Tuesday, September 3, 2019

CÂU CHUYỆN MỘT THÀNH PHỐ (Lê Phan)




Lê Phan
September 1, 2019

Thành phố này là thành phố Cheltenham của Anh Quốc.

Cheltenham là một thành phố cổ kính bảo thủ nhưng lại bỏ phiếu ủng hộ ở lại Âu Châu. Cheltenham cũng là nơi có trụ sở của Cơ Quan GCHQ của Anh quốc, vốn cùng với MI5 và MI6 là những cơ quan chính của ngành tình báo Anh.

GCHQ phụ trách tình báo điện tử hay một cách đơn giản hơn là nghe và theo dõi lén mọi sự trên địa cầu này.

Các nhà vận động chống Brexit xuống đường tuần hành ở thành phố Cheltenham. (Hình: Getty Images)

Cheltenham có những tòa nhà sang trọng của thời Regency, có một hội chợ văn học nổi tiếng, và nằm ở một trong những vùng quê xinh đẹp nhất của nước Anh, vùng Cotswolds. Cheltenham dĩ nhiên không phải là một địa điểm cho đối đầu chính trị.

Nhưng hôm thứ Năm tuần rồi, một số người dân Cheltenham đã tụ tập bên ngoài văn phòng của ông Alex Chalk, dân biểu bảo thủ, để bày tỏ sự tức giận của họ đối với quyết định của ông Boris Johnson ngưng họp cho Quốc Hội, và qua đó rút ngắn lại số thời gian mà các Dân biểu có thể thông qua luật để chặn một Brexit không có điều đình.

Ở Luân Đôn, tờ The Sun gào thét “Những người ở lại tấn công văn phòng Dân biểu” dưới cái nhãn hiệu “Red rabble.” Trên thực tế, ngoài một vài người la ó, đa số đám đông lịch sự lắng nghe Dân biểu Chalk, một người cũng chủ trương ở lại với Âu Châu và chống lại việc ngưng họp cho quốc hội, đang tìm cách giải thích lập trường lắc léo của ông. Cái gọi là “Bọn gây rối” này trông như là một bữa picnic của một nhóm các nhà giáo.

Mặc dầu nay có một dân biểu Bảo Thủ, Cheltenham bỏ phiếu 57 chống, 43 ủng hộ, ở lại với Âu Châu trong cuộc trưng cầu dân ý và, cầm đầu bởi một nhóm áp lực ủng hộ Âu Châu, thành phố đã là nơi có nhiều cuộc biểu tình chống Brexit quan trọng. Mặc dầu thấy rõ là khó chịu, ông Chalk vẫn khăng khăng nói mình phải tuyên bố không từ chức.

Lý do, theo ông nghị viên thành phố Max Wilkinson, vốn đang có triển vọng là ứng cử viên Dân chủ Cấp tiến cho cái ghế của ông Chalk trong cuộc bầu cử tới, là vì ông Chalk là một người “có nguyên tắc dễ thay đổi.”

Ông Wilkinson chỉ trích ông Chalk “Lúc đầu ông ta là nghi ngờ Âu Châu. Rồi ông chuyển hướng trở thành ủng hộ ở lại với Âu Châu vì quận của ông đa số ủng hộ. Nay ông đứng trước cử tri để nói với mọi người là ông chống lại Brexit không có điều đình và ngưng họp của Quốc Hội, nhưng trong khi đó ông đã nhận là thư ký riêng cho ông Dominic Raab, vốn là người ủng hộ ồn ào nhất cho Brexit không có điều đình. Chả qua là ông chỉ lo cho tương lai của mình trước những gì mà ông bảo là những nguyên tắc của ông.”

Vấn đề với nguyên tắc là ai cũng nghĩ là nguyên tắc của mình là đúng. Rất ít khi cái vấn đề nguyên tắc lại cho chúng ta thấy rõ như là vụ Brexit. Với mỗi nhóm chính trị không chịu nhượng bộ vì những lập trường nguyên tắc, quốc hội mắc kẹt trong bế tắc. Trong khi cố gắng của ông Thủ trướng Boris Johnson để phá sự bế tắc đó qua những phương tiện mà như những luật sư của nhà tranh đấu Gina Miller đã ghi nhận trong bức thư gửi thủ tướng “đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của Hiến Pháp.”

Và dầu cho có nổi giận và nói đến đảo chánh hay nội chiến, như chuyên gia về hiến pháp Vernon Bogdanor giải thích, một kết quả không tránh được của bế tắc Quốc Hội là “Nếu đã bỏ phiếu cho Brexit và rồi bỏ phiếu chống lại thỏa thuận duy nhất mà Liên Hiệp Âu Châu nói là có thể có được, thì logic cho thấy chỉ có một cách đạt được Brexit đó là không có thỏa thuận.” Và ông cho là “thực sự sau ba năm, dân chúng chỉ chú ý đến xem liệu Brexit sẽ ra sao hơn là thủ tục.”

Mà thật vậy trên đường phố của Cheltenham có nhiều người không mấy chú ý đến việc Quốc hội bị ngưng họp.

Bà Susan Mackay bỏ phiếu ở lại với Âu châu nhưng nay chỉ mong sao Brexit xảy ra cho rồi. Trong khi ông Mark Wallace, một cựu quân nhân, thì chả thấy có vấn đề gì về “cho Quốc Hội nghỉ họp” cả. Ông bỏ phiếu Brexit và nay đang nóng lòng sao cho sớm có Brexit vì thuốc men mà ông thường dùng ngày càng khó tìm.

Khi được hỏi thế ông không sợ Brexit rồi còn khó có thuốc hơn nữa không thì ông dẫn lời những lãnh tụ Brexit bảo lúc đó tha hồ muốn mua đâu thì mua. Dĩ nhiên ông không tin nếu khi được chỉ cho là thuốc ông dùng thực sự đều đến từ Âu Châu và đến cựu Thủ Tướng Theresa May, vốn bị tiểu đường, cũng nói bà sẽ rất lo nếu Brexit không có điều đình vì sẽ có gián đoạn trong thương mại với Âu châu.

Bà Jan, một người ủng hộ cho đảng Lao Động, một thiểu số ở Cheltenham, vốn là một quận chuyền tay nhau giữa Bảo thủ và Dân chủ Tự do thì nói là “Nó thật là không thể chấp nhận được. Nó hoàn toàn thiếu phi dân chủ.”

Điều mà người ta thấy rõ là không mấy ai tỏ ra không chắc hay chưa quyết định. Ý kiến rõ ràng và đối nghịch.

Một ông bán hàng lẻ thì thầm “Có rất nhiều tranh chấp ở đây.” Mặc dầu là một kẻ Brexit nhưng lén lút, ông bảo “Tốt hơn hết là giữ im lặng nếu còn muốn có bạn.”

Dĩ nhiên Cheltenham là một phần của cái vùng đất bí hiểm gọi là Middle Britain, mới thoạt nhìn thì khó có thể nghĩ là họ không đồng điệu và đang muốn gây gổ chính trị.

Nhưng đã có một điều thay đổi ở Anh Quốc này. Một cảm tưởng lỏng lẻo của những giá trị chia sẻ -hay cả những nguyên tắc nữa- có vẻ đã biến mất. Và thật khó tưởng tượng được làm sao có thể lấy lại được. Cuộc trưng cầu dân ý không những chia rẽ đất nước, nó còn làm cho dung hòa và hiểu biết có vẻ là một chỉ dấu của thiếu sức mạnh.

Bên trong khuôn viên kín cổng cao tường của GCHQ, các nhân viên của cơ quan tình báo điện tử hàng đầu của thế giới, vốn đã nghe lén cả đến thủ tướng Đức và tổng thống Hoa Kỳ, không hiểu các chuyên gia này có đang nghe lén dân Anh không. Nếu họ có nghe thì hẳn họ chỉ nghe những tiếng nhiễu âm vì Anh Quốc bây giờ không còn đồng điệu nữa.

Ông Wilkinsson nói “Người ta muốn các chính trị gia đứng lên bênh vực cho lập trường của mình.”

Điều đó đúng. Nhưng ông Andrew White, một cảnh sát viên về hưu, thêm “Họ cũng muốn các chính trị gia ngồi xuống và lo việc cai trị đất nước.” Là một người bỏ phiếu cho đảng Dân chủ Tự Do vốn chủ trương ở lại với Âu Châu, ông công nhận là đằng sau hành động quá quắt của ông Johson có một suy nghĩ chiến thuật.

“Tôi hiểu đi giây. Tôi thấy trò chơi của ông ta. Nhưng tôi không thích ông ta. Tôi sẽ ủng hộ ông ta nếu ông ta cố gắng đạt được một thỏa thuận, nhưng khi chúng ta ra đi mà không có nó thì tôi sẽ thực sự nổi giận.” Ông ta sẽ không phải là người duy nhất.

Cũng không lâu nữa thôi thì mọi người sẽ biết hư thực ra sao. (Lê Phan)




No comments: