Monday, October 10, 2022

“CẦU GÃY!”, TÊN LỬA hay BOM XE? (Phúc Lai)

 



“Cầu gãy!”, tên lửa hay bom xe ?

Phúc Lai

9-10-2022

https://thuymyrfi.blogspot.com/2022/10/phuc-lai-cau-gay-ten-lua-hay-bom-xe.html

 

Hôm qua tui post một bài ngắn nói về khả năng đánh bom xe từ một chiếc xe tải – chính xác là đầu kéo kéo cái trailer chở container 40 feet. Đây cũng là ý kiến của ông anh Ukraine vốn kín tiếng, cho rằng khả năng cao là phá bằng bom xe chứ không phải tên lửa.

 

Có một giả thuyết này cũng rất hay mời các bác cùng đọc.

 

Nếu đọc xong rồi, trước hết chúng ta nói chuyện khác. Tại sao lại là tấn công vào bên đường bộ, trong khi lão xe ôm đường HQV thủ đô Tây Phi cứ lải nhải: phải tấn công bên đường sắt? Về lý thuyết chúng ta đã biết Nga cực kỳ phụ thuộc vào vận tải đường sắt và công suất của nó lớn hơn vận tải đường bộ nhiều, nhiều lần.

 

Sáng nay tui cũng có đọc ý kiến của một ông tây nào đó nói: nếu dùng tên lửa để bắn mà bắn cầu đường bộ, thì không chắc đã có được ảnh hưởng đủ để cháy tàu nhiên liệu trên đường sắt. Nếu đã có một kế hoạch như vậy thì nên bắn thêm một quả nữa vào đường sắt, sẽ đảm bảo kết quả hơn.

 

Tui cũng rất đồng ý với ông ta ở ý kiến cho rằng đây là kết quả của một vụ phá hoại có tính toán kỹ lưỡng đến mức hoàn hảo: thời gian cho xe qua trạm kiểm soát, khả năng bị giữ lại lâu hay nhanh “thông chốt,” phải căn được đúng với thời gian tàu chở nhiên liệu chạy qua. Tất nhiên với xe tải thì việc căn tốc độ với tàu hỏa, dễ hơn nhiều. Nếu chậm, chỉ cần vài cú thốc ga, nếu nhanh thì phanh bớt lại là xong.

 

Từ hôm qua sau khi chém gió linh tinh, tui đã ngờ ngợ rằng nếu cầu rầm thép mà bị nổ, thì câu chuyện của nó không phải là phá vỡ bung bét cả ra mà điều quan trọng là nó gây biến dạng về kết cấu quan trọng – nói lằng nhằng nhưng thực chất là biến dạng tấm bản mặt cầu ở ít nhất một nhịp. Đến hôm nay thì tấm ảnh của Maxar đã làm cho vấn đề rõ ràng hơn rất nhiều.

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjcmPuHnBfadYLb6HYNkwgQoXUJvua0YUMCawcffdM8B-HAB3sdf8AIGvIiV3badF_CP4zPD92OgmMxmxD1bwoEn6xDhNyklibvZ2moWWF8SKQCxDkkV4DxybvT8xIrYcJW7NUoAzVwAzxpY52RU2OKEaaLgTyUbyHq67Ww8GmjzX2hRMstWTCtbiqOmQ/w400-h238/pl_339.jpg

 

Tấm ảnh chụp từ trên xuống chỉ rõ bên đường bộ còn lành cạnh chỗ nổ, khói đen (số 0) – bồ hóng ám thui thui cho thấy chỗ nổ rất gần một trụ cầu. Do tác dụng của vụ nổ (số 1), nó làm cho tấm bản mặt cầu bị uốn cong, biến dạng ở ngay trụ cầu chỗ bên phải nó (số 2). Đồng thời do bị uốn cong rất mạnh, nó không thể được giữ ở trụ cầu tiếp theo nên đầu đó bị giật ra khỏi trụ cầu thứ hai bên trái (số 3) và trụ cầu thứ ba (số 4) bên phải – đều là các điểm nối cùng chịu chung số phận. Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, còn có một điểm chịu ảnh hưởng tương tự là điểm số 5 cũng bị biến dạng uốn xuống.

 

Như vậy có thể nói có đến 3 điểm đứt đoạn của bản mặt cầu, nó cho thấy ưu và nhược điểm của kết cấu thép, thi công nhanh nhưng cũng rất dễ bị biến dạng chỉ cần một tác động có thể phá lung tung. Tuy nhiên nếu là cầu bê-tông sẽ khó phá hơn nhiều. Cầu sắt này cũng sẽ dễ sửa hơn. Chuyện này xin nhường lại cho các chuyên gia cầu đường.

 

Hôm qua tui cũng đã gạch mấy đầu dòng trong đó đề cập tới thiết bị nổ có định hướng. Thật ra việc chế tạo những thiết bị dạng đó với trình độ công nghệ hiện nay đã trở nên quá dễ dàng, với bất cứ một xưởng cơ khí nào và với một chuyên gia chất nổ được đào tạo sơ cấp. Để hiểu được nó, chỉ cần xem cấu trúc của mìn định hướng Claymore, với một cái “đáy” (case) được uốn cong có tính chất hắt sức nổ về phía đối diện. Hiện nay người ta đã thiết kế ra rất nhiều dạng mìn – bom định hướng, mà tính định hướng của nó không cố định, có thể hướng nổ theo nhiều hướng một lúc.

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjxqJvmtzhEKA43GNNjsOmoiVN_8AaduumrRLtBAbAMRPkXfX8oeZgCDUeis6fh5JjTRNHIU5dqgWrtScEXZJ13XlIlBaiy7UI_xeo5lUy_WI5CByqeWEZ2Bl_yQ5I43EddiFs7SiIbJl6QI1Nu9BMCBCHK3y17bc4SB6FCBbfkeUWIaS7BX24h6Th3Uw/w393-h400/pl_340.jpg

 

Nếu vụ phá cầu Kerch là kết quả của một vụ đánh bom xe tải, định mức thông thường nhất của lượng nổ là tương đương 10.000 pound TNT (4.536 kg). Thực tế nếu đạt mức như vậy thậm chí không cần phải thiết bị định hướng nổ, vẫn có thể phá tan hoang được cả cầu. Vì về nguyên tắc một vụ nổ tạo ra một thể tích khí cực lớn trong một thời gian cực nhỏ, và nó được giải phóng nay lập tức ra dưới dạng hình cầu đều theo mọi phía.

 

Nếu không phải là TNT mà là C4 (thời nào rồi còn dùng TNT) thì lượng nổ cần chỉ còn 3.385 kg, đã bớt đi rất nhiều rồi. Nhưng để vượt qua được các thiết bị kiểm tra an ninh thì lượng nổ càng nhỏ càng tốt, và càng dùng những thuốc nổ mới mà thiết bị an ninh chưa được cập nhật dữ liệu càng tốt. Hiện nay thì C4 với lượng lớn đến cỡ hàng tấn như thế, không có khả năng vượt qua được máy ngửi an ninh.

 

Quay lại với cây cầu Kerch, tấm ảnh của Maxar cho thấy rõ vệt đen trên mặt cầu, khẳng định giả thuyết cho rằng không phải là thuốc nổ được đặt dưới trụ cầu. Đồng thời nếu thuốc nổ được đặt dưới trụ cầu thì bản thân trụ cầu đó cũng bị hư hại, chúng ta cần thêm thông tin để khẳng định khía cạnh này.

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEikCsv_CwBIbOfXGHQx4uDFYJ6TQP7mQM_p0U9dbLh9iR8VAI7Z4Ta8sdUszGb3f-kt1Tp_KhP0w4-uRk5mTnkXQjcm9IpUaCRePhc21-HzdCQTUmo9F-GOQdml2-jjlGhT0CfBt3VPWQQKkOEofW2V7Yqq9QgPHIGN97fY_cS682X1JEJ583jCxlJcQA/w288-h400/pl_341.jpg

 

Như vậy giả thuyết về một vụ “bom xe tải” đang có sức nặng lớn nhất. Nếu hội với những yếu tố như có tính toán kỹ khi cho nổ lúc nó chạy song song với tàu nhiên liệu, cho thấy người ta muốn vụ nổ có chi phí thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Nếu dùng đặc công đặt lượng nổ dưới mặt cầu thì chi phí sẽ cao hơn nhiều, mà chưa chắc đã đạt hiệu quả như vậy.

 

Còn giả thuyết về một quả bom nhỏ đặt trên tàu hỏa thì hơi khó tin, vì nó có thể gây cháy tàu hỏa… Nhưng nếu nó đủ lớn thì cầu đường sắt không thể còn nguyên vẹn như thế, trong khi cầu đường bộ lại hỏng rất nặng.

 

Quay lại với tên lửa, tui vẫn nghĩ rằng nếu nện, người ta sẽ nện cho 3 quả vào cả hai bên phần đường bộ và 1 quả vào đường sắt, chứ tiếc gì xẻng đất. Tui chưa đề xuất loại bỏ giả thuyết tấn công bằng một số quả tên lửa, nhưng theo quan sát cá nhân thì chưa đủ chứng cứ. Ví dụ, vụ bắn cháy Tuần dương hạm Moskva còn có thêm các thông tin về UAV TB-2 bay qua bay lại.

 

Một vụ bắn như thế này dù Ukraine có tên lửa chính xác tầm bắn vài trăm ki-lô-mét, thì cũng vẫn phải có những hành động khác để nó vượt qua được hệ thống phòng không của Nga. Yêu cầu ở đây là không đánh thì thôi, đã đánh là phải thành công. Đánh mà để bị bắn hạ, thà không đánh còn hơn. Các thông tin ví dụ như “nghe thấy tiếng hú của tên lửa” hay video 2 quả bắn vào cầu là không đủ căn cứ.

 

Ở đây còn có một yếu tố nữa là “tính mù mờ của thông tin” – nếu cố tình đánh vào đường sắt – một việc xét về chiến lược quân sự thì cần hơn nhiều (và chắc chắn sẽ có trong tương lai), thì mọi chuyện sẽ rõ ràng ngay. Nhưng nếu mọi chứng cứ đều dẫn đến xe tải, thì ngoài những sang chấn tâm lý cho quân đội (cái này thì đánh kiểu gì cũng sang chấn) còn có những sang chấn tâm lý về chính trị nội bộ Nga.

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhzRCb5udU7sUG7yTfmLgvy5Py6vdr8RsLpUgXo09p7xw0c-yuI2v3A7F0rvx24kgVgr_2j0iej0Z5Yj1M77oVDgwXgKemaAY6ILlvz_8ttVHWLvf_VjCzRuZmY-_5XsC4u5UD7JtWP5llHkWM5RtYTWwZW_r6Y1oEFbDMl_9avZTWY8rwyi-kqDQp3TQ/w229-h400/pl_334.jpg

 

Vì thế dù nếu là ai đánh, thì cầu gãy cũng đã gãy. Chúng ta cũng nên chú ý rằng, nếu là một vụ có chủ đích, thì tại sao người ta không đánh phần vồng lên của cây cầu (báo Tây Phi bảo là “kết cấu vòm chịu lực vẫn còn nguyên vẹn”). Người có tư duy bình thường nhất cũng hiểu rằng đã đánh được như thế, thì người ta thích đánh chỗ nào là việc của họ - ngay cả các dư luận viên pro-Nga nhất khi bịt cái mồm vào mà cho nghĩ cũng phải hiểu như vậy.

Nếu quại vào phần vồng lên của cầu (cho tàu bè qua lại ở dưới) đó, thì sẽ khó khăn hơn nhiều trong sửa chữa. Cũng không thể nói rằng người Ukraine bắt buộc phải đánh cái cầu ở phía bên lãnh thổ của mình – bản thân chỗ vồng đó đã nằm bên lãnh thổ của Ukraine rồi. Chỗ nổ hôm qua chính xác là ở vị trí “dặm thứ 12”, tức là 19,3 ki-lô-mét tính từ phía Nga. Phải chăng họ (người Ukraine) vẫn còn muốn cây cầu được tồn tại sau chiến tranh, dù chắc chắn họ sẽ đòi lại Crimea và khi đó họ sẽ quan hệ với những người Nga mới của một nước Nga mới?

 

Tui thì tin rằng trong tương lai sẽ có những cú nện tiếp vào cây cầu này nhưng ở bên phần đường sắt.

 

Dù sao thì mọi giả thuyết đều vô nghĩa. Gãy là gãy, vậy thôi.

 

Bài viết từ một chuyên gia chất nổ có thâm niên từ thời quấn pháo dùng thuốc Bình Đà. Hồi đó tui không quấn pháo dùng ngòi nổ truyền thống, mà bao giờ cũng cho vào các vỏ cứng như ống tre, lọ thuốc, các hộp nhôm… và luôn luôn châm ngòi bằng điện. Cái này rất dễ: một sợi moay-xo tiết diện nhỏ lấy từ cái mỏ hàn hỏng, quấn nhẹ xung quanh ruột bút bi chục vòng rồi hàn hai đầu vào một sợi dây điện thoại.

 

Hồi đó xã hội còn có mốt mua dây điện thoại về tết nhẫn, tui thì đi… đánh mìn. Mìn thường được thả xuống ao, giếng… Tui còn nhớ có lần làm một quả cho vào cái vỏ starter đèn tuýp, tính ra chỉ chục gram thuốc pháo thôi nhưng thả xuống đáy giếng sâu cỡ chục mét, nó gây ra một vụ nổ không có tiếng nổ lớn, chỉ ục một cái mà sang chấn đến tận đầu phố cách đó cỡ 100 mét, cửa kính rung ầm ầm.

 

Thanh niên thế hệ 8x vẫn còn nghịch pháo, nhưng 9x là thôi, còn lũ 200x như con tui thì mù tịt. Vì thế nghe nói chuyện chất nổ với bom mìn các bạn ấy không hiểu nhiều.

 

PHÚC LAI 09.10.2022

Publié par Thụy My RFI à 17:09




No comments: