Hội
Liên hiệp phụ nữ VN - “Một tổ chức ngốn ngân sách và vô ích”
RFA
2022.10.19
Nhân dịp 92 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam (20/10/1930 - 20/10/2022), nhiều phụ nữ trong nước nói với RFA rằng chức
năng thật sự của Hội này chỉ là tuyên truyền, bảo vệ Đảng, chứ không đại diện
cho quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ Việt Nam.
Đại hội đại biểu phụ
nữ toàn quốc lần thứ XIII tổ chức tại Thủ đô Hà Nội năm 2022. Báo Chính Phủ
Tốn ngân sách
Chị Đ., yêu cầu chỉ nêu tên viết tắt
vì lý do an toàn, hiện là giảng viên ở một trường đại học tại TPHCM, nói rằng Hội
Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam thành lập hơn 90 năm, nhưng chỉ hơn chục năm nay, người
dân mới để ý nhiều đến ngày này. Tuy vậy, theo chị Đ., đây chỉ là dịp để mọi
người chúc tụng, mua bán và biếu tặng hay đổi chác quà cho nhau.
Còn về Hội phụ nữ, theo chị Đ., hội này chưa
bao giờ giúp ích gì được cho phụ nữ Việt Nam:
“Cái Hội đó chưa bao giờ phát huy bất kỳ một vai trò gì trong việc giúp đỡ quyền lợi của phụ nữ hay mang lại lợi ích gì cho người phụ nữ cả.”
Chị Hoà, hiện đang ở Hà Nội, tỏ ra bức xúc khi
cho rằng ngân sách Nhà nước hàng năm phải chi tiền để nuôi một Hội, mà theo chị
là “vô tích sự”.
“Hàng năm ngân sách Nhà nước tốn rất nhiều tiền dành cho cái Hội đó. Thực sự tôi cũng rất hoang mang và cũng không có một câu trả lời
nào thỏa đáng về cái Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, không hiểu là họ làm được
gì và trách nhiệm của họ là gì
trong xã hội này.
Tôi thấy vẫn còn rất nhiều người phụ nữ đi lấy chồng
bị bạo hành nhưng
cái Hội phụ nữa vẫn không làm gì được. Các chức năng “bảo vệ phụ nữ”, theo tôi
nghĩ, đó là họ đẻ ra để tô điểm, làm màu, mị dân là chính.”
Trên trang web chính thức của Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam có đăng tải một văn bản công khai quyết toán ngân sách năm 2019 của Hội
này. Theo đó, trong năm 2019, Hội phụ nữ được phân bổ 77 tỷ 262 triệu đồng từ
ngân sách Nhà nước.
Cánh tay nối dài của
Đảng
Theo Điều
một, Điều lệ Hội LHPN Việt
Nam, hai chức năng chính của Hội này là: Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng
Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
Trong thực tế, với những gì đã trải qua và tận mắt chứng
kiến, chị Đ., cho rằng vai
trò chính của Hội này chỉ là một cánh tay nối dài của Đảng. Chị Đ. Nói tiếp:
“Nó
chính là cánh tay nối dài của Đảng. Mỗi lần Việt Nam có biểu tình, nhiều người bị cấm
ra đường thì đều là người của Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên hay của Hội Cựu chiến binh được điều động đến ngăn
chặn người dân ra khỏi nhà. Đó là trải nghiệm của cá nhân tôi."
Bà Huỳnh Thục Vy trong một lần được gia đình thăm gặp vào tháng
10/2022. Ảnh: Fb Huỳnh Thục Vy
Trong khi
đó, nhiều người phụ nữ Việt Nam bị chính quyền bắt bỏ tù, bị đánh đập trong trại
giam. Điển hình, bà Huỳnh Thục Vy, từng là đại diện của Hội phụ nữ nhân quyền
Việt Nam, một tổ chức độc lập bảo vệ quyền của người phụ nữ, tố cáo bị đánh đập,
bóp cổ trong tù hồi đầu tháng 10 vừa qua. Hay trường hợp trẻ em gái tuổi vị thành viên bị đưa sang Ả Rập Xê Út làm nghề giúp việc nhà, rồi bị bóc lột
sức lao động đến mức tử vong ngay trên xứ người…
Tất cả các
trường hợp như vậy, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam gần như im lặng, không có bất
kỳ động thái nào “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ
nữ”
Không chỉ
Hội phụ nữ, theo chị Đ hầu như tất cả các hội đoàn khác như Mặt trận Tổ Quốc Việt
Nam, Hội Sinh viên, Hội Chữ thập đỏ, Hội bảo vệ trẻ em… đều không làm đúng những
gì điều lệ ghi.
--------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
·
Phụ
nữ Việt Nam chưa được bảo vệ đúng mức vì hệ thống chính trị thiếu dân chủ
·
Ý
kiến về bạo lực gia đình của các đại biểu Quốc hội gây tranh cãi
·
Những
phụ nữ bị Chính quyền Việt Nam coi là “gai”!
·
Liệu
Việt Nam có thể đạt được bình đẳng giới trong năm 2030?
·
Bạo
lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam vẫn cao bất kể luật định
No comments:
Post a Comment