Thursday, August 5, 2021

COVID-19 Ở CHÂU Á : BỆNH VIỆN HẾT PHÒNG, NHÀ XÁC KHÔNG CÒN CHỖ ĐẶT TỬ THI (Sài Gòn Nhỏ)



COVID-19 ở Châu Á: Bệnh viện hết phòng, nhà xác không còn chỗ đặt tử thi

SGN
5 tháng 8, 2021

https://saigonnhonews.com/doi-song/covid-19-o-chau-a-benh-vien-het-phong-nha-xac-khong-con-cho-dat-tu-thi/

 

Hình ảnh bệnh viện không còn chỗ chứa, nhà xác hết nơi đặt tử thi được nhìn thấy ở nhiều quốc gia châu Á, khi biến thể Delta đang hoành hành.

 

Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới, gần đây đã vượt qua Ấn Độ để trở thành tâm dịch COVID-19 của châu Á. Đợt bùng phát dịch mới tại Indonesia có sức tàn phá nghiêm trọng, với khoảng 50,000 ca nhiễm COVID-19 mới mỗi ngày. Theo AFP.

 

Tới 4 Tháng Tám, số người chết vì COVID-19 tại Indonesia vượt mốc 100,000, trở thành quốc gia thứ hai ở châu Á bị thiệt hại về con người nhiều nhất. Nếu tình hình lây nhiễm tiếp tục tăng phi mã như thế, các chuyên gia cho rằng nó có thể đẩy hệ thống y tế của Indonesia đến bờ vực sụp đổ. Kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một nửa trong số 10.6 triệu dân của thủ đô Jakarta có thể đã “dính” COVID-19.

 

Trong khi đó, đất nước này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế. Các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải, các nghĩa trang được mở rộng để chôn cất người chết vì COVID-19, còn các nhân viên y tế kiệt sức.

 

Nhân viên ở nhiều nhà xác tại Thái Lan đang phải chống đỡ trước số người chết vì COVID-19 tăng vọt, khi làn sóng COVID-19 liên tiếp tăng mỗi ngày. Theo AFP.

Hôm 4 Tháng Tám, Thái Lan lần đầu ghi nhận số ca bệnh trong 24 giờ vượt mốc 20,000 ca. Nhưng hôm nay con số này lại cao hơn, khi họ có thêm gần 20,100 ca bệnh. Mức tăng mới cho thấy sự phức tạp của dịch bệnh khi biến thể Delta hiện đang là hoành hành kinh khủng ở Thái Lan.

 

Với gần 700,000 ca bệnh, và hơn 5,600 người chết, Thái Lan đang là một điểm nóng về dịch ở Đông Nam Á.

 

Các nhà xác chật kín. Tại bệnh viện Đại học Thammasat ở phía Bắc Bangkok, các nhân viên đã phải thuê thêm một container đông lạnh để trữ thi thể nạn nhân COVID-19.

Nhà Khoa học Pháp y Thanitchet Khetkham nói với AFP.”Không phải là nhân viên tuyến đầu đối phó với các bệnh nhân COVID-19 mới mỗi ngày, ở giai đoạn cuối cùng là đưa người tử vong về nơi an nghỉ cuối cùng, chúng tôi có nghĩa vụ giúp đỡ gia đình các nạn nhân bằng mọi cách có thể. Nhưng chúng tôi kiệt sức quá rồi.”

 

“Tôi đã chứng kiến nhiều nhân viên ngất xỉu. Họ làm quá sức tới mức chịu không nổi. Có lẽ chúng tôi đã đạt đến giới hạn của bản thân rồi.”

 

Các nhân viên nhà xác có nhiệm vụ quấn thi thể của nạn nhân COVID-19. Để bảo đảm an toàn, họ phải mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang và kính bảo hộ kín mít trong nhiều giờ đồng hồ. Ngày nào cũng vậy, khiến họ kiệt sức.

 

“Vẫn có bấy nhiêu nhân viên, nhưng công việc nhiều quá, gấp ba lần trước khi dịch bùng phát, nên chúng tôi cảm thấy áp lực và căng thẳng vô cùng. Nếu một trong số những nhân viên này bị bệnh, chúng tôi sẽ gặp vấn đề lớn,” Bác sĩ pháp y Thippailin Phinjirapong nói

 

Chính phủ Thái Lan hiện đã ban hành các lệnh hạn chế ở nhiều tỉnh thành, bao gồm Bangkok trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh gây nên bởi chủng Delta nguy hiểm. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh ở quốc gia Đông Nam Á vẫn hết sức phức tạp.

 

Ở biên giới với Thái Lan, Myanmar cũng đang gặp khó khăn trong cuộc “khủng hoảng kép” – đại dịch và đảo chính quân sự. Nhiều gia đình bệnh nhân phải xếp hàng mua oxy hoặc kêu gọi trợ giúp trên mạng.

 

Các bác sĩ cho biết, người dân Myanmar đang lựa chọn tự điều trị tại nhà. Họ không còn “cửa” để nhập viện vì tất cả nơi đây đã đều chật kín, nguồn oxy cũng cạn kiệt. Các cơ sở y tế không đủ nhân lực để chăm sóc bệnh nhân. Liên Hợp Quốc ước tính chỉ có 40% cơ sở chăm sóc sức khỏe của Myanmar là còn hoạt động được.

 

Số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày được ghi nhận ở Myanmar tăng từ khoảng 100 ca hồi đầu Tháng Sáu lên khoảng 5,000 ca mỗi ngày, với tổng số ca nhiễm được xác nhận là gần 320,000. Báo cáo ghi nhận có hơn 10,300 ca tử vong vì COVID-19. Nhưng các bác sỹ và các nhóm tình nguyện viên cho biết, con số thực tế còn cao hơn nhiều. Tuần trước, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward cảnh báo, trong hai tuần tới, sẽ có khoảng 27 triệu người (chiếm một nửa trong số 54 triệu người Myanmar) có thể bị nhiễm COVID-19.

 

------------

 

Đọc thêm:

-COVID-19 tái phát, sự trở lại đầy nguy hiểm

-Người sống sót sau khi bị COVID-19 hối hận khi không tiêm chủng sớm

-Bác sĩ cảnh báo: Sau khi bị COVID-19, có người rụng tóc nhiều tháng liền

 

 

==================================================

.

.

Một số loại thuốc thông thường để điều trị tại nhà khi bệnh viện đã hết chỗ

DS TRẦN THANH CẢNH

05/08/2021

http://thuymyrfi.blogspot.com/2021/08/tran-thanh-canh-mot-so-loai-thuoc-thong.html#more

 

KÍNH GỬI : Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch

 

-Thưa các bạn,

 

Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.

 

Thật đau lòng.

 

Đó là do quy mô dịch bệnh đã vượt qua tầm kiểm soát và dự đoán của những người chịu trách nhiệm chống dịch, nên đã không bố trí đủ nhân tài vật lực cho công cuộc này.

Trước thảm cảnh vậy, tôi xin có vài ý kiến với tư cách là dược sĩ gửi đến các bạn tham vấn. Và trong điều kiện ở gần dân, hãy hướng dẫn họ tự chăm sóc bản thân, tự điều trị khi mà mọi bệnh viện đã hết chỗ. Rất có thể các bạn sẽ cứu được nhiều sinh mạng:

 

1, Với các ca F0 chưa có triệu chứng: Hãy cho họ uống thuốc bổ đa vitamin của rất nhiều hãng dược nội địa sản xuất, rất rẻ tiền mà tác dụng không kém gì những lọ thuốc đắt tiền tương tự của nước ngoài. Bổ sung thêm 1000mg vitaminC một ngày nữa. Dùng ngay dạng viên nén 500mg, chỉ khoảng 3000-4000 vnđ một vỉ 10 viên. Cùng với ăn uống đủ, giữ vệ sinh đúng, họ sẽ hết virus trong 7-10 ngày mà không cần tới bệnh viện.

 

2, Với những ca F0 có triệu chứng nhẹ : Cùng với thuốc bổ đa vitamin, khoáng chất và vitaminC, các bạn hãy cho họ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol nếu sốt, cho bromhexine nếu ho, cho họ sử dụng ngay kháng sinh chống bội nhiễm nếu bắt đầu đau họng, và đặc biệt hãy sử dụng Dexamethasone, một loại thuốc kháng viêm mạnh, đặc hiệu, rẻ tiền, dễ kiếm cho họ để chặn đứng cơn bão cytokine từ lúc nó manh nha.

 

- Về kháng sinh, nếu không có Azithromycine hay Augmentin đắt tiền, các bạn có thể sử dụng kháng sinh nhóm Quinolon là: Ciprofloxacine, Ofloxacine hay Lomefloxacin do các công ty trong nước sản xuất, hoàn toàn có thể thay thế tốt.

 

3, Để dự phòng tình trạng đông máu của bệnh nhân, nếu trong tay không có các loại thuốc đắt tiền như Rivaroxaban (biệt dược là Xarelto), Colopidogrel (biệt dược là Plavix), các bạn hãy sử dụng một loại thuốc chống đông máu cổ điển, tác dụng tốt, và rất dễ kiếm, rẻ tiền cứu sống bệnh nhân: Aspirine, mỗi ngày 1 viên. Viên Aspirine bao tan trong ruột, hàm lượng 100mg hiện nay giá trên thị trường chỉ chưa đến 1000vnđ/ 1 viên.

 

4, Khi sử dụng Dexamethasone và Aspirine sẽ dẫn đến kích thích dạ dày: hãy cho họ uống kèm một viên kháng acid dòng ức chế bơm proton là tốt nhất: Omeprazol, Lansoprazol...đều là các lựa chọn tốt, rẻ tiền, dễ kiếm.

 

5, Khi sốt, bệnh nhân sẽ bị mất nước và chất điện giải nên nếu truyền được dung dịch bổ sung ringerlactat thì tốt, nếu không chỉ cần các gói Oresol pha với nước nguội đúng hướng dẫn, cũng đã cải thiện được tình trạng của bệnh nhân rồi. Giá bán 1 gói bột Oresol pha 1 lít nước chỉ từ 2000-4000 vnđ/ 1 gói.

 

Thưa các bạn,

 

Chỉ cần các loại thuốc thông thường, rẻ tiền, dễ kiếm các bạn đã có thể cứu chữa được cho những bệnh nhân nghèo khó, bị bỏ quên trong đại dịch. Thực tế không hết bao nhiêu tiền. Nếu bệnh nhân khó khăn quá, hãy trợ giúp tối đa và lên mạng kêu gọi kinh phí hỗ trợ, bản thân tôi cũng sẵn sàng. Xin hãy suy nghĩ về những đề nghị của tôi. Một lần nữa, tôi lấy tư cách của một dược sĩ có mấy chục năm trong nghề hướng dẫn, tư vấn cách sử dụng thuốc mà nói rằng, những điều tôi đề nghị với các bạn trên là xuất phát từ lòng mong muốn tha thiết được cùng các bạn trợ giúp cho các bệnh nhân nghèo khó, cùng quẫn trong lúc này.

 

Xin đừng ai chỉ nghĩ đến lợi nhuận.

 

Xin đừng bỏ rơi người nghèo.

 

Ps: Ảnh có tính chất minh họa, các loại thuốc rẻ tiền, dễ kiếm và cũng rất tốt vẫn được tôi tư vấn cho mọi người sử dụng.

 

DSTRẦN THANH CẢNH 05.08.2021 (Tựa bài do Thụy My đặt)

 

 

 

No comments: