉ thị
khuyến cáo tăng cường cảnh giác trước các « đảng viên hay công dân
ra nước ngoài để làm ăn, hợp tác, trao đổi, thăm viếng, du ngoạn », và
mọi dạng « hợp tác quốc tế về văn hóa », các tổ chức
phi chính phủ và định chế nhận viện trợ quốc tế. Theo Project88, đó là lý do
khiến các nhà hoạt động bị đàn áp nhiều hơn.
Chuyên gia
Carl Thayer thì cho rằng đó chỉ là « lời đáp của đảng cộng sản
dành cho các quan chức đảng và chính phủ phản đối hoặc dè dặt về việc nâng cấp
quan hệ với Hoa Kỳ ». Le Monde so sánh với « tài liệu số
9 » - một thông tư nội bộ của đảng cộng sản Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu
của Tập Cận Bình, nêu ra « bảy mối nguy » từ phương
Tây. Đặc biệt là « giá trị phố quát », « độc lập tư
pháp », « xã hội dân sự », « báo chí điều tra ».
Bộ Chính
trị Việt Nam ban hành chỉ thị này tám ngày sau chuyến thăm chính thức của ông Tập
hôm 13/12/2023 : nhân vật số 1 Trung Quốc đạt được việc Hà Nội tham gia
« cộng đồng cùng chung vận mệnh ». Tân Hoa Xã giải thích là hai đảng « dành
ưu tiên cho an ninh chính trị quốc gia, bảo đảm rằng lá cờ đỏ xã hội chủ nghĩa
không bị phai nhạt ». Thông điệp của « ông anh lớn » rất
rõ : Việt Nam tha hồ phát triển, với điều kiện vẫn là cộng sản.
Chiến
tranh ở Ukraina : Phương Tây đành chịu thua ?
Le
Point đặt câu hỏi «
Phải chăng phương Tây đành phải thua trong cuộc chiến ở Ukraina ? ». Tuần
báo quan sát thấy các nước dân chủ hình như đã bắt đầu quay mặt sang nơi khác,
sau hai năm đã ít nhiều ủng hộ David Ukraina chống lại Goliah Nga. Một thăm dò
của Ifop cho Fondation Jean-Jaurès cho thấy hiện có đến 51 % người Pháp phản đối
việc Ukraina gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU).
Nếu Donald
Trump đắc cử, ông ta sẽ bỏ rơi Kiev. Không phải vì Trump lép vế trước Putin, mà
vì chủ nghĩa cô lập khiến ông muốn nói lời từ biệt với châu Âu mà theo ông chẳng
đáng để có một cuộc chiến tranh. « Hãy tự cứu mình rồi Trời sẽ cứu ! ». Đó
là phương châm của những tinh thần mạnh mẽ nhưng có lẽ không phải là châu Âu, vốn
đã từ lâu đặt vận mệnh của mình vào tay Hoa Kỳ.
Một cuốn
sách của tác giả Emmanuel Todd dự báo « Sự thất bại của phương
Tây », nhấn mạnh đến « sự ổn định kinh tế của Nga ».
Trong khi hệ thống mafia của Vladimir Putin đang mục rữa đến tận xương tủy,
Emmanuel Todd tập trung vào tham nhũng ở Ukraina nhưng bỏ qua tệ nạn đang hoành
hành tại Nga. Kinh tế Nga đứng thứ 9 thế giới nhưng nguồn lực chỉ hơn Ý một
chút, với dân số đông hơn hai lần rưỡi so với nước này, với diện tích lãnh thổ
rộng nhất thế giới và nhiều tài nguyên thiên nhiên. Bạo chúa ở Kremlin xâm lược
Ukraina, một con dê tế thần để mang lại giấc mơ cho những người Nga dân tộc chủ
nghĩa thay vì thịnh vượng thực sự.
Sa hoàng mới
kém tự tin đến nỗi dù đã bỏ tù Alexei Navalny vẫn ra tay sát hại lãnh tụ nổi tiếng
được nhiều người mến mộ, ngăn cản ứng viên đối lập duy nhất Boris Nadejdine ra
tranh cử. Tôn Tử nói về « chiến thắng không cần chiến đấu », tổng thống
Mỹ Ronald Reagan chủ trương « Hòa bình thông qua sức mạnh ». Nguyên
nhân chính của cuộc chiến này là sự yếu kém về quân sự và tinh thần của châu
Âu. Nếu Ukraina thua cuộc, sẽ là tiếng chuông gọi hồn cho châu lục. Le
Point hy vọng tổng thống Macron và thủ tướng Scholz sẽ chứng tỏ dự báo
này sai lạc.
Chỉ
có một lối thoát : « Stalin mới » bại trận
Cũng về
Ukraina, cựu giám đốc L’Express, nhà văn Denis Jeambar nhấn mạnh «
Ukraina đang bảo vệ chúng ta tránh một thế giới mà ‘Stalin mới’ muốn áp đặt ». Ba
mươi lăm năm sau khi tiếng đàn violin tuyệt vời của Mstislav Rostropovitch trước
bức tường Berlin gợi ra một thế giới tốt đẹp, thiên đàng mơ ước đang xa dần.
Các nhà lãnh đạo phương Tây chẳng dự đoán trước và cũng không ngăn cản được cuộc
tấn công đẫm máu của Nga vào Ukraina, vụ thảm sát ngày 07/10/2023 ở Israel, những
chế độ dân chủ trở thành phi tự do, các nhà độc tài hậu cộng sản dựng dậy những
đầu đạn nguyên tử và hỏa tiễn liên lục địa, các chế độ Hồi giáo phát-xít muốn
thống trị thế giới.
Những hội
nghị thượng đỉnh Bruxelles, G7, G20…bấy nhiêu là thời gian đã mất thay vì lập
ra một quân đội châu Âu và tái vũ trang, trong khi các kẻ thù đang liên minh lại
và không ngừng quấy rối. Hai năm bắn giết hẳn chưa đủ để hiểu về Vladimir
Putin, hai năm đã biến Ukraina thành một mảnh đất đẫm máu, tại đó một dân tộc
được đồng minh hỗ trợ chỉ bằng một cánh tay run rẩy, chấp nhận hy sinh để bảo vệ
mọi người khỏi một thế giới bạo tàn.
Thay vì
đóng vai những chú thỏ sợ hãi trước nguy cơ Donald Trump quay lại Nhà Trắng,
hãy tự vệ. Chiến tranh không bao giờ là điều tốt đẹp nhưng khi cái Ác đang ở
trước ngưỡng cửa, « Nếu muốn hòa bình hãy chuẩn bị chiến tranh ».Chỉ
có một lối thoát : Putin bại trận ! Đừng hy vọng những kẻ sát hại dân
chủ tự hủy diệt vì sức nặng của tội ác chúng, đừng tin vào chủ nghĩa hòa bình
khi một nhà độc tài và những con quái vật toàn trị mỗi sáng đều nhổ vào mặt
chúng ta.
Chiến
tranh nguyên tử có diễn ra ?
Le
Point đặt vấn đề
« Phải chăng đang tiến đến một cuộc chiến tranh nguyên tử giữa Pháp và
Nga ? ». Những ồn ào trong mấy ngày gần đây về tuyên bố
« gởi quân sang Ukraina » chỉ phản ánh một thực tế mà ai cũng biết là
các lực lượng đặc biệt và kỹ thuật viên thực ra đã có mặt để hỗ trợ Kiev trong
những nhiệm vụ không liên quan đến tác chiến. Cách tốt nhất để không « chết
cho Donbass » là làm cho đối thủ tin rằng chúng ta sẵn sàng làm điều đó.
Sự đáp trả
của Putin trước Macron khiến không ít người lo sợ, nhưng Matxcơva đã đe dọa như
vậy từ hai năm qua. Chẳng có gì mới trong bài diễn văn tràng giang đại hải của
Vladimir Putin, ông ta chỉ vung thanh gươm gỗ để dọa nạt công chúng châu Âu.
Còn những ai kêu gọi đàm phán lập tức với kẻ xâm lăng, cần nhớ rằng quan điểm
« Tân Nga » của tổng thống Nga gộp cả lãnh thổ Ukraina, nên không thể
có thỏa hiệp. Liệu có thể chấp nhận sự bại trận của Ukraina hay không ? Nếu
không, thì sẵn sàng đi đến đâu ? Ngày 06/11/2024, tức một ngày sau cuộc bầu
cử tổng thống Mỹ, châu Âu cần phải trả lời.
Kịch
bản Nga dùng vũ khí hạt nhân chống…Trung Quốc
Các tài liệu
mật mà Financial Times tham khảo được và L’Express dẫn
lại tiết lộ một số ngưỡng khiến Matxcơva có thể dùng đến vũ khí nguyên tử. Nga
hiện có 5.889 đầu đạn, nhiều nhất thế giới (Hoa Kỳ có 5.244 và Pháp 290 đầu đạn
nguyên tử). Financial Times cho biết theo các tài liệu từ 2008
đến 2014 do « các nguồn phương Tây » cung cấp, ấn định giới hạn không
được vượt qua là khi Nga bị phá hủy « 20 % tàu ngầm mang hỏa tiễn
chiến lược, 30 % tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử, ít nhất ba
khu trục hạm, ba phi trường, bị tấn công đồng thời vào các trung tâm chỉ huy chủ
chốt ở duyên hải và kho tàng ».
Đây không
phải là chủ thuyết, chỉ là kịch bản « trò chơi chiến tranh », giải
thích cho các sĩ quan hải quân về việc sử dụng vũ khí hạt nhân « chiến thuật ».
Ngưỡng trên đây là khá thấp dù chỉ để huấn luyện. Bài báo cho biết một phần các
kịch bản này có từ mười mấy năm trước, liên quan đến Trung Quốc. Vào thời đó,
Matxcơva chuẩn bị đối phó với mối đe dọa lâu dài là Bắc Kinh chứ không phải
phương Tây. Nay thì Nga-Trung đã xích lại gần nhau trong bối cảnh chiến tranh
Ukraina, nhưng không loại trừ vẫn còn giá trị.
Những
người Nga can đảm dự tang lễ Alexei Navalny
Các báo ra
cuối tuần đều nhấn mạnh đến lòng can đảm của hàng ngàn người dân Nga đã đến
chào vĩnh biệt nhà đối lập Alexei Navalny, qua đời trong nhà tù khắc nghiệt ở Bắc
Cực cách đây hai tuần, 126 người đã bị bắt giữ. Libération mô
tả, họ tuần hành hoàn toàn lộ diện, vài đóa hoa trên tay, vẻ đầy quyết tâm. Họ
đi trong giá lạnh, bên trong những hàng rào được dựng lên để cản trở, dưới sự
quan sát của vô số cảnh sát che mặt. Navalny đã kêu gọi « Đừng bỏ
cuộc », và nhân dân Nga đã không bỏ rơi ông. Hàng ngàn người ở
Matxcơva dự tang lễ hôm 01/03 đã hô lên « Anh đã không sợ hãi, và
chúng tôi cũng không sợ hãi ».
Từ sáng sớm
tinh mơ, cảnh sát đã được bố trí, những dãy dài xe thùng đầy đe dọa, Dimitri
Peskov, phát ngôn viên tổng thống lên tiếng hăm dọa. Nhưng trời vừa rạng sáng
người Matxcơva đủ mọi lứa tuổi đã đổ về phía giáo đường quận Marino. Đến trưa,
đám đông đã kéo dài hơn hai cây số. Cho đến phút chót, chính quyền vẫn tìm cách
cản trở : không muốn giao thi hài Navalny cho bà mẹ, thân nhân không thuê
được chỗ để làm lễ viếng, nhà quàn câu giờ…
Khi quan
tài người quá cố vừa xuất hiện, những tiếng hô vang lên khắp nơi « Navalny,
Navalny », « Hãy tha lỗi cho chúng tôi ! » … Tang lễ
trong nhà thờ vừa xong, đám đông quăng rất nhiều bông hoa lên xe tang, tại
nghĩa trang Borissovo cũng đông nghẹt người với khẩu hiệu phản đối chiến tranh ở
Ukraina. Trên trang web của ê-kíp Navalny, 150.000 ngọn nến ảo đã được đốt lên
tưởng niệm thủ lãnh đối lập can trường.
Cuộc
đua Trump-Biden trong một nước Mỹ đã đổi khác
Trong bài
xã luận « Donald Trump, tổng thống sau tám tháng nữa ? », L’Express đặt
vấn đề, liệu có ai ngăn cản lãnh tụ dân túy 77 tuổi giành được một nhiệm kỳ nữa
vào ngày 05/11 tới. Cách đây hơn ba năm, câu hỏi này có thể gây cười – sau vụ tấn
công vào điện Capitol, người ta nghĩ rằng tương lai của tổng thống mãn nhiệm sẽ
là ở trước tòa án. Đảng Cộng Hòa từ Abraham Lincoln cho đến Ronald Reagan không
bao giờ chấp nhận tha thứ cho một « nhân vật ly khai ».
Thế nhưng
chiến thắng của Donald Trump tại Nam Carolina trước Nikki Haley hôm 24/02 đã
mang lại cho ông cả một đại lộ thênh thang để trở thành ứng cử viên chính thức
của đảng Cộng Hòa. Nhiều người hy vọng những rắc rối pháp lý sẽ ngăn được
Trump, nhưng họ quên rằng hồi 2016 ông đã giành được một chiến thắng mà cho đến
phút chót không ai tin nổi. Một nước Mỹ kỳ lạ tiếp tục lãnh đạo thế giới, trong
khi hai ứng viên cho chức vụ tối cao vẫn chưa được công chúng « xức dầu
thánh ». Với cặp Trump-Biden, thật khác biệt so với một John Kennedy trở
thành tổng thống lúc 43 tuổi, hay Barack Obama bước vào Nhà Trắng ở tuổi 48.
Nhưng ở
đây không chỉ là vấn đề tuổi tác. Đã đến lúc châu Âu chuẩn bị cho mọi giả thiết,
và nếu Trump chiến thắng phải nghĩ đến « một châu Âu sắp sửa phải
hành động một mình » - như thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã nói.
Lần này chẳng còn những « người lớn » - tức các cố vấn chừng mực
trong nhiệm kỳ trước của Donald Trump. Ngay cả trong trường hợp thất cử, tầm cỡ
cử tri ủng hộ Donald Trump từ tám năm qua cho thấy một phần dân Mỹ đã tách rời
khỏi các giá trị dân chủ như thế nào. Chia rẽ chính trị, không còn cam kết quốc
tế và dân túy vẫn tồn tại : châu Âu cần nhớ những điều này.
Trục
tội ác mới Iran gây hỗn loạn
Le
Point tuần này
đăng ảnh tổng thống Emmanuel Macron, ví von như « gánh xiếc của
Vua Mặt Trời » và cho rằng « Nhà nước, doanh nghiệp
được lãnh đạo tệ nhất nước Pháp ». L’Obs giải thích « Vì
sao các phương tiện truyền thông của tỉ phú Bolloré gây lo ngại ».
Courrier International chạy tít « Thách thức xe hơi điện ». Trước
làn sóng ồ ạt xe hơi điện giá rẻ từ Trung Quốc, các nhà sản xuất châu Âu tìm
cách đối phó, và có thể liên kết với nhau. L’Express dành
trang bìa cho « Iran : Trục tội ác mới ».
Trong bài « Hamas,
Houthi, nguyên tử : Những kế hoạch được che giấu của Iran để gây bất ổn
cho thế giới », L’Express khẳng định Teheran thông quamạng lưới
tay sai, đã đẩy Trung Đông vào hỗn loạn từ sau vụ thảm sát ở Israel ngày 07/10.
Tuần báolưu ý đến bài diễn văn của giáo chủ Ali Khamenei trong hội nghị Hồi
giáo quốc tế ở Teheran hôm 03/10/2023.
Nhân vật
quyền lực nhất Trung Đông cổ vũ « thánh chiến dưới mọi hình thức » chống
lại các kẻ thù của Hồi giáo. Ông ta kết luận : « Với sự giúp
đỡ của Thượng đế, khối u xi-ôn-nít sẽ bị tiêu diệt vĩnh viễn, bởi bàn tay
của nhân dân Palestine và các lực lượng kháng chiến khắp khu vực ». Chỉ
bốn ngày sau, ngày 07/10, 3.000 tay súng Hamas xâm nhập vào Israel và sát hại
dã man 1.200 người chủ yếu là thường dân. Nhà nước Do Thái trả đũa bằng chiến dịch
Gaza đến nay đã làm 30.000 người thiệt mạng.
Quả
bom nổ chậm cho phương Tây
Từ đó đến
nay, Khamenei giữ im lặng. Chế độ Iran, nhà tài trợ và cung cấp vũ khí cho
Hamas, chối cãi mọi vai trò trong vụ thảm sát, ngoài các tuyên bố nẩy lửa chống
lại Israel và các đồng minh. Trong hậu trường, Teheran cố gắng trấn an, nói rằng
không muốn một cuộc chiến tranh trực diện với Hoa Kỳ. Nhưng một nhà ngoại giao
Pháp vừa trở về từ Jérusalem báo động, Iran qua việc đẩy nhanh chương trình
nguyên tử và mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông có thể gây ra chiến tranh khu vực. Mạng
lưới tay sai dưới tên « trục kháng chiến » chưa bao giờ nguy hiểm
đến thế.
Tại Liban,
Hezbollah mỗi ngày đều bắn sang Israel, khiến 80.000 người dân vùng biên giới
phải sơ tán. Ở Yemen, phiến quân Houthi bắn hỏa tiễn vào các tàu phương Tây
trên Hồng Hải, làm rối loạn thương mại quốc tế. Tại Syria và Irak, dân quân
thân Iran trong bốn tháng qua đã tung ra trên 200 vụ tấn công vào lực lượng Mỹ
đồn trú trong khu vực. Đó chính là dấu ấn của Iran : bạo lực.
Ali
Khamenei ngự trị được suốt 35 năm qua không phải nhờ thỏa hiệp mà nhờ đè bẹp
toàn bộ đối lập. Bị yếu đi trong nội bộ vì phong trào phản kháng « Phụ
nữ, cuộc sống, tự do », nước Cộng hòa Hồi giáo vươn vòi ra quốc tế,
liên minh với Vladimir Putin. Một quả bom nổ chậm thực sự cho phương Tây.
No comments:
Post a Comment